Dẫn về bài báo có tên "42 năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc: Đánh trả quân xâm lược Trung Quốc" trên báo Thanh niên, Linh mục DCCT Việt Nam Nguyễn Ngọc Nam Phong đã bình luận: "Lâu rồi, hôm nay, người ta mới dám gọi đúng tên cuộc chiến!".
Và nó cũng gần như khai mở cho những cuộc bình luận vô tiền khoáng hậu về chuyện gọi đúng tên cuộc chiến tranh vệ quốc biên giới phía Bắc năm 1979.
Chia sẻ của Linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong trên Fb cá nhân (Nguồn: Facebook).
Theo đó, suy ra từ tên bài báo nói trên của báo Thanh niên thì chuyện 'gọi đúng tên cuộc chiến" không ngoài việc xưng tên Trung Quốc vào với tư cách là một bên của cuộc chiến tranh.
Đất nước chúng ta đã có những giai đoạn vì những lí do khác nhau, nhất là trong mối bang giao với TQ nên đã hạn chế hoặc ít nói về cuộc chiến này. Đây cũng là lí do khiến mặc dù trong nước có rất nhiều hoạt động tưởng niệm (cấp nhà nước và tại các địa phương liên quan) song báo chí rất ít khi đưa tin hoặc có những tin, bài sâu về nội dung này.
Tuy nhiên, trong câu chuyện được nói đến xem chừng cả chính người khai mở lẫn những người tham gia cuộc mạn đàm hoặc có một sự nhầm lẫn nào đó hoặc chính họ đang cố lờ sự thật đi vì những động cơ, ý đồ nào đó!
Bởi lẽ như xác nhận của nhiều người thì vấn đề được nói đến (gọi đúng tên cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại này của nhân dân Việt Nam này với kẻ xâm lược TQ) đã được nói đến từ khá lâu.
Nó cũng được phát đi từ chính những cơ quan báo chí, hãng tin nhà nước hẳn hoi.
Để chứng minh cho điều này có thể dẫn về những bài báo (điện tử) viết về điều này trong nhiều năm trước, cụ thể, trong đợt kỷ niệm 40 năm chiến tranh biên giới phía Bắc: "Sáng 23/4, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Thành ủy Cần Thơ đã tổ chức hội nghị trực tuyến thông tin Chuyên đề về sự kiện kỷ niệm 40 năm Ngày chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và 40 năm Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc" (theo: https://baotintuc.vn/chinh-tri/hoi-nghi-truc-tuyen-thong-tin-ve-ky-niem-40-nam-bao-ve-bien-gioi-phia-bac-va-bien-gioi-tay-nam-20190423103635414.htm).
Tại hội nghị được nói đến cách đây 2 năm này: "Tại hội nghị, các đại biểu đã được nghe Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hải, Phó Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Quân khu 9 trình bày hai Chuyên đề về sự kiện kỷ niệm 40 năm Ngày chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam (7/1/1979-7/1/2019) và 40 năm Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc (17/2/1979-17/2/2019).
Nội dung các chuyên đề nêu bối cảnh lịch sử, nội dung, ý nghĩa, bài học lịch sử từ hai cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Tây Nam và cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc.
Đây là hai cuộc chiến tranh hết sức gay go, ác liệt của quân và dân ta; đồng thời khẳng định tinh thần quốc tế trong sáng, cao cả của Đảng, quân và dân ta, nêu bật những thắng lợi to lớn, vẻ vang bắt nguồn từ ý chí tự lực, tự cường, tinh thần đoàn kết dân tộc và quốc tế".
Nội dung các chuyên đề nêu bối cảnh lịch sử, nội dung, ý nghĩa, bài học lịch sử từ hai cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Tây Nam và cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc.
Đây là hai cuộc chiến tranh hết sức gay go, ác liệt của quân và dân ta; đồng thời khẳng định tinh thần quốc tế trong sáng, cao cả của Đảng, quân và dân ta, nêu bật những thắng lợi to lớn, vẻ vang bắt nguồn từ ý chí tự lực, tự cường, tinh thần đoàn kết dân tộc và quốc tế".
Việc gọi đích danh TQ với tư cách là kẻ xâm lược, một bên của cuộc chiến tranh cũng được phản ánh một cách rõ ràng từ nhiều năm trước đó: "Đầu năm 1979, khi Quân đội nhân dân Việt Nam tiến công đánh đổ tập đoàn phản động Pol Pot, giúp đỡ nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng, Chính phủ Trung Quốc cùng một số nước phương Tây ra sức tuyên truyền xuyên tạc sự xuất hiện của Quân tình nguyện Việt Nam trên lãnh thổ Campuchia, đồng thời liên tục gây sức ép hạ uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Mục đích của họ muốn chống phá cách mạng Việt Nam, mưu toan áp đặt lợi ích nước lớn trên bán đảo Đông Dương.
Sau khi gây sức ép về chính trị, ngoại giao mà không đạt được mục đích đề ra, ngày 17/2/1979, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã động huy động khoảng 60 vạn quân cùng hàng trăm xe tăng, xe bọc thép; hàng ngàn khẩu pháo các loại... mở cuộc tiến công trực diện vào lãnh thổ Việt Nam trên toàn tuyến biên giới phía Bắc từ Phong Thổ (Lai Châu) đến Móng Cái (Quảng Ninh).
Nhân dân Việt Nam đứng trước thử thách to lớn: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước kết thúc chưa lâu (1975), hậu quả để lại còn rất nặng nề; lại vừa kết thúc Chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam (12/1978) và đang làm nhiệm vụ quốc tế giúp đỡ nhân dân Campuchia lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot, thực hiện công cuộc hồi sinh đất nước. Mặt khác, kinh tế gặp rất nhiều khó khăn do cấm vận của Mỹ; các thế lực phản động trong và ngoài nước vẫn ra sức hoạt động chống phá... Bên cạnh đó, cuộc đụng đầu lịch sử này có tác động rất lớn đến tâm lý, tình cảm của nhân dân hai nước bởi Trung Quốc là nước đã ủng hộ, giúp đỡ to lớn cả về chính trị, vật chất lẫn tinh thần cho Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến cứu nước (chống Pháp, chống Mỹ) trước đây" (theo: https://baotintuc.vn/chinh-tri/nghe-thuat-chi-dao-dau-tranh-trong-cuoc-chien-dau-bao-ve-bien-gioi-phia-bac-20190218075647669.htm).
Sau khi gây sức ép về chính trị, ngoại giao mà không đạt được mục đích đề ra, ngày 17/2/1979, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã động huy động khoảng 60 vạn quân cùng hàng trăm xe tăng, xe bọc thép; hàng ngàn khẩu pháo các loại... mở cuộc tiến công trực diện vào lãnh thổ Việt Nam trên toàn tuyến biên giới phía Bắc từ Phong Thổ (Lai Châu) đến Móng Cái (Quảng Ninh).
Nhân dân Việt Nam đứng trước thử thách to lớn: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước kết thúc chưa lâu (1975), hậu quả để lại còn rất nặng nề; lại vừa kết thúc Chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam (12/1978) và đang làm nhiệm vụ quốc tế giúp đỡ nhân dân Campuchia lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot, thực hiện công cuộc hồi sinh đất nước. Mặt khác, kinh tế gặp rất nhiều khó khăn do cấm vận của Mỹ; các thế lực phản động trong và ngoài nước vẫn ra sức hoạt động chống phá... Bên cạnh đó, cuộc đụng đầu lịch sử này có tác động rất lớn đến tâm lý, tình cảm của nhân dân hai nước bởi Trung Quốc là nước đã ủng hộ, giúp đỡ to lớn cả về chính trị, vật chất lẫn tinh thần cho Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến cứu nước (chống Pháp, chống Mỹ) trước đây" (theo: https://baotintuc.vn/chinh-tri/nghe-thuat-chi-dao-dau-tranh-trong-cuoc-chien-dau-bao-ve-bien-gioi-phia-bac-20190218075647669.htm).
Như vậy, có một thực tế là mặc dù có những lí do chúng ta hạn chế đề cập tới cuộc chiến song sự thật là việc nhận diện, đánh giá rõ ràng về nó đã được làm từ nhiều năm trước. Chúng ta không chỉ dám gọi đúng tên cuộc chiến mà dưới một khía cạnh nào đó đã có những bài báo, bài viết giải mã rõ ràng động cơ, nguyên do cuộc chiến đến từng ngõ ngách nhỏ nhất, liên quan tới cuộc chiến này.
Cái cách gợi chuyện của linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong được nói đến vì thế hết sức đáng chê trách. Ông ta đã bất chấp sự thật để khai mào cho một vấn đề vốn dĩ không có chỗ đứng cả về lí luận và thực tiễn. Động cơ kích động, bôi lem sự thật của ông ta cũng vì thế trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết.
Hi vọng dư luận sẽ sớm nhận diện và phòng tránh những thông tin xấu độc kiểu này đến từ những kẻ như vị Linh mục này.
An Chiến
Tất cả những năm về trước nhiều báo đài chính thống đều đưa tin về chiến tranh biên giới chứ đâu giấu nhẹm gì, tên linh mục kia đang muốn áp đặt suy nghĩ chủ quan để đánh lừa những người lười đọc báo, tìm thông tin đấy chứ
Trả lờiXóaChúng ta không chỉ dám gọi đúng tên cuộc chiến mà dưới một khía cạnh nào đó đã có những bài báo, bài viết giải mã rõ ràng động cơ, nguyên do cuộc chiến đến từng ngõ ngách nhỏ nhất, liên quan tới cuộc chiến này để thế hệ sau còn hiểu để hành động và suy nghĩ cho xứng đáng với những gì thế hệ trước đã hi sinh để có được
Trả lờiXóaCãi nhau với tên linh mục tuột xích này làm gì hả ad, nó mà tử tế đạo hạnh mà cao thì giờ cũng ngồi yên ở thái hà rồi chứ làm gì bị treo chén cho về một xó như thế, giờ chó cùng cắn càn chửi được là chửi thế, đẳng cấp nó giờ còn gì đâu mà mình phải chấp
Trả lờiXóaNguyễn Ngọc Nam Phong hiểu biết về chính trị được bao nhiêu mà dám mạnh mồm bảo đến giờ mới dám gọi tên đúng cuộc chiến, làm lih mục thì chỉ là linh mục chứ không phải một nhà khoa học nào khác, bước sang sân chơi mới thì hắn cũng chỉ là một đứa trẻ thôi
Trả lờiXóa