THÔNG TIN

Bài viết
Bình luận

ONLINE

Free Global Counter

TRUY CẬP

ALEXA

17 tháng 12 2020

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CỦA RSF: VẪN LÀ NHỮNG NHẬN XÉT SAI LỆCH, THIẾU KHÁCH QUAN

by Đắc Chí  |  at  17.12.20

Đắc Chí

Tổ chức phóng viên không biên giới (RSF) vừa công bố "thống kê thường niên", trong đó có những luận điệu sai trái về tình hình tự do báo chí ở Việt Nam. Thêm một lần nữa, tổ chức này lại tiếp tục có các hành vi vu cáo và xuyên tạc về tự do báo chí ở Việt Nam.

Thống kê thường niên của RSF đưa ra hôm 14/12 cho rằng, “Việt Nam đứng thứ 4 trong số các nước bỏ tù nhà báo nhiều nhất trên thế giới”. RSF dẫn số liệu: “Tại Việt Nam, nơi có 7 nhà báo chuyên nghiệp và 21 bloggers đang bị giam cầm, các giới chức đã tiến hành một làn sóng bắt giữ mới vào tháng 5 và tháng 6, nhiều khả năng là vì lý do Đại hội Đảng Cộng sản sắp diễn ra vào tháng 1/2021”.

Như thường lệ, sau khi RSF công bố thống kê thường niên một số đài báo nước ngoài có “thâm niên” chống Việt Nam, các nhà “dân chủ” cũng “tát nước theo mưa” bằng việc đưa ra những thông tin xuyên tạc, thiếu khách quan về tình hình tự do báo chí ở Việt Nam.


Bài viết trên VOA (Ảnh chụp màn hình)

Phải khẳng định rõ là Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận của mọi công dân. Thực tế cho thấy Việt Nam đang thực hiện nghiêm túc các cam kết của. Về mặt pháp lý, quyền tự do ngôn luận nói chung và tự do báo chí nói riêng được đặc biệt quan tâm và được quy định cụ thể trong nhiều văn bản pháp luật liên quan, cụ thể: Tại Điều 25, Hiến pháp quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Hay tại Luật Báo chí cũng đã có hẳn một chương với 4 điều (từ Điều 10 đến Điều 13, Chương II) quy định về quyền tự do báo chí và quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân.

Hiện nay, Việt Nam phát triển đầy đủ các loại hình báo chí từ báo in, báo nói, báo truyền hình, báo điện tử. Cùng với các hãng thông tấn báo chí trong nước, các hãng truyền thông báo chí nước ngoài cũng đang hoạt động tích cưc tại Việt Nam. Với sự phát triển nhanh chóng của Internet, mạng xã hội, các hoạt động báo chí ngày càng trở nên đa dạng. Thông qua báo chí, người dân được nói lên tiếng nói, nguyện vọng của bản thân mình, đồng thời thực hiện quyền lực chính trị của bản thân.

Và cũng như các quốc gia khác, để giữ gìn kỷ cương và bảo đảm sự ổn định để phát triển, Nhà nước Việt Nam không cho phép lợi dụng những quyền này để tuyên truyền, kích động lật đổ chính quyền, phá hoại khối đoàn kết dân tộc. Những “nhà báo”, “blogger” mà RSF cho rằng đang bị “giam cầm” và lên tiếng “ bảo vệ” như Phạm Đoan Trang, Trần Đức Thạch, Nguyễn Tường Thụy… thực chất là những blogger vi phạm chính sách, pháp luật Việt Nam.

Thêm nữa, cái cách mà RSF lâu nay vẫn thực hiện để có được những cái được gọi là “ phúc trình”, “thống kê thường niên”, đã cho thấy họ đã phớt lờ các thông tin và số liệu chính thống về vấn đề tự do báo chí ở Việt Nam. RSF đã không hề tổ chức nghiên cứu, khảo sát thực tế tại Việt Nam, mà chỉ cóp nhặt tin tức một chiều, phiến diện, thậm chí bị bóp méo từ một số website, blog của các thế lực thù địch chống phá, rồi phỏng vấn một số nhân vật vốn có định kiến cố hữu và cái nhìn thiếu thiện chí đối với Việt Nam, từ đó đưa ra cái gọi là “phúc trình thường niên”. Với cách làm phi khoa học và cực kỳ phiến diện như vậy, rõ ràng các “báo cáo” mà RSF đưa ra là hoàn toàn không khách quan, mang nặng tính suy diễn, quy kết./.

7 nhận xét:

  1. Phải khẳng định rõ là Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận của mọi công dân.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không xâm phạm đến bất kỳ quyền nào của con người, trừ phi họ lợi dụng quyền tự do đố để hoạt động phạm pháp thì nhà nước bắt buộc phải xử lý để đảm an toàn, ổn định cho đất nước, xã hội

      Xóa
  2. cái cách mà RSF lâu nay vẫn thực hiện để có được những cái được gọi là “ phúc trình”, “thống kê thường niên”, đã cho thấy họ đã phớt lờ các thông tin và số liệu chính thống về vấn đề tự do báo chí ở Việt Nam.

    Trả lờiXóa
  3. “Việt Nam đứng thứ 4 trong số các nước bỏ tù nhà báo nhiều nhất trên thế giới” bỏ tù nhiều nhưng là bỏ tù chính đáng, theo đúng quy định của pháp luật chứ có phải thích là làm đâu, nước mình đội ngũ báo chí chưa sạch sẽ thì phải dọn, không thể vì con số mà chùn chân được

    Trả lờiXóa
  4. diễn ra sau thì bảo là nhân sự mới mạnh tay trấn áp mà bắt trước khi đại hội thì bảo là để chuẩn bị cho đại hội, đường nào cũng nói được, trong khi cơ quan chức năng của phía mình làm rõ là khách quan, đúng thời điểm.

    Trả lờiXóa
  5. Việt Nam luôn đảm bảo quyền tự do ngôn luận vào báo chí cho tất cả cá nhân tổ chức có liên quan đến với điều kiện phải hoạt động trong khuôn khổ cho phép, các hoạt động lợi dụng quyền tự do bắt buộc phải xử lý thật nghiêm để đảm bảo trật tự, ổn định trong xã hội

    Trả lờiXóa

Proudly Powered by Blogger.