THÔNG TIN

Bài viết
Bình luận

ONLINE

Free Global Counter

TRUY CẬP

ALEXA

14 tháng 12 2020

TRƯƠNG DUY NHẤT BUỘC PHẢI LAO ĐỘNG TRONG TRẠI GIAM: KHÔNG CÓ GÌ PHẢI ẦM Ĩ

by Đắc Chí  |  at  14.12.20

Đắc Chí

Người nhà của Trương Duy Nhất với sự tiếp sức về mặt truyền thông của Đài RFA đã lu loa ầm ĩ lên rằng “Nhất buộc phải đi lao động mặc dù có bệnh trong người”.

Nói với RFA, bạn của Trương Duy Nhất là Phạm Xuân Nguyên, người cùng đi đến trại giam cùng với vợ và em gái của Nhất hôm 3/12/2020, cho biết Nhất bị thoát vị đĩa đệm nhưng vẫn phải lao động. Phạm Xuân Nguyên nói, “Đau nhức thì là cái dù là công việc nhẹ phải ngồi sắp xếp giấy hàng mã, Nhất đã có tiền sử bị thoát vị đĩa đệm mà ngồi như vậy thì không thể chịu đựng lâu dài được. Một lúc thì nó đau, ai bị bệnh này rồi thì sẽ biết”. Cũng theo Phạm Xuân Nguyên, “Nhất cũng cho gia đình biết việc ông bị giam chung với 43 người trong phòng giam lớn, trong đó có người án ma túy khiến gia đình “lo lắng và bất an”.

Bài viết trên RFA (Ảnh chụp màn hình)

Đúng thật là nực cười! cần nhớ rằng, Trương Duy Nhất đang là một phạm nhân mà đã là phạm nhân thì không bao giờ có quyền đòi hỏi quyền lợi như những người bình thường vì còn phải chấp hành theo quy định, nội quy của trại giam nhằm đảm bảo mục đích của hình phạt.

Luật thi hành án hình sự năm 2019 đã quy định về việc trong thời gian chấp hành án phạt tù, phạm nhân được tổ chức lao động để giáo dục, cải tạo như sau:

Điều 27. Quyền và nghĩa vụ của phạm nhân

1. Phạm nhân có các quyền sau đây:

a) Được bảo hộ tính mạng, sức khỏe, tài sản, tôn trọng danh dự, nhân phẩm; được phổ biến quyền và nghĩa vụ của mình, nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân; b) Được bảo đảm chế độ ăn, ở, mặc, đồ dùng sinh hoạt cá nhân, chăm sóc y tế theo quy định; gửi, nhận thư, nhận quà, tiền; đọc sách, báo, nghe đài, xem truyền hình phù hợp với điều kiện của nơi chấp hành án; c) Được tham gia hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ; d) Được lao động, học tập, học nghề; đ) Được gặp, liên lạc với thân nhân, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân; đối với phạm nhân là người nước ngoài được thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự; e) Được tự mình hoặc thông qua người đại diện để thực hiện giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật; g) Được bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo; được đề nghị xét đặc xá, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật; h) Được tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, hưởng chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật; i) Được sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật; k) Được khen thưởng khi có thành tích trong quá trình chấp hành án.

2. Phạm nhân có các nghĩa vụ sau đây:

a) Chấp hành bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan quản lý thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án hình sự trong quá trình thi hành án hình sự và các quyết định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; b) Chấp hành nội quy của cơ sở giam giữ phạm nhân, các tiêu chuẩn thi đua chấp hành án; c) Chấp hành yêu cầu, mệnh lệnh, hướng dẫn của cán bộ cơ sở giam giữ phạm nhân; d) Lao động, học tập, học nghề theo quy định; đ) Phạm nhân làm hư hỏng, làm mất hoặc hủy hoại tài sản của người khác thì phải bồi thường.

3. Phạm nhân có quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này.

Điều 32. Chế độ lao động của phạm nhân

 1. Phạm nhân được tổ chức lao động phù hợp với độ tuổi, sức khỏe và đáp ứng yêu cầu quản lý, giáo dục, hòa nhập cộng đồng. Phạm nhân lao động phải dưới sự giám sát, quản lý của trại giam, trại tạm giam. Thời giờ lao động của phạm nhân không quá 08 giờ trong 01 ngày và 05 ngày trong 01 tuần, được nghỉ vào các ngày chủ nhật, lễ, tết theo quy định của pháp luật. Trường hợp đột xuất hoặc thời vụ, Giám thị trại giam có thể yêu cầu phạm nhân làm thêm giờ nhưng không được vượt quá tổng số giờ làm thêm trong ngày theo quy định của pháp luật về lao động. Trường hợp phạm nhân lao động thêm giờ hoặc lao động trong ngày nghỉ thì được nghỉ bù hoặc được bồi dưỡng bằng tiền, hiện vật.

Trại giam phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cho phạm nhân.

2. Phạm nhân nữ được bố trí làm công việc phù hợp với giới tính; không được bố trí làm công việc không sử dụng lao động nữ theo quy định của pháp luật về lao động.

3. Phạm nhân bị bệnh hoặc có nhược điểm về thể chất, tâm thần thì tùy mức độ, tính chất của bệnh và trên cơ sở chỉ định của y tế trại giam, trại tạm giam được miễn hoặc giảm thời gian lao động.

4. Phạm nhân được nghỉ lao động trong các trường hợp sau đây:

a) Phạm nhân bị bệnh, không đủ sức khỏe lao động và được y tế trại giam xác nhận; b) Phạm nhân đang điều trị tại cơ sở y tế; c) Phạm nhân có con dưới 36 tháng tuổi đang ở cùng mẹ trong trại giam mà bị bệnh, được y tế trại giam xác nhận; d) Phạm nhân nữ có thai được nghỉ lao động trước và sau khi sinh con theo quy định của pháp luật về lao động.

Điều 33. Tổ chức lao động cho phạm nhân

1. Căn cứ vào độ tuổi, sức khỏe, giới tính, mức án, tính chất, mức độ hành vi phạm tội của phạm nhân; điều kiện đất đai, tài nguyên, ngành, nghề, trang thiết bị, phương tiện, vật tư, nguồn vốn mà trại giam đang quản lý và điều kiện cụ thể của trại giam; khả năng hợp tác với tổ chức, cá nhân để tổ chức lao động cho phạm nhân, Giám thị trại giam lập kế hoạch tổ chức lao động cho phạm nhân trong năm, gửi cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an, cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng để phê duyệt.

2. Kế hoạch tổ chức lao động cho phạm nhân hằng năm phải có các nội dung cơ bản sau đây:

a) Tổng số phạm nhân, trong đó có số lượng phạm nhân đủ điều kiện lao động theo quy định của pháp luật; b) Dự kiến chi phí cho lao động; trích khấu hao tài sản cố định; c) Dự kiến kết quả lao động của phạm nhân; chênh lệch thu, chi trong tổ chức lao động của phạm nhân; d) Dự kiến, đề xuất kế hoạch sử dụng kết quả lao động của phạm nhân.

3. Trại giam tổ chức lao động cho phạm nhân theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này phê duyệt.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Như vậy có thể thấy rõ, lao động trong tù là nghĩa vụ và là quyền của phạm nhân. Do đó, trong tù Nhất phải lao động là hoàn toàn đúng theo quy định của pháp luật. Cũng cần nói thêm rằng, việc trại giam bố trí cho Nhất làm công việc nhẹ nhàng là “ngồi sắp xếp giấy hàng mã” đã là hết sức nhân văn so với bản án mà Nhất đang phải chấp hành.

Trương Duy Nhất (tức Nhất lác), chủ trang “Một góc nhìn khác”, đã từng “nổi danh” một thời khi được đám dân chủ trong nước cùng số đài báo nước ngoài (RFA, BBC, VOA…) tung hô như một “người hùng” tiên phong trong đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực. Thế nhưng kể từ khi bị bắt lần 2, Trương Duy Nhất đã lộ rõ bộ mặt thật là một tên tội phạm tham nhũng.

Theo cáo trạng, năm 1997, Trương Duy Nhất được bổ nhiệm làm Trưởng Văn phòng đại diện khu vực Trung Trung Bộ của Báo Đại Đoàn Kết, đặt tại TP Đà Nẵng. Trước đó, Báo Đại Đoàn Kết có công văn gửi UBND thành phố Đà Nẵng đề nghị được cấp (hoặc thuê) một căn nhà tại một địa điểm thuận lợi ở trung tâm thành phố để làm trụ sở Văn phòng đại diện của Báo. Báo Đại Đoàn Kết không có chủ trương xin mua nhà công sản. Lãnh đạo Báo giao cho Trương Duy Nhất liên hệ với chính quyền địa phương xin địa điểm thích hợp đặt trụ sở Văn phòng đại diện.

Sau khi được UBND thành phố Đà Nẵng ra quyết định đồng ý bán nhà, đất số 82 Trần Quốc Toản (quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng) với giá ưu đãi hơn 674 triệu đồng cho Báo Đại Đoàn Kết, Trương Duy Nhất đã ký Hợp đồng nguyên tắc số 64/TTB ngày 20/8/2004 với Công ty Xây dựng 79 do Phan Văn Anh Vũ làm Giám đốc, để cho Công ty Xây dựng 79 thay thế nộp tiền theo giá được UBND thành phố Đà Nẵng phê duyệt. Sau đó, Trương Duy Nhất làm các thủ tục bán, chuyển nhượng nhà đất này cho Công ty Xây dựng 79 với giá hơn 674 triệu đồng.

Sau khi xem xét vụ án, Hội đồng xét xử xác định Trương Duy Nhất đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hành trong khi thi hành công vụ, gây thiệt hại tài sản cho Nhà nước hơn 13 tỉ đồng. Hành vi của bị cáo là rất nghiêm trọng, bị cáo nhận thức rõ hành vi của mình là sai trái, vi phạm pháp luật. Ngày 14/8/2020, Tòa phúc thẩm đã tuyên phạt y án 10 năm tù đối với Trương Duy Nhất về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ quy định tại Điều 356 BLHS năm 2015./.

8 nhận xét:

  1. Trương Duy Nhất đang là một phạm nhân mà đã là phạm nhân thì không bao giờ có quyền đòi hỏi quyền lợi như những người bình thường vì còn phải chấp hành theo quy định, nội quy của trại giam nhằm đảm bảo mục đích của hình phạt.

    Trả lờiXóa
  2. Chuyện phạm nhân thì lao động là chuyện nghĩa vụ phải làm rồi, đi tù để tu dưỡng, rèn luyện bản thân chứ đâu phải vào hưởng chế độ, không làm mà đòi ngày cơm ba bữa thì chỉ có ăn... ăn... thôi, muốn sướng thì đừng vi phạm, phạm pháp nghiêm trọng thế, hối cải còn không biết mà dám đòi quyền lợi

    Trả lờiXóa
  3. Hội đồng xét xử xác định Trương Duy Nhất đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hành trong khi thi hành công vụ, gây thiệt hại tài sản cho Nhà nước hơn 13 tỉ đồng. Hành vi của bị cáo là rất nghiêm trọng, bị cáo nhận thức rõ hành vi của mình là sai trái, vi phạm pháp luật

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. tội phạm mà đòi hỏi như ông hoàng, không làm lấy gì mà thành người hả Nhất lác

      Xóa
    2. Hắn ta chắc nghĩ rằng mình phải được đối xử hơn những tù nhân khác trong trại nếu không dư luận nước ngoài sẽ lên án chính quyền đấy, vào cái đã tự cho mình đặc quyền rồi, chẳng mấy chốc mà phải tỉnh ra nhanh chóng

      Xóa
  4. Có yếu tố bệnh lý thì khám cho ra bệnh xem cái gì làm được cái gì phải nghỉ rồi chọn việc mà làm, đi tù chứ có phải đi nghỉ dưỡng đâu mà đòi ngồi chơi coi người ta làm, sống tập thể rồi thì phải cống hiến đi chứ, tội phạm mà đòi quyền lợi như bố nhà người ta vậy

    Trả lờiXóa
  5. Trại cũng thâm thật đấy, ngày xưa thằng này lừa đảo lấy tiền giờ vào trại lại cho gấp giấy vàng mã, khác gì đá xéo nó đâu, có khi tự ái không làm chứ không phải do sức khỏe đâu, cháu nó đã vào trại rồi còn chơi cái trò này

    Trả lờiXóa

Proudly Powered by Blogger.