Đắc Chí
“Nhiều tù chính trị ở Việt Nam bị tra tấn và đối xử vô nhân đạo”. Đó là nhận định trong một báo cáo mới được công bố hôm 5/11 của cái gọi là “Dự án 88”.
RFA đưa tin, Phúc trình có tên “Nạn tra tấn và đối xử vô
nhân đối với tù chính trị tại Việt Nam năm 2018 - 2019” nêu rõ chi tiết những vụ
tra tấn và đối xử vô nhân đạo đối với những người bị giam giữ theo các điều luật
về an ninh quốc gia. Những trường hợp như tù nhân được nêu tên cụ thể trong báo
cáo gồm Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Văn Hóa…
Báo cáo “Dự án 88” xuyên tạc rằng, “Các tù chính trị thường
bị giam cách ly dài ngày trước khi đưa ra xét xử, bị từ chối đại diện pháp lý và
xét xử không công bằng, từ chối không cho được điều trị y tế đầy đủ, bị giam giữ
trong điều kiện khắc nghiệt trong nhà tù, bị từ chối không cho gia đình gặp mặt,
thậm chí bị chuyển trại mang tính trừng phạt, gây đớn đau thể xác và tâm lý, bị
biệt giam.”
Không những vậy, trong Báo cáo “Dự án 88” còn ngang nhiên
công bố số liệu mà họ tự thống kê, đó là: “số tù chính trị Việt Nam chịu nạn đến
mức tra tấn là 19 trường hợp trong hai năm 2018 và 2019”.
Từ những nhận định và số liệu vô căn cứ đó, “Dự án 88”
còn lớn tiếng kêu gọi “cộng đồng quốc tế và đặc biệt những quốc gia đang và có
thể trở thành đối tác chính trị và thương mại với chính phủ Hà Nội yêu cầu Việt
Nam phải có trách nhiệm thi hành những nghĩa vụ quốc tế mà họ đã ký kết”.
Để có một cái nhìn khách quan và thấy rõ bản chất vấn đề,
cần điểm qua về tổ chức xây dựng báo cáo
cũng như về những trường hợp được dẫn chứng được cho là “bị tra tấn và đối xử
vô nhân đạo trong trại giam” như Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Văn Hóa.
Ngay và luôn, cái gọi là “Dự án 88” thực chất chỉ là cánh
tay nối dài của VOICE, một tổ chức ngoại vi của tổ chức khủng bố Việt Tân và để
thấy rõ được bản chất của tổ chức này có thể điểm qua những đối tượng cầm đầu. Như
K. Uland (K. U-len) có vai trò "Giám đốc nghiên cứu của Dự án 88" -
tên gọi có thể khiến lầm tưởng đó là "dự án" của một tổ chức xã hội
dân sự quốc tế, nhưng đó chỉ là "giám đốc bù nhìn", che giấu thân phận
thật sự của mấy cá nhân còn lại trong tổ chức "ma" này. Hoặc trường hợp
Grace Bùi, Nguyễn Thị Hường, Nguyễn Quỳnh Thiên Trang, ngoài việc tham gia
"dự án 88", từ lâu Grace Bùi đã đứng đầu "dự án trợ giúp người
Thượng". Năm 2019, liên minh mờ ám giữa "dự án trợ giúp người Thượng"
và VOICE bắt đầu được nhắc đến khi nhóm này bị cáo buộc đã lợi dụng vấn đề người
Thượng định cư bất hợp pháp ở Thái-lan để chiếm dụng tiền từ thiện, và buôn người
sang Mỹ, Ca-na-đa. Hai thành viên Nguyễn Thị Hường, Nguyễn Quỳnh Thiên Trang
cũng không phải xa lạ, bởi họ là cộng tác viên thân quen của Trịnh Hữu Long -
người đứng đầu tổ chức có tên gọi là "tạp chí luật khoa", đồng thời
là luật sư nội bộ của VOICE tại Ma-ni-la (Phi-li-pin). Quan hệ giữa VOICE và
"dự án 88", "dự án trợ giúp người Thượng" càng được xác thực
hơn khi Nguyễn Thị Hường và Trịnh Hữu Long công khai đứng ra quyên tiền cho
Grace Bùi.”
Còn về những trường hợp được cho là “bị tra tấn và đối xử
vô nhân đạo trong trại giam” được nêu tra trong Báo cáo của “Dự án 88” đều là
những đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật và phải chịu các hình thức xử lý
theo quy định của pháp luật. Và như đã nói ở trên, hoàn toàn không có cái gọi
là “bị tra tấn và đối xử vô nhân đạo trong trại giam” như nhận định trong Báo
cáo của “Dự án 88”, bởi vì nó hoàn toàn mập mờ và thiếu căn cứ.
Trần Huỳnh Duy Thức, sinh năm 1966, ngụ tại quận Tân
Bình, TP.Hồ Chí Minh. Thức chính là kẻ cầm đầu lập ra tổ chức phản động có tên
gọi “Nhóm nghiên cứu Chấn”, lôi kéo 4 đối tượng khác thuộc Công ty Cổ phần “Một
kết nối” (do Thức thành lập và làm Tổng giám đốc) gồm Lê Thăng Long, Lê Thị Thu
Hà, Trần Thị Thu và Cù Thị Phương tham gia. Thông qua tổ chức phản động này, Trần
Huỳnh Duy Thức đề ra đường lối, kế hoạch hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân
dân. Với ảo tưởng cho rằng năm 2010 là năm “vong” và năm 2020 là năm “tận” của
Đảng Cộng sản Việt Nam, Thức đề ra phương thức hoạt động nhằm lật đổ chính trị
tại Việt Nam thông qua kế hoạch “Đoài đánh Đoài”, tức là sử dụng những người cộng
sản “đánh” cộng sản, từ đó, chia rẽ, phân hoá nội bộ trong Đảng Cộng sản Việt
Nam và Nhà nước CHXHCN Việt Nam.
Ngày 20/1/2010, TAND TP. HCM đã mở phiên tòa xét xử và
tuyên phạt Trần Huỳnh Duy Thức 16 năm tù về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính
quyền nhân dân” theo Điều 79 Bộ luật Hình sự năm 1999. Hiện Trần Huỳnh Duy Thức
đang chấp hành án tại Trại giam số 6 Nghệ An.
Nguyễn Văn Hóa sinh năm 1995, trú tại xã Kỳ Khang, huyện
Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Nguyễn Văn Hóa bị bắt vào ngày 11/1/2017, sau đó bị
Tòa án tuyên phạt 7 năm tù giam về tội
“Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Theo cáo trạng: “từ năm 2013, Nguyễn Văn Hóa đã lập trang
Facebook “Nguyễn Văn Hóa (Maria Luygonjaga) để chia sẻ, phát tán các bài viết,
video, hình ảnh có nội dung kích động, xuyên tạc sự thật, tuyên truyền các luận
điệu phản động, trái với đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước.
Mục đích nhằm kích động người dân tụ tập biểu tình sau sự
cố môi trường biển và tình hình lũ lụt trên địa bàn Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng
Bình.
Từ năm 2014 đến tháng 1/2015, Nguyễn Văn Hóa đã sử dụng
blog “Luoishoa” để đăng tải, phát tán các tài liệu có nội dung tuyên truyền,
xuyên tạc, phỉ báng chính quyền, phao tin, bịa đặt gây hoang mang trong quần
chúng.
Nội dung các tài liệu này Nguyễn Văn Hóa copy, phát tán lại
các bài viết của đối tượng thù địch khác; một số hình ảnh, tài liệu, video do đối
tượng tự viết, tự quay phim, chụp ảnh hoặc biên tập lại với bút danh “Con kiến
con” và gửi ra cho các báo, đài nước ngoài để tiếp tục phát tán.”
Rõ ràng, “Dự án 88” đã núp bóng nhân quyền đưa ra những
luận điệu xuyên tạc, thiếu khách quan và định kiến, thù địch về Việt Nam. Việc
đưa ra những thông tin sai sự thật trong Phúc trình có tên “Nạn tra tấn và đối
xử vô nhân đối với tù chính trị tại Việt Nam năm 2018 - 2019”, “Dự án 88” không
chỉ phản ánh sai lệch, thiếu chính xác, bôi nhọ bức tranh nhân quyền ở Việt Nam
mà còn ngang nhiên lợi dụng vấn đề nhân quyền để can thiệp vào công việc nội bộ
của Việt Nam./.
Đám dự án 88 kia đưa ra rất nhiều nhận định vu khống cho chế độ sinh hoạt trong nhà tù tại Việt Nam nhưng lại không dẫn chứng được một hình ảnh nào, liệu có bao nhiêu người tin chúng, trong khi tù nhân mang tính chính trị nào đưa ra xét xử cũng trắng béo nõn nà như heo sữa.
Trả lờiXóaRõ ràng, “Dự án 88” đã núp bóng nhân quyền đưa ra những luận điệu xuyên tạc, thiếu khách quan và định kiến, thù địch về Việt Nam.
Trả lờiXóaNên chúng ta phải thật sự cảnh giác trước những luận điệu tuyên truyền của chúng, những thông tin đưa ra chưa hề được kiểm chứng, làm cho người nghe xuôi tai nhưng hàm lượng sự thật lại rất ít
Xóa“Nhiều tù chính trị ở Việt Nam bị tra tấn và đối xử vô nhân đạo”, chúng nói xong và không để lại bất cứ một bằng chứng nào, trong khi các thành viên của dự án 88 này chắc gì đã ở tại Việt Nam, chúng tự cho mình cái quyền nói gì cũng đúng, trong khi anh em mình biết tù chính trị ở Việt Nam sướng như nào rồi ý.
Trả lờiXóaNhững trường hợp được cho là “bị tra tấn và đối xử vô nhân đạo trong trại giam” được nêu tra trong Báo cáo của “Dự án 88” đều là những đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật và phải chịu các hình thức xử lý theo quy định của pháp luật. Và như đã nói ở trên, hoàn toàn không có cái gọi là “bị tra tấn và đối xử vô nhân đạo trong trại giam”
Trả lờiXóaCác đối tượng chỉ bị bắt giam và xử lý theo đúng quy định của pháp luật về những tội danh mà chúng đã thực hiện ngoài ra không hề có sự tra tấn về thể xác hay tinh thần như dự án 88 đã đưa tin, tất cả quan điểm của chúng đều mang đậm tính chủ quan và vô căn cứ.
Trả lờiXóaRõ ràng, “Dự án 88” đã núp bóng nhân quyền đưa ra những luận điệu xuyên tạc, thiếu khách quan và định kiến, thù địch về Việt Nam.
Trả lờiXóaĐấy cũng là mục đích của những thế lực đứng sau, định hướng và chu cấp tiền cho cái gọi là dự án 88 kia, không một kẻ nào rảnh rỗi lại đi thành lập tổ chức để làm chuyện bao đồng gọi là dân chủ nhân quyền trong khi chính quyền của chúng ta thừa sức làm được chuyện này rồi.
Xóa