THÔNG TIN

Bài viết
Bình luận

ONLINE

Free Global Counter

TRUY CẬP

ALEXA

01 tháng 11 2020

NHẬN DIỆN ÂM MƯU KÍCH ĐỘNG CHỐNG ĐỐI CHẾ ĐỘ CỦA LINH MỤC NGUYỄN NGỌC NAM PHONG NHÂN CHUYỆN LŨ LỤT

by An Chiến  |  at  1.11.20

Vẫn với thứ giọng điệu cũ và không mấy thiện cảm với nhà nước, mới đây Linh mục DCCT Việt Nam Nguyễn Ngọc Nam Phong tiếp tục có những lời lẽ đầy hằn học, kích động chống đối và đối kháng với nhà nước chế độ! 

Ông ta viết: "BÁC ÁI CHÍNH TRỊ.

Chính trị thường bị chê bai, nhưng đó là ơn gọi của người Kitô hữu và là hành vi bác ái cao cả nhất.

Tại sao chính trị lại là hành vi bác ái?

Kính mời lắng nghe video dưới đây để cùng nhau dấn thân cho một xã hội mới công bằng, huynh đệ, không còn phải chứng kiến cảnh lụt lội, cứu trợ triền miên". 

Trước khi đi đến phân tích, nhận diện rõ hơn những mưu đồ ẩn sau thuật ngữ "Bác ái chính trị" được đề cập, chỉ xin được nói rõ về thủ đoạn đánh tráo khái niệm để thiết lập thuật ngữ này của Linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong! 
 
Theo đó, vẫn không khác là mấy so với đám cực đoan, chống đối, các nhà dân chủ hôi của, kiếm ăn bằng nghề chống phá trong những ngày vừa qua, vị Linh mục DCCT này đã không quên nhắc đến "cảnh lụt lội, cứu trợ triền miên" ở mệnh đề sau cùng trong đoạn Stt ngắn của mình! 

Với sự gợi nhắc trên, dù không nhiều nhưng vấn đề đó đã trả thành tính nguyên cớ để ông ta nêu vấn đề và kêu gọi người Công giáo "dấn thân chính trị", bởi bản thân những cảnh tượng thương tâm, đau lòng trong đợt lũ lụt vừa qua tại các tỉnh Miền Trung vốn dĩ là vấn đề bác ái xã hội... Và vì để thực thi vấn đề bác ái thì chuyện dấn thân chính trị, thậm chí làm chính trị là điều tất yếu. Thuật ngữ "bác ái chính trị" mà vì thế cũng được ra đời và ít nhiều được công nhận!

Và với cách tạo mối liên hệ như thế Linh mục này đã tạo ra một sợi dây gắn kết giữa hai vấn đề mà như nhiều trang, học giả khẳng định có rất ít điểm chung để cùng tồn tại trong cùng một thuật ngữ. 

Nhận diện vấn đề này, có thể nói đấy là trò hề được Linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong lợi dụng để thiết lập. Bởi lẽ: 

- Bản thân Giáo hội Công giáo nói chung, người Công giáo nói chung là thực thể của tôn giáo thuần nhất, không có tính chính trị nào trong đó. Và trên thực tế, những biến cố của các tôn giáo nói chung đã cho thấy: Hễ khi nào Giáo hội các tôn giáo dính vào chính trị, làm chính trị thì khi đó Giáo hội đó mất đi nét riêng, đặc trưng, bị thế tục hoá và đương nhiên chịu những cái kết không mấy hay ho. 

Từ vấn đề này có thể thấy, tôn giáo và chính trị có rất ít điểm chung, thậm chí có xu hướng đối kháng với nhau. Lẽ vì thế để duy trì trạng thái ổn định, phát triển trong ôn hoà của mình, nhiều tôn giáo đã chọn lựa con đường tránh xa chính trị; không tự xem hoặc biến mình thành một thể chế chính trị dù đặc biệt, biến tướng đi chăng nữa! Phần đa chỉ xem mình là một thành phần thuộc xã hội, chịu sự chi phối, quản lý của nhà nước, thể chế chính trị... 

Nói như thế cũng đủ thấy, dù với mục đích tốt đẹp đi chăng nữa, thì bất luận thế nào việc thúc đẩy, cổ vũ cho việc tôn giáo làm chính trị đều thiếu tính thuyết phục! 

- Tham gia từ thiện bác ái như việc nhiều Giáo xứ, giáo họ, tổ chức tôn giáo của đạo Công giáo hướng về, chung tay với người dân miền Trung là điều đáng được ghi nhận, khuyến khích, và ngợi ca. Tuy nhiên, giữa việc nói rằng để "không còn phải chứng kiến cảnh lụt lội, cứu trợ triền miên" mà dấn thân làm chính trị là hai lẽ hoàn toàn khác nhau và có phần ngộ nhận hết sức nguy hiểm! 

Bản thân từ thiện nhân đạo là hành vi góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội trên nền tảng hiện tại, là hành vi góp phần chứ không phải là để thay thế, để loại bỏ lẫn nhau. Trong khi đó nên biết và nên nhớ rằng, thiên tai là điều không ai muốn, là vấn nạn của toàn cầu và không riêng gì Việt Nam. Nó hoàn toàn không phải là sản phẩm của chế độ hay nói ngược lại, chế độ không phải là nguyên nhân của những đợt thiên tai vừa qua! 

Đó là chưa nói, trên thực tế chúng ta đã ứng phó rất tốt đối với vấn nạn này, dù đâu đó vẫn đang có những thực tế đáng tiếc, đáng lên án. 

Vậy thì lẽ làm sao phải làm chính trị thực chất là thay đổi chế độ để "không còn phải chứng kiến cảnh lụt lội, cứu trợ triền miên". Đó là vấn đề có tính giả luận mà Linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong đã cố tình tạo ra trên nền tảng những suy nghĩ có phần quái đản, điên loạn của chính mình vậy!

Và như trang Người Công giáo đã nhận diện rất đúng khi viết: "Bác ái chính trị có thể hiểu là một sự gán ghép giữa hai thuật ngữ. Người đứng ra gán ghép đang cố tình lấy tính mục đích để nói, luận giải về vấn đề. Trong khi ai cũng biết, điều quan trọng nhất là hành vi của "bác ái chính trị" như thế nào thì không ai nói. Mặc dù ai cũng biết, đó thực chất là mưu đồ thay đổi thể chế , chế độ xã hội này, sang thể chế, xã hội kia, hay nói cách khác, thực chất là hoạt động lật đổ một nhà nước, chế độ dưới những mục đích có phần nhân đạo, có phần hướng thiện!". 

Thế mới biết, trong khó khăn chung của dân tộc, trong khi người người, nhà nhà chung tay thì vẫn còn đó những kẻ rảnh rỗi, thảnh thơi đến độ gõ bàn phím để tạo việc thị phi. Đấy là điều mà nên chăng để Giáo hội Công giáo tránh những thị phi không hay thì Giáo hội Công giáo Việt Nam mà trực tiếp là DCCT Việt Nam nên có những cách thức để giáo dục, uốn nắn vị Linh mục chuyên trò chống phá, kích động này! 

An Chiến

6 nhận xét:

  1. Chuyện "dấn thân" sâu vào chính trị không liên quan gì đến tình hình lũ lụt tại các tỉnh miền Trung trong thời gian vừa qua, vì thực sự khi xảy ra sự việc Phong và các người tín đồ theo hắn có làm được gì cho người dân đâu, chuyện nhỏ không làm được thì chả ai tin tưởng để giao trọng trách chính trị cho chúng cả, có tiến cử mình thì cũng chả ai ủng hộ

    Trả lờiXóa
  2. Linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong là một sự hổ thệ trong cộng đồng các chức sắc Công giáo tại Việt Nam, chiếc áo thầy tu đã bị hắn vấy bẩn vì đồng tiền không biết bao nhiêu lần, đến mức bị bề trên luân chuyển để cảnh cáo về hành vi của mình hắn vẫn không biết hối cải, ngược lại còn ra sức chống đối.

    Trả lờiXóa
  3. Không biết mọi người như nào chứ tôi chỉ cần thấy cái mẹt của tên linh mục hổ mang này là đã thấy ghét rồi, kiểu như tâm sinh tướng ấy, để một người như này dẫn dắt con chiên quả là một hiểm họa, mới biết tại sao phải luân chuyển tên này khỏi giáo xứ thái hà

    Trả lờiXóa
  4. Cho ai có tí uy tín lên nói người dân họ còn nhẹ dạ mà nghe chứ một tên linh mục hết thời, bị vạch trần hết thủ đoạn như nguyễn ngọc nam phong lên sóng thì ai thèm tin cơ chứ, người dân họ đã quá chán ngán với tên này từ khi hắn đang ở Thái Hà rồi, tên linh mục này ngày càng lấn tới, điên cuồng công khai chống chế độ mình không từ thủ đoạn nào.

    Trả lờiXóa
  5. Đất nước đang yên ổn người nào đang làm tốt nhiệm vụ của người đấy, tự dưng kêu người dân đi dấn thân chính trị chắc chắn là họ không nghe đâu, số mà nghe lời hắn chỉ là người có mục đích từ trước, lấy lý do để kiếm cớ làm hỗn loạn chính trị xã hội ở nước ta

    Trả lờiXóa
  6. Điều quan trọng nhất là hành vi của "bác ái chính trị" như thế nào thì không ai nói. Mặc dù ai cũng biết, đó thực chất là mưu đồ thay đổi thể chế , chế độ xã hội này, sang thể chế, xã hội kia, hay nói cách khác, thực chất là hoạt động lật đổ một nhà nước, chế độ dưới những mục đích có phần nhân đạo, có phần hướng thiện.

    Trả lờiXóa

Proudly Powered by Blogger.