THÔNG TIN

Bài viết
Bình luận

ONLINE

Free Global Counter

TRUY CẬP

ALEXA

03 tháng 12 2020

LẠI KIỂU BÁO CÁO QUY CHỤP, ĐÁNH LẬN BẢN CHẤT CỦA ÂN XÁ QUỐC TẾ

by Đắc Chí  |  at  3.12.20

Đắc Chí

Cách đây không lâu, Ân Xá Quốc tế - tự xưng là “tổ chức phi chính phủ chuyên theo dõi vấn đề nhân quyền” đã đưa ra bản báo cáo dài 78 trang với tiêu đề “Hãy để chúng tôi thở” trình bày về tình trạng được cho là “bắt tay kiểm duyệt ngày càng khắt khe của chính phủ Việt Nam cùng với các mạng xã hội lớn như Facebook và Google”.

Thông tin từ Đài châu Á tự do (RFA) cho rằng, báo cáo “dựa trên hàng chục cuộc phỏng vấn với các nhà hoạt động và bảo vệ nhân quyền trong và ngoài Việt Nam, bao gồm các cựu tù nhân lương tâm, luật sư, nhà báo và nhà văn, ngoài thông tin do Facebook và Google cung cấp”.

Báo cáo của Ân Xá Quốc tế quy kết rằng, Facebook và Google “đang tự cho phép mình trở thành công cụ kiểm duyệt và quấy rối người dân của chính quyền Việt Nam, trong một dấu hiệu đáng báo động về việc các công ty này có thể ngày càng hoạt động ở các quốc gia hà khắc”.

Chưa dừng lại, Báo cáo của Ân Xá Quốc tế còn dẫn ra số liệu vu cáo rằng, Việt Nam hiện “đang giam giữ 170 tù nhân lương tâm, trong đó 69 tù nhân lương tâm chỉ vì hoạt động truyền thông xã hội của họ”. Theo đánh giá của Ân Xá Quốc tế đây là “một con số gia tăng đáng kể so với con số ước tính năm 2018”?!


Bài viết trên RFA (Ảnh chụp màn hình)

Thực ra, đây là những luận xuyên tạc cũ rích, kiểu báo cáo quy chụp, đánh lận bản chất thường thấy của Ân Xá Quốc tế.

Thực tiễn chứng minh rằng, tại Việt Nam người dân có thể tự do chia sẻ, bày tỏ thông tin, quan điểm cá nhân thông qua internet, nhất là qua các trang web, mạng xã hội như Facebook và Google: có hơn 64 triệu người Việt Nam đang dùng Internet chiếm 66% dân số; có 62 triệu người dùng sử dụng mạng xã hội (Facebook, Twitter, Zalo…), mỗi người sử dụng Internet ở Việt Nam dành trung bình hơn 6 giờ mỗi ngày để tham gia các hoạt động liên quan tới mạng Internet; 94% là tỷ lệ người dùng Internet ở Việt Nam sử dụng Internet hàng ngày. … Tất cả những điều đó cho thấy đảm bảo tự do Internet luôn là quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước và được đảm bảo thực hiện trong đời sống xã hội của nước ta.

Thực tiễn ở nhiều quốc gia cho thấy, việc thực hiện quyền tự do Internet luôn được đặt trong khuôn khổ pháp luật. Điển hình như: Ở Mỹ, Quốc hội nước này đã ban hành nhiều văn bản luật nhằm xử lý, ngăn chặn việc lợi dụng internet, mạng xã hội để khủng bố, kích động bạo lực, khiêu dâm trẻ em hay là vi phạm sở hữu trí tuệ. Hay như ở Châu Âu, Ủy ban châu Âu (EU) đã ban hành luật về bảo vệ sự riêng tư toàn cầu nhằm hạn chế hoạt động của Internet, mạng xã hội vi phạm quyền riêng tư của công dân của các nước thành viên. Năm 2017, EU cũng đã yêu cầu Facebook, Google, Twitter phải điều chỉnh ngay các điều khoản sử dụng dịch vụ, truy quét thông tin xấu, gồm cả tin xuyên tạc, sai sự thật, nếu không sẽ phải chịu chế tài xử lý nghiêm khắc.

Nhằm đảm bảo an ninh mạng, phòng ngừa, ngăn chặn các hoạt động lợi dụng mạng xã hội, Internet để vi phạm pháp luật Việt Nam, trong thời gian qua, Nhà nước Việt Nam đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó, đã ban hành nhiều văn bản pháp luật như: Luật An ninh mạng năm 2018, Luật Công nghệ thông tin, Luật an toàn thông tin mạng; Nghị định số 27/2018/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng, bổ sung điều kiện về quản lý nội dung các trang thông tin điện tử, mạng xã hội...

Ngoài việc ban hành các văn bản pháp luật, các cơ quan chức năng của Việt Nam còn tăng cường mở rộng hợp tác với các quốc gia, các tổ chức quốc tế có trình độ phát triển cao về an ninh mạng để học tập, tiếp thu công nghệ, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; đẩy mạnh đầu tư hạ tầng kỹ thuật, công nghệ… Đáng chú ý, đã yêu cầu các tập đoàn truyền thông như: Google, Facebook, Yahoo… gỡ bỏ các clip, tài khoản có nội dung xấu, độc hại, trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc và xâm phạm an ninh quốc gia, cam kết chấp hành pháp luật trong quá trình hoạt động ở Việt Nam.

Thời gian vừa qua, các cơ quan chức năng đã bắt giữ, xử lý một số đối tượng sử dụng Internet, mạng xã hội để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật như: Tuyên truyền, xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước, kích động, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, vu cáo, xuyên tạc tình hình dân chủ, nhân quyền ở trong nước… chứ không hề có chuyện “đang giam giữ 170 tù nhân lương tâm, trong đó 69 tù nhân lương tâm chỉ vì hoạt động truyền thông xã hội của họ” như Báo cáo của Ân Xá Quốc tế đã rêu rao, xuyên tạc. Điều đó hoàn toàn bình thường, và cũng như các quyền tự do cơ bản khác, việc thực hiện quyền tự do Internet cũng phải trên cơ sở thượng tôn pháp luật, tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người khác, của xã hội./.

6 nhận xét:

  1. Nhắc đến cái câu không thở mới nhớ đến vụ floy của Mỹ, sao cái tổ chức tự nhận là quan sát nhân quyền này không đề cập đến vụ việc kia, trong khi nó gây một ảnh hưởng không nhở đến xã hội Mỹ, dấy lên nhiều ý kiến về vấn đề nhân quyền thực sự trên nước Mỹ.

    Trả lờiXóa
  2. Chắc tổ chức ân xá quốc tế số người Việt Nam dùng facebook rất là nhiều, thông tin họ đưa lên không gian mạng xã hội này cũng là con số đáng kể, nêu như ở Việt Nam chúng ta không có tự do thông tin thì chắc chắn không làm được điều này rồi, chưa kể tổ chức ân xá quốc tế hoàn toàn có thể phỏng vấn, lấy phiếu thăm dò người dân để biết họ cảm thấy thoải mái như thế nào, nhiều kênh phản ánh như vậy mà vẫn cố quy chụp cho chúng ta cho bằng được.

    Trả lờiXóa
  3. Các công ty công nghệ bắt tay với Việt Nam chứng tỏ họ thấy được tiềm năng từ người dùng tại Việt Nam rồi, chả ai đi hợp tác với một quốc gia có vấn đề đâu, bọn phản động thấy kênh kiếm ăn bị quản lý, không chế đâm ra lòng thù hằn nên mới nói xấu cho chính quyền mình thế.

    Trả lờiXóa
  4. Thực ra, đây là những luận xuyên tạc cũ rích, kiểu báo cáo quy chụp, đánh lận bản chất thường thấy của Ân Xá Quốc tế.

    Trả lờiXóa
  5. Thực tiễn chứng minh rằng, tại Việt Nam người dân có thể tự do chia sẻ, bày tỏ thông tin, quan điểm cá nhân thông qua internet, nhất là qua các trang web, mạng xã hội như Facebook và Googl

    Trả lờiXóa
  6. Hầu hết các nước phát triển đều đã ban bố luật về quản lý đảm bảo an ninh mạng, chứng tỏ ở họ cũng đã có sự quản lý trên không gian mạng, hạn chế các thiệt hại, rủi ro thông tin xảy ra, Việt Nam mình cũng thế, không có gì là mất tự do như tổ chức kia nói.

    Trả lờiXóa

Proudly Powered by Blogger.