THÔNG TIN

Bài viết
Bình luận

ONLINE

Free Global Counter

TRUY CẬP

ALEXA

01 tháng 1 2021

ĐẦU NĂM MỚI NGHĨ VỀ CÂU CHUYỆN "DÂN BIẾT, DÂN BÀN, DÂN LÀM, DÂN KIỂM TRA"

by An Chiến  |  at  1.1.21

Mấy hôm nay, tất nhiên bao gồm cả những ngày cuối cùng của năm 2020, câu khẩu hiệu và cũng là nguyên tắc trong vận hành bộ máy nhà nước tại Việt Nam: Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra được nói ra nhiều. 

Nguyên cớ không ngoài việc nhiều cơ quan báo chí nhà nước thông tin về một số nội dung trong quyết định về việc ban hành danh mục bí mật nhà nước của Đảng do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành. Quyết định này được người đứng đầu Chính phủ ký ban hành theo đề nghị của Văn phòng Trung ương Đảng. Theo đó, đã cho biết "các văn bản của Trung ương Đảng về quá trình chuẩn bị, đề án, phương án nhân sự lãnh đạo chủ chốt chưa công khai là thông tin "tuyệt mật". 

Lãnh đạo chủ chốt cũng được quyết định nêu rõ bao gồm Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư.

Mặc dù báo giới không nêu rõ lí do phương án nhân sự lãnh đạo chủ chốt chưa công khai là thông tin "tuyệt mật" tuy nhiên có thể hiểu do đây là một lĩnh vực hết sức nhạy cảm, là nơi mà các thế lực thù địch, các đối tượng xấu (bao gồm chính giới các nước có tư tưởng thù địch, động cơ chính trị xấu với Việt Nam) tập trung chống phá, hướng lái, chi phối và cả cài cắm nên cần thiết phải đảm bảo tuyệt mật. Và không riêng gì Việt Nam, mà nhiều chính đảng, nhiều nước cũng áp dụng hình thức tương tự để bảo mật thông tin.

Tuy nhiên, cho rằng, việc các thông tin về phương án nhân sự lãnh đạo chủ chốt được lưu hành ở chế độ "tuyệt mật" sẽ gây khó khăn cho người dân thực hiện các quyền kiểm tra, giám sát và góp ý của mình; sẽ ảnh hưởng tới nguyên tắc "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra"... nên không ít cá nhân đã lên tiếng, bày tỏ sự hoài nghi và đương nhiên cả sự phản đối. 
Bài phản ánh trên BBC Việt Ngữ (Nguồn: BBC). 

Đám nhà đài bên ngoài (số có tư tưởng, thái độ thù địch với VN) đã nhanh chóng chớp lấy cơ hội để có những bài phản ánh bên lề. Tiêu biểu nhất phải kể đến BBC. Sau khi dẫn ra nguyên cớ câu chuyện, và trước khi dẫn ra những ý kiến thiếu đồng tình, nhà đài này cho biết quan điểm của mình: "BBC được cho hay đây là một quyết định không quá mới, vì Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ban hành Quyết định 1722/QĐ-TTg ngày 03/11/2020 về Danh mục bí mật nhà nước của Đảng, trong đó, bí mật nhà nước độ Tuyệt mật của Đảng.

Trong đó có các thông tin 'tuyệt mật' như:

- Quyết định, kết luận, tờ trình, kế hoạch, báo cáo, thông báo, công văn của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tiểu ban Bảo vệ Chính trị nội bộ Trung ương về kết quả kiểm tra, xác minh vấn đề chính trị của các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư và nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư chưa công khai,

- Báo cáo, tờ trình, thông báo, quyết định, kết luận, công văn của Trung ương Đảng về quá trình chuẩn bị, đề án, phương án nhân sự Ủy viên Bộ Chính trị là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư chưa công khai.

Quyết định 1722/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 03/11/2020". 

Các cá nhân được nhà đài này lấy ý kiến cũng hết sức quen mặt và khiến nhiều người không mấy bất ngờ. Đó là Nguyễn Vũ Bình với xưng danh "nguyên Biên tập viên Tạp chí Cộng sản; Nguyễn Hữu Vinh - được giới thiệu là "nhà báo tự do, blogger, nguyên Thiếu tá An ninh thuộc Bộ Công an" và có cả ý kiến của Tiến sỹ Nguyễn Quang A, người đang bị công an Hà Nội triệu tập về hành vi trên không gian mạng! 

Tất cả đã cho thấy, vấn đề đã khá xôm tụ, thu hút được nhiều ánh nhìn, bao gồm nhiều giới, thành phần, lĩnh vực trong xã hội. 

Điều dễ thấy là những ý kiến được nêu đều bày tỏ quan ngại, không đồng tình khi vấn đề phương án nhân sự chủ chốt của Đảng, nhà nước được liệt vào danh sách "tuyệt mật". 

Không dừng lại đó, với những góc nghĩ, những sự tượng tưởng không thể phong phú hơn của mình, những nhà báo tự xưng, những học giả bất đắc dĩ này đã suy diễn, đơm đặt lên khá nhiều vấn đề. 

Nếu như ông cựu biên tập viên Tạp chí Cộng sản Nguyễn Vũ Bình say sưa nói tới câu chuyện trong tương quan với vấn đề nội bộ trong Đảng cộng sản VN trước thềm Đại hội: "Theo tôi, động thái này chứng tỏ một sự lúng túng, sự giằng co và căng thẳng trong việc sắp xếp, bầu chọn lãnh đạo cao cấp cho đại hội XIII. Nó cũng phản ánh đảng cộng sản lo sợ sự rò rỉ thông tin gây ảnh hưởng tới việc bầu chọn sắp xếp nhân sự, chính vì vậy cần đưa các thông tin vào danh mục bí mật để cảnh báo và răn đe những người đưa thông tin, cũng như bình luận thông tin về vấn đề này." Ở một góc nhìn khác và có phần nhẹ nhàng hơn, cựu thiếu tá Công an Nguyễn Hữu Vinh lại cho rằng: "Quyết định được đưa ra rất cận kề ngày Đại hội (cùng với một Hội nghị TƯ nữa - hội nghị thứ 15), đồng thời có những dấu hiệu sẽ có những vụ xử lý đảng viên ở cấp cao sắp tới, có thể thấy ý muốn siết chặt thông tin "rò rỉ" gây ảnh hưởng lớn "không như mong muốn". "Tín hiệu" theo tôi thì chỉ có thể nói là nó hứa hẹn "kịch tính" cao, nhiều bất ngờ trên cả hai vấn đề vừa nêu". 

Ông Tiến sỹ Nguyễn Quang A cũng góp vui khi nói rằng: "Tôi cho rằng công luận có thể đang đặt ra nhiều câu hỏi, thậm chí là quan ngại, nhưng tôi không thể nói thay cho bất cứ ai, ý kiến riêng của tôi là bất kỳ một tổ chức nào, một đảng chính trị nào cũng phải minh bạc và chỉ có minh bạch, công khai thì lúc đó mới có thể có được tính chính đáng, sự tin tưởng ít nhiều nào đó trước công chúng.

"Còn đưa ra tất cả những quy định hết sức phức tạp và rộng rãi tủy tiện, mở đường cho những hình phạt và răn đe với ai không tuân theo, mở đường cho lạm dụng chính trị, quyền lực, thì nó ngược với tính minh bạch và nguyên tắc pháp quyền và như thế thì nó sẽ gây ra những quan ngại trong nhân dân, quần chúng và cả các đ viên và như vậy sẽ làm tổn hại đến chính đảng chính trị ấy."

Những sự lí giải đã được nói ra nhưng sự lạ là không ai trong đó chỉ ra được cái lí do thực sự thích hợp. Đồng ý là quyết định được ban hành trước thềm Đại hội Đảng lần thứ XIII của Đảng cộng sản Việt Nam song đấy sẽ là quy định được sử dụng trong nhiều năm tới, thậm chí cả trước Đại hội XIV, XV những năm tới đây. 

Họ cũng không hoặc cố tình không hiểu rằng, chuyện "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" sẽ chẳng may may ảnh hưởng dù vấn đề đó được giới hạn bởi chế độ "tuyệt mật", vì không phải không biết họ là ai nên không góp ý, phản tỉnh, cảnh báo được. Việc góp ý, thâm chí là tố cáo nên chăng cần được tiến hành ngay khi họ chỉ là những ông quan cấp thấp và khi không có cơ hội thăng tiến, giữ những chức vụ cao hơn. Có như thế mới thực sự không bỏ lọt, không để những người không đủ đức, đủ tài tiến và nắm giữ các cương vị quan trọng. 

Còn nếu nhắm tới việc biết họ giữ cương vị quan trọng để thực hiện quyền - trách nhiệm của công dân (giám sát) thì đôi khi còn lợi bất cập hại. Và sẽ có vô số những thành phần tiểu nhân - lợi dụng để hạ bệ, để hạ uy tín người khác nhằm đạt được những mục đích, động cơ đê hèn của mình! 

Nói tóm lại, một nhà nước nếu thực sự có nhu cầu, động cơ phát triển thì việc giữ, thực hiện nguyên tắc "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" phải thực sự coi trọng hàng đầu. Đánh mất nó hoặc lãng quên sẽ chỉ làm cho sức mạnh, sức quy tụ của nhà nước kém đi. Song, xin được nhắc lại rằng, các quyền, trách nhiệm đó không nhất thiết chỉ được thực hiện khi mọi thứ đã được phô bày giữa thanh thiên bạch nhật. Những đòi hỏi hay phản đối quyết định nói trên của người đứng đầu Chính phủ chỉ là hành vi của những kẻ nhân danh chuyện này để chống phá nhà nước, gây chuyện thị phi trước thềm Đại hội Đảng... 

Bất cứ ai nếu thực sự vì sự phát triển của đất nước, hãy thực sự tỉnh táo và không để mình bị đánh lừa bởi những trò mị dân, dựng chuyện và nhân chuyện thế này! 

An Chiến

3 nhận xét:

  1. ĐÃ là phương án nhân sự lãnh đạo chủ chốt thì làm sao tiết lộ được, dây cũng là một phần trong bao vệ bí mật nhà nước, bảo vệ an toàn cho người chủ chốt, lộ ra lỡ các phần tử xấu nó tìm cách gây khó khăn thậm chí ám sát thì làm sao

    Trả lờiXóa
  2. Việc bảo mật thông tin nhân sự trong đại hội không chỉ Việt Nam làm mà nhiều nước trên thế giới đã tiến hành trong hàng chục năm qua, nhưng cũng chính vì tính bí mật này đã gây tò mò cho không ít người, tạo kẽ hở cho kẻ xấu tung tin thất thiệt gây hại đến an ninh thông tin trong nước

    Trả lờiXóa
  3. Việc giữ bí mật nhân sự đại hội đảng là điều hoàn toàn bình thường, tư dưng qua miệng các đối tượng lại suy luận thành đôi co, tranh dành chưa quyết đoán, biến tướng bản chất vấn đề đi rất nhiều lần

    Trả lờiXóa

Proudly Powered by Blogger.