Đắc Chí
Sáng 15/12/2020, Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm và tuyên phạt 12 năm tù giam đối với bị cáo Trần Đức Thạch, bị truy tố về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” quy định tại Khoản 1, Điều 109 Bộ luật Hình sự.
Tại phiên tòa, Hội đồng
xét xử kết luận: mặc dù từng bị xử lý về
tội xâm phạm an ninh quốc gia vào năm 2008 nhưng sau khi ra tù, bản chất chống
đối của Trần Đức Thạch vẫn không thay đổi. Trần Đức Thạch tiếp tục thực hiện
các hoạt động, hành vi vi phạm pháp luật như tham gia thành lập tổ chức phản động
“Hội anh em dân chủ”, tham gia tổ chức “Hội cựu tù nhân lương tâm”… , liên hệ với
các đối tượng phản động đã bị xử lý về tội xâm phạm an ninh quốc gia và các đối
tượng có hoạt động chống đối khác. Từ những lời khai của bị cáo, phần tranh luận
tại phiên tòa và những chứng cứ, tài liệu đầy đủ chứng minh rõ, Trần Đức Thạch
đã phạm vào tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Trần Đức Thạch
đóng vai trò chủ mưu, là thành viên quan trọng thành lập “Hội anh em dân chủ”
và tiến hành các hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Hành vi phạm tội của
Trần Đức Thạch là đặc biệt nghiêm trọng, nguy hiểm, đe dọa đến sự tồn vong của quyền
nhân dân.
Đối tượng Trần Đức Thạch tại phiên toà ở tỉnh Nghệ An hôm 15/12/2020 (Ảnh Interenet)
Như thường lệ, phiên
tòa xét xử Trần Đức Thạch tiếp tục thu hút sự “quan tâm” của các tổ chức núp
bóng “dân chủ”, “nhân quyền” cùng các đài báo nước ngoài có “thâm niên chống Việt
Nam như HRW, Việt Tân, RFA, VOA… Số này lại ra rả điệp khúc vu cáo chính quyền
Việt Nam “trấn áp nhân quyền”, ra sức tung hô, cổ suý, kêu gọi trả tự do cho Trần
Đức Thạch và xuyên tạc hoạt động theo pháp luật của cơ quan Công an…
Trước đó, vào ngày
25/11/2020, tổ chức HRW đã phát đi thông báo đưa ra những lời kêu gọi vô lý, thể
hiện rõ “chiêu trò” can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam bằng việc kêu gọi
Chính phủ Việt Nam “hủy bỏ mọi cáo buộc và trả tự do ngay lập tức cho nhà thơ bất
đồng chính kiến Trần Đức Thạch”.
Mặc dù kêu gọi trả tự
do Trần Đức Thạch nhưng HRW lại không hề đưa ra được bất cứ một lý do chính
đáng nào, ngoài mấy câu sáo rỗng quen thuộc. Thông cáo báo chí của HRW dẫn phát
biểu của ông John Sifton, Giám đốc vận động Châu Á của HRW nói rằng “Chính phủ
Hà Nội muốn trừng phạt ông Trần Đức Thạch chỉ vì ông này hoạt động cổ xúy cho
nhân quyền, công bằng. Việt Nam cho việc hành xử một cách ôn hòa quyền tự do
ngôn luận là một tội; do vậy các chính phủ khác cần phải bày tỏ quan ngại trước
khi diễn ra phiên xử ông Trần Đức Thạch, cũng như kêu gọi trả tự do cho ông
này.”
Chưa dừng lại, theo
HRW, Công an Việt Nam bắt ông Trần Đức Thạch vào ngày 23 tháng 4 vừa qua, “vì
ông có liên quan đến một nhóm ủng hộ dân chủ tại Việt Nam. Ông bị cáo buộc hoạt
động nhằm lật đổ chính quyền và theo kế hoạch sẽ bị đưa ra xét xử vào ngày 30
tháng 11 tới đây.”
Mói đây, ngay sau
khi phiên tòa khép lại, RFA cũng đã dẫn lời LS Hà Huy Sơn, người bào chữa cho
Trần Đức Thạch lớn tiếng vu cáo rằng “bản án oan sai”.
"Tại tòa thì tôi cho rằng những hành động ông ấy không phải là phạm
tội, đó là bản án oan sai và bất công đối với ông ấy.
Theo tôi thì bản chất của vụ này là người ta ngăn cấm tư tưởng đa
nguyên, đa đảng thôi. Còn hành vi của ổng không có gì nguy hiểm cả, nó không
trái với hiến pháp.
Ông Thạch thừa nhận các hành vi của mình như cáo trạng nêu ra nhưng
không phải là lật đổ chính quyền mà chỉ muốn xã hội tốt đẹp hơn theo nhận thức
của ổng thôi."
Tuy nhiên, qua hồ sơ vụ án và kết quả xét xử tại phiên tòa có thể thấy rõ rằng, hành vi của Trần Đức Thạch là nguy hiểm, diễn ra trong thời gian dài, hoạt động với mục đích chống chính quyền. Mặc dù đã bị răn đe, xử lý nhiều lần nhưng Thạch không thành khẩn, hối cải, tiếp tục thách thức chính quyền và dư luận xã hội bằng những hành vi vi phạm pháp luật. Vì vậy, việc Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An đưa vụ án ra xét xử là cần thiết nhằm thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật, đồng thời là bài học và lời cảnh tỉnh cho các đối tượng có hành vi chống phá, đi ngược lại quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân./.
Trần Đức Thạch đóng vai trò chủ mưu, là thành viên quan trọng thành lập “Hội anh em dân chủ” và tiến hành các hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Hành vi phạm tội của Trần Đức Thạch là đặc biệt nghiêm trọng, nguy hiểm, đe dọa đến sự tồn vong của quyền nhân dân.
Trả lờiXóaVì vậy việc đưa đối tượng ra xử lý nghiêm trước pháp luật là điều hoàn toàn cần thiết để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, răn đe các đối tượng khác, đảm bảo cho an ninh trật tự, an ninh chính trị giữ vững ổn định
XóaChủ mưu, cầm đầu là phải nghiêm trị, đây là ngọn nguồn xuất phát của tội phạm, nếu không làm nghiêm thì trong tương lai sẽ nhen nhóm rất nhiều hoạt động có tính chất tương tự, lúc đấy sẽ càng nguy hiểm thêm
Xóaviệc Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An đưa vụ án ra xét xử là cần thiết nhằm thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật, đồng thời là bài học và lời cảnh tỉnh cho các đối tượng có hành vi chống phá, đi ngược lại quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân
Trả lờiXóalão này đáng lẽ bị xử từ lâu rồi, mức án đối với một kẻ như Thạch là quá nhẹ nhàng đáng nhẹ phải thêm nữa mới đúng, thế mà HRW cũng dám bảo là quá đáng, rồi thì đòi thả tự do,... khôn như mấy ông quê tôi đầy, làm như của nhà ông HRW ấy mà đòi như thật
XóaGià như này rồi mà không ngoan một chút mà hưởng tuổi già êm ấm đi, chống đối thì làm sao có kết quả tốt đẹp, vào trại thì chỉ bản thân hắn là người khổ đầu tiên chứ ai, nhìn xem đồng bọn có ai cứu nổi hắn đâu.
Trả lờiXóa"RFA cũng đã dẫn lời LS Hà Huy Sơn, người bào chữa cho Trần Đức Thạch lớn tiếng vu cáo rằng “bản án oan sai”" chúng nó lại thể hiện quan hệ trên mạng rồi các bác ạ, cứ dẫn lời của nhau thế này thì cái gì mà chả đúng cơ chứ.
Trả lờiXóaTrần Đức Thạch không phải là người đâu tiền được kêu gọi trả tự do, đây chỉ là luận điệu hô hào theo thói quen của các đối tượng, 12 năm tù dành cho y đã là một bản án quá nhệ cho tội trạng hắn đã gây ra, trong thời gian tới nếu như Thạch muốn sớm ra tù thì nên ăn năn hối cải, thay vì bắt tay với đồng bọn
Trả lờiXóa