Bẵng đi một thời gian khá lâu, khi mà dư luận đã sắp sửa quên đi những tình tiết trong phiên toà xét xử vụ án Giết người, Chống người thi hành công vụ diễn ra tại Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội thì đám dân biểu EU, một số nước như Canada, Úc Châu... và một số tổ chức nhân quyền đã cố tình xới xáo sự việc thông qua lá thư phản đối đề ngày 8/10/2020 gửi thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Lá thư cũng được cho là đã có chữ ký của 114 chính trị gia và đại diện các tổ chức nhân quyền và dân sự đồng ký tên. Trong đó, tin từ một số nhà đài như BBC, VOA cho biết: "Có hơn 30 dân biểu nghị viện Quốc hội Châu Âu, Quốc hội Canada và Úc Châu, nhà bà Marina Arena, dân biểu Nghị viện Châu Âu, chủ tịch ủy ban nhân quyền nghị viện châu Âu; ông Martin Patzelt, Dân biểu Quốc hội Đức và ông Francoi LongChamp, cựu thành viên hội đồng quốc gia Geneva, Thụy Sĩ…".
Với một danh sách có phần độ sộ, đa dạng, đến từ nhiều nước thì dù không nói ra nhưng nhiều người đã nghĩ rằng, nội dung phản ánh nó phải hoành tráng, mang tính chiều sâu và chính điều đó nên Chính phủ Việt Nam, các cơ quan liên quan sẽ phải đặc biệt chú ý tới lá thư này! Song, sự kỳ vọng đó có vẻ như chỉ là suy đoán. Bởi thực tế, nội dung bức thư vẫn chỉ nhại lại những điều mà đám dân chủ Việt, kể cả số lưu vong đã nói trước đó, trước, trong và sau khi phiên toà diễn ra.
Đó là cho rằng, đã có những vi phạm tố tụng nghiêm trọng trong xét xử; đồng thời khẳng định những người trong vụ án đã bị tuyên án sai, không đến mức độ phải nhận án tử hình và đi đến kết luận: Đó là một phiên tòa diễn ra bất công.
Cho biết cụ thể hơn về điều này, RFA thông tin: "Trong lá thư, các vị ký tên cho rằng, trong phiên xử Đồng Tâm, quyền hạn của các bị cáo, bao gồm luôn cả quyền hạn và đặc quyền của luật sư bào chữa, đã không được tôn trọng theo Điều 14 của Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam đã ký kết vào năm 1982.
Tòa án Nhân dân Hà Nội hôm ngày 7-14 tháng 9 đã xét xử sơ thẩm 29 người dân thuộc xã Đồng Tâm trong vụ lực lượng cảnh sát tấn công dân vào làng hôm ngày 9 tháng Một năm nay. Hai bị cáo, ông Lê Đình Công và ông Lê Đình Chức đã nhận 2 bản án tử hình vì bị cáo buộc đã đổ xăng đốt cháy 3 công an.
Tuy nhiên những chính trị gia và đại diện các tổ chức cho rằng nói có nhiều điều sai quy tắc xảy ra trong phiên xử, và họ kêu gọi Thủ tướng Việt Nam tôn trọng quyền hạn của các bị cáo trước, trong, và sau khi việc kháng án diễn ra. Lý do mà họ nêu ra là “kết án con người tội tử hình trong những điều kiện thế này là điều không chấp nhận được”.
Một thứ quy luật có tính bất biến, đó là khi đưa ra những mệnh đề có tính khẳng định, kết luận đó yêu cầu đặt ra là phải đưa ra những căn cứ có tính xác đáng. Tuy nhiên, qua theo dõi lá thư không mảy may quan tâm tới vấn đề này.
Những vấn đề được đề cập tới chỉ có tính giả thuyết, không có căn cứ chứng minh và dễ rơi vào suy đoán viển vông!
Bản thân những nhà đài như RFA, VOA, BBC... để làm cho lá thư có tính vấn đề, thuyết phục hơn đã chủ động liên hệ, lấy ý kiến từ đám Luật sư dân chủ trong nước (chủ yếu là số tham gia bào chữa cho vụ án Đồng Tâm như Ls Đặng Đình Mạnh...), số lưu vong bên ngoài (như Nguyễn Văn Đài hiện đang lưu vong tại Đức...) hòng giải quyết vấn đề căn cứ cho những lập luận được nói đến (trong lá thư).
Đám này nhận thức được vấn đề nên cũng đã có những động thái ăn theo, tung hứng hết sức ăn ý, cụ thể:
- "Luật sư Đặng Đình Mạnh, một trong những luật sư được gia đình bị cáo vụ án Đồng Tâm mời bào chữa, nhận định về sự lên tiếng của giới chính trị gia và giới hoạt động ngoại quốc: “Tôi nghĩ rằng trong sinh hoạt pháp đình hiện nay của Việt Nam, mặc dù luật quy định rằng tòa án xét xử độc lập, chỉ tuân theo luật pháp, nhưng theo dõi và đồng thời là một phần trong quá trình xét xử tại Việt Nam, chúng tôi hiểu rằng những người giữ cương vị chính trị ví dụ như Thủ tướng, hoặc thậm chí là Chủ tịch nước, hoặc Tổng bí thư, v.v., đều có những tiếng nói trọng lượng nhất định đối với những vụ án. Nếu như có sự tác động của cộng đồng quốc tế đối với những người này, tôi nghĩ cũng sẽ giúp có sự thay đổi về phương hướng xét xử một vụ án, cụ thể trong trường hợp này chúng ta đang nói đến vụ án Đồng Tâm”.
- "Luật sư Nguyễn Văn Đài qua status trên trang Facebook của ông đăng ngày 1 tháng 11 cho biết người thân của ông Lê Đình Công, người bị tuyên án tử hình, quan ngại liệu ông có đang tuyệt thực trong trại giam hay không, vì không thấy ông dùng khoản tiền lưu ký gia đình gửi hàng tháng.
Luật sư Đài, không phải là luật sư đại diện bị cáo trong vụ việc Đồng Tâm, nhận định rằng: “Sau khi ông Lê Đình Công chống án kêu oan không đúng với ý của Bộ Công An là chỉ được chống án xin ân giảm hình phạt thì Bộ Công An yêu cầu trại tạm giam không cho ông Lê Đình Công mua thực phẩm ở căng tin”.
Thế nhưng, những ý kiến bên lề đó không làm cho vấn đề sáng tỏ hơn, mà cơ hồ nó chỉ có tác dụng chỉ cho dư luận thấy được mối quan hệ mật thiết giữa đám này với số dân biểu hiếu chiến, bất chấp lí lẽ của EU và một số nước khác. Và rằng, họ quan tâm tới phiên toà Đồng Tâm không phải vì họ yêu mến công lý, sự thật mà đơn giản đó là cái cớ để họ ngoại công - nội kích, gây sức ép với nhà nước VN mà trực tiếp là Thủ tướng Chính phủ...
Như thế, vấn đề mấu chốt vẫn tiếp tục bị lãng quên. Và với số lượng đông đảo các cá nhân ký tên cùng sự hợp sức của đám dân chủ người Việt trong nước, lưu vong nhiều người đã nghĩ rằng, lá thư sẽ tạo ra điều gì đó khác biệt. Song, họ (những người ra sức cổ suý cho lá thư) đã quên mất rằng, trong bối cảnh hiện nay, khi thông tin có tính toàn cầu thì việc gây sức ép với một ai đó, kể cả chính phủ một quốc gia thì điều kiện cần và đủ phải là thông tin/vấn đề được nói ra phải đứng trên nền sự thật. Mất nó, những vấn đề được chuyển tải sẽ sớm bị nhận diện và đương nhiên những chủ thể liên quan sẽ có quyền khước từ những đề nghị thiếu căn cứ, hằn học đó.
An Chiến
Bản chất sự việc được xét xử đúng quy trình của luật tố tụng hình sự Việt Nam không hè có dấu hiệu của việc xử lý chủ quan, đám người ở châu Âu kia lấy lý do gì để phản đối, vo cớ can thiệp công việc nội bộ của một quốc gia như vậy chỉ chứng tỏ họ là những người không biết điều, không đáng để chúng ta tôn trọng.
Trả lờiXóaVề các đối tượng gây ra sự việc tại đồng tâm thì tòa đã tuyên án sơ thẩm, kết luận đúng người đúng tội với đầy đủ bằng chứng rõ ràng, điều này là không thể chối cãi, muốn chúng được nhẹ tội thì tốt nhất đám ngoại bang đừng can thiệp mà để thự họ thành khẩn, tức khắc sẽ được hưởng khoan hồng
Trả lờiXóaSau bầu cử mỹ có vẻ như một số kẻ đánh dự đoán được biden sẽ quan tâm lại các vấn đề dân chủ nhân quyền tại các quốc gia bị trump bỏ quên, nên đã nhanh chân đi trước một bước, tìm cách khơi lại các vấn đề liên quan tại nước mình để chuyện bị cho cuộc chiến tiếp theo, cơ quan chức năng phải hết sức cẩn thận
Trả lờiXóaHơi khó hiểu một điều rằng các vị kia đang bơ đi việc các bị can lên tiếng nhận tội để phản ứng về phiên tòa ở đồng tâm, rõ ràng họ đang tỏ ra rất vô lý trong sự việc này, sự can dự nào cũng nên có giới hạn.
Trả lờiXóaNhìn vào số lượng chữ ký thì nhiều và đều từ những người có vị thế thật nhưng thật sự có phải tất cả những người ký đó đều hiểu rõ ngọn ngành câu chuyện tại Đồng tâm không hay chỉ ký vì phong trào, mưu đồ của thế lực đằng sau, vì nể nhau,...
Trả lờiXóa