RSF khởi động chiến dịch đòi tự do cho nhà báo 'biểu tượng tranh đấu' ở VN.
Đó là tên bài viết trên VOA Tiếng Việt.
Bài báo có đoạn viết: "Tổ chức Phóng viên không Biên giới (RSF) hôm 7/12 khởi động một chiến dịch kêu gọi thả tự do cho nhà báo độc lập Phạm Đoan Trang, hai tháng sau khi blogger bất đồng chính kiến này bị bắt với cáo buộc “tuyên truyền chống Nhà nước” Việt Nam.
RSF cho biết trong một thông cáo rằng tổ chức này đang bắt đầu chiến dịch bằng một thỉnh nguyện thư và một video trong đó những nhà báo Việt Nam sống ở nước ngoài “lên tiếng ủng hộ mạnh mẽ” cho người mà RSF gọi là “biểu tượng của cuộc đấu tranh cho tự do thông tin ở Việt Nam.”
Và cho biết: "Tổ chức có trụ sở chính ở Paris cũng khởi động lấy chữ ký cho một thỉnh nguyện thư trong đó yêu cầu chính phủ Việt Nam thả tự do “ngay lập tức và không điều kiện” cho nhà báo từng nhận giải thưởng Tự do Báo chí của RSF về tầm ảnh hưởng vào năm 2019. Mục đích của RSF khi phát động thỉnh nguyện thư này là “nhằm tránh cho Phạm Đoan Trang bị án tù lâu dài bằng cách gây áp lực lên Chính phủ Việt Nam.”
Theo dõi những gì được VOa Tiếng việt thông tin điều dễ thấy là RSF thông qua hành động có tính dự kiến này đã nâng tầm Phạm Đoan Trang lên tầm cao mới. Rằng dù đang bị bắt, điều tra và có thể sẽ phải đối diện với một bản án nghiêm khắc, công minh từ pháp luật song Trang được gọi với danh xưng "biểu tượng của cuộc đấu tranh cho tự do thông tin ở Việt Nam" chỉ vì: "Nhờ sự dũng cảm và sự hào phóng của mình, Phạm Đoan Trang đã trở thành một biểu tượng cho cuộc đấu tranh nhằm mang lại nền báo chí độc lập và đáng tin cậy cho những người dân Việt Nam,” Daniel Bastard, người đứng đầu ban Châu Á-Thái Bình Dương của RSF nói trong thông cáo ra hôm 7/12.
Bà Trang là tác giả của nhiều cuốn sách mà chính quyền Việt Nam cấm xuất bản và lưu hành, trong đó có “Chính trị bình dân” và “Phản kháng phi bạo lực.” Được biết, trước khi bị bắt không lâu, bà Trang đã trao cho Lãnh sự quán Mỹ ở TPHCM bản “Báo cáo Đồng Tâm” mà bà là đồng tác giả với ông Will Nguyễn, một nhà tranh đấu cho Việt Nam từng bị chính quyền truy tố về tội “gây rối trật tự công cộng” do tham gia biểu tình ở TPHCM, trong đó viết về vụ đụng độ giữa công an và người dân làng Đồng Tâm hồi đầu năm nay do tranh chấp đất đai" (theo VOA Tiếng Việt).
Và dẫu biết rằng, truyền thông, cơ quan báo chí có quyền tôn vinh một ai đó với giọng điệu, ngôn ngữ của mình, song ngay lập tức động thái của RSF ít nhiều gây ra những phản ứng từ dư luận.
Lí do đơn giản chỉ bởi, đó là một sự ngộ nhận có phần chủ quan của RSF trong khi đó làng dân chủ Việt chưa từng công nhận hoặc có những động thái vinh danh "tuyệt đối" như thế này đối với Đoan Trang. Hay nói cách bản thân cách gọi này có phần thái quá, quá trớn, và ít nhiều khiến cho không ít thành viên của làng dân chủ Việt bất bình, nhất là những thành phần gạo cội, có "tiếng tăm" hơn và quá khứ chống đối như Nguyễn Tường Thuỵ, Phạm Chí Dũng... Vinh danh Phạm Đoan Trang lúc này là sự xúc phạm đối với những nhân vật này!
Trở lại với "chiến dịch kêu gọi thả tự do cho nhà báo độc lập Phạm Đoan Trang", dư luận không quá bất ngờ với động thái này của RSF. Từ lâu, trước những vụ việc, cá nhân trong nước bị bắt, xử lý với các tội danh chính trị, RSF đều lên tiếng. Có chăng, RSF quan tâm hơn với Đoan Trang khi nhiều lần lên tiếng.
Và vẫn với cái giọng điệu xấc láo thường thấy, RSF đã đưa ra những yêu sách mà theo như nhận định, đánh giá của nhiều người là vi phạm nghiêm trọng nội dung của các bản công ước quốc tế, Hiến chương liên hợp quốc (không can thiệp vào công việc nội bộ. Và đó là một sự can thiệp có tính trắng trợn của tổ chức này đối với vấn đề xử lý hình sự tại Việt Nam.
Như trên đã nói, chỉ bằng việc nói rằng Trang có sự "dũng cảm và sự hào phóng", RSF đã không tiếc lời vinh danh Trang, và không dừng lại đó, họ còn tiến thêm bước nữa là phủ nhận những căn cứ để giới hữu trách tại Vn tiến hành bắt, xử lý đối với Trang dù ai cũng biết, nó đã được luật định hẳn hoi, không phải dạng thích là làm! Với hành động của mình, một lần nữa RSF khiến nhiều chủ thể trong đó có nhà nước VN không hài lòng. Và đấy có thể là nguyên nhân khiến giới thực thi pháp luật tại Vn để ngỏ mọi yêu sách, kiến nghị của RSF dù có nhiều người ký tên, hưởng ứng đi nữa!
Rồi đây, sau khi kết thúc điều tra, ĐOan Trang sẽ đối diện với phiên toà xét xử chính mình, khi đó ả và luật sư, thậm chí cả RSF sẽ tha hồ thanh minh, biện minh cho hành động của mình. Việc chủ động khởi động chiến dịch đòi tự do Phạm ĐOan Trang ít nhiều cho thấy cái não trạng nhiêu khê, bất chấp của mình! Và đó là điều khiến dư luận thiếu đồng tình, phẫn nộ từ sự can thiệp được nói ở trên! Rằng những chiêu trò ký tên tập thể gì đó chỉ là cái cớ để chúng diễn trò, gây sức ép và thu hút sự chú ý của dư luận mà thôi. Giới chức VN có quyền im lặng và không để ý tới những yêu sách, đòi hỏi của RSF.
An Chiến
RSF mải mê đưa ra lý do để bênh vực cho Phạm Đoan Trang nhưng quên mất sự thái quá lại đang làm cho một bộ phận không nhỏ các nhà rận chủ cảm thấy rất bất bình, sự cống hiễn của họ cũng không kém, nhưng sự ngợi khen dành cho một kẻ thậm chí còn chưa bị xét xử là quá lớn
Trả lờiXóaNhìn RSF và các tổ chức vệ tinh thi nhau kêu gọi thả tự do cho các đối tượng phản động mà không thành tội thật, thấy chúng bất lực thế nào ấy, thế mới biết quyền tự quyết của một quốc gia luôn là cao nhất, không một tổ chức cá nhân nào có thể can thiệp
Trả lờiXóaTrước khi đưa ra yêu cầu đối với nhà cầm quyền thì cũng nên xem lại mình có thẩm quyền, trách nhiệm trong vụ việc đấy hay không, vô lý yêu cầu không làm cho chung ta nao núng mà chỉ là cho uy tín của chúng trong mắt mọi người kém đi, chúng ta hoàn toàn có thể phớt lờ.
Trả lờiXóaLên tiếng bênh vực cho Đoan Trang quá trớn có thể rsf sẽ làm cho nhiều kẻ trong tù trở nên ghen tị mà phản ứng đấy, đừng quá đà, dù gì thì đoan trang cũng không cứu nổi đâu nên để cho những kẻ khác còn hi vọng mà làm việc
Trả lờiXóaDù có được nâng tầm lên đến bao nhiêu thì phạm đoan trang vẫn phải chịu chế tài xử lý của pháp luật như bình thường, đơn giản chỉ vì ả ta vi phạm pháp luật, nếu không muốn bị xử lý thì ngay từ đầu đừng làm sai, sang nước khác mà sống.
Trả lờiXóa