THÔNG TIN

Bài viết
Bình luận

ONLINE

Free Global Counter

TRUY CẬP

ALEXA

20 tháng 2 2021

VỤ KHỞI TỐ PHAN BÙI BẢO THY: RSF VÀ CPJ LẠI BẤT CHẤP SỰ THẬT ĐỂ LÊN TIẾNG BÊNH VỰC CHO HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT

by Đắc Chí  |  at  20.2.21

Đắc Chí

Như thường lệ, sau khi cơ quan chức năng của Việt Nam khởi tố, bắt tạm giam một số người có hành vi vi phạm pháp luật, đặc biệt là những hành vi tuyên truyền chống Nhà nước, lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân; chống người thi hành công vụ… lập tức một số tổ chức lại bất chấp sự thật để lên tiếng bênh vực, đồng thời phê phán Nhà nước Việt Nam và đưa ra các đòi hỏi phi lý.

Ngày 10/2 vừa qua, Công an tỉnh Quảng Trị cho hay đã khởi tố, bắt tạm giam Phan Bùi Bảo Thy (SN 1971, ngụ tại quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng), Trưởng Văn phòng đại diện miền Trung - Tây Nguyên của báo Giáo dục & Thời đại tại Đà Nẵng.

Phan Bùi Bảo Thy bị bắt tạm giam vì hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 331 BLHS.

Và như thường lệ, sau khi Phan Bùi Bảo Thy bị bắt giữ phục vụ điều tra, vào các này 17 và 18/2, tổ chức Phóng viên không Biên giới (RSF)  và Ủy ban bảo vệ nhà báo (CPJ) lại ra thông cáo báo chí gán cho Phan Bùi Bảo Thy danh nghĩa “nhà báo bảo vệ nhân quyền” để biện hộ, bao che, bênh vực, bày tỏ quan ngại sâu sắc và yêu cầu Nhà nước Việt Nam “trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện nhà báo Phan Bùi Bảo Thy” và “ngưng bỏ tù các nhà báo chỉ vì hoạt động nghề nghiệp của họ”.

Bài viết trên VOA (Ảnh chụp màn hình)

Thực ra việc làm trên của tổ chức Phóng viên không Biên giới (RSF)  và Ủy ban bảo vệ nhà báo (CPJ) là hiện tượng đã lặp đi lặp lại nhiều lần. Đáng nói là lên tiếng như vậy, nhưng 02 tổ chức này lại chưa bao giờ tìm hiểu thấu đáo bản chất các đối tượng được họ gọi là “nhà báo bảo vệ nhân quyền”.

Về Phan Bùi Bảo Thy: Theo Công an tỉnh Quảng Trị, thời gian qua trên mạng xã hội xuất hiện nhiều tài khoản Facebook như Thu Hà, Hoàng Lê và các Fanpage Lý Dương Tú, Quảng Trị 357, tin Quảng Trị 246 đăng tải nhiều bài viết, hình ảnh, video có nội dung nói xấu, bôi nhọ, xúc phạm uy tín, danh dự của cá nhân, trong đó có một số lãnh đạo tỉnh, bộ, ngành ở Trung ương.

Điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, danh dự của các cá nhân cán bộ lãnh đạo và các cơ quan Nhà nước trong một thời gian dài, gây dư luận xấu trong cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân và an ninh chính trị trên địa bàn. Trước tình hình đó, Công an Quảng Trị đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ xây dựng kế hoạch đấu tranh ngăn chặn.

Sau một thời gian triển khai, ngày 4/2 cơ quan chức năng đã khám xét đối với Lê Anh Dũng, qua đó phát hiện nhiều tài liệu liên quan. Từ lời khai của Dũng và các dữ liệu thu được, ngày 5/2 Công an tỉnh Quảng Trị đã tiến hành khám xét khẩn cấp nơi ở của Phan Bùi Bảo Thy.

Qua đấu tranh khai thác, Phan Bùi Bảo Thy khai nhận đã cùng Lê Anh Dũng soạn thảo nhiều bài viết có nội dung nói xấu, bôi nhọ cá nhân các vị lãnh đạo tỉnh Quảng Trị và cho đăng tải lên mạng xã hội như nêu ở trên. Tổng cộng hơn 10.000 trang tài liệu liên quan.

Do vậy, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Quảng Trị đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, ra quyết định tạm giữ đối với Lê Anh Dũng và Phan Bùi Bảo Thy vì hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 331 BLHS.

Việt Nam có hệ thống pháp luật riêng, việc áp dụng các quy định pháp luật của Việt Nam để xử lý các đối tượng có hành vi vi phạm là điều hoàn toàn bình thường; hành vi của Phan Bùi Bảo Thy vi phạm pháp luật cụ thể như thế nào, đến đâu sẽ được các cơ quan bảo vệ pháp luật làm rõ. Do đó, việc HRW và CPJ cố tình bất chấp sự thật để dung túng những hành vi vi phạm pháp luật, can thiệp nội bộ quốc gia khác rõ ràng là hành vi không thể chấp nhận, vi phạm những nguyên tắc cơ bản nhất trong quan hệ quốc tế./.

11 nhận xét:

  1. Như một thói quen khi các đối tượng chính trị tại Việt Nam bị bắt thì một vài tổ chức quốc tế có liên quan sẽ lên tiếng phản động và kêu gọi thả người, tuy nhiên đây chỉ là hoạt động mang tính thói quen, hình thức chứ không có áp lực thật sự, không nên quá để tâm.

    Trả lờiXóa
  2. Việt Nam có hệ thống pháp luật riêng, việc áp dụng các quy định pháp luật của Việt Nam để xử lý các đối tượng có hành vi vi phạm là điều hoàn toàn bình thường; hành vi của Phan Bùi Bảo Thy vi phạm pháp luật cụ thể như thế nào, đến đâu sẽ được các cơ quan bảo vệ pháp luật làm rõ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thằng này nó bôi nhọ bao nhiêu là cán bộ lãnh đạo trong tỉnh mà có khi là dùng chiêu đó để tống tiền họ chứ tử tế gì đâu, bắt là đúng một kẻ suy thoái đạo đức một cách trầm trọng thì tồn tại trong xã hội làm gì, bắt vào tù cho tu tâm dưỡng tính may ra còn có cơ hội mà làm người trở lại

      Xóa
    2. Ý kiến cũng xử không ý kiến cũng xử, ý kiến chỉ là để thể hiên sự quan tâm nhau chứ không cứu được nhau, muốn nhẹ án thì tốt nhất là thành khẩn, ăn năn hối lỗi, còn vào đến nhà giam rồi vẫn lưu luyến nhau thì ngày về còn xa lắm

      Xóa
  3. Bênh vực nhưng dưới góc độ ngoại giao thì cũng phải hợp lý, xác đáng, chứ cứ bênh vực bừa như thế thì khác gì tự hạ thấp bản thân mình, một đối tượng bị truy tố trước pháp luật thì vi phạm phải hết sức nghiêm trọng và đầy đủ chứng cứ để định tội rồi, tư dưng đòi thả không

    Trả lờiXóa
  4. Phan Bùi Bảo Thy bị bắt tạm giam vì hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 331 BLHS vì những hành vi sai trái của Thy

    Trả lờiXóa
  5. Khi cơ quan chức năng của Việt Nam khởi tố, bắt người có hành vi vi phạm pháp luật, đặc biệt là những hành vi tuyên truyền chống Nhà nước, lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm quyền thì có một số tổ chức lại bất chấp sự thật để lên tiếng bênh vực, đồng thời phê phán Nhà nước Việt Nam và đưa ra các đòi hỏi phi lý là sao?

    Trả lờiXóa
  6. Saau khi Phan Bùi Bảo Thy bị bắt giữ thì tổ chức (RSF) và (CPJ) lại ra thông cáo báo chí gán cho Phan Bùi Bảo Thy danh nghĩa “nhà báo bảo vệ nhân quyền” để biện hộ, bao che, bênh vực cho hành vi vi phạm của tên Thy

    Trả lờiXóa
  7. Việc làm trên của tổ chức Phóng viên không Biên giới (RSF) và Ủy ban bảo vệ nhà báo (CPJ) là hiện tượng đã lặp đi lặp lại nhiều lần. 02 tổ chức này cố tình thay đổi bản chất của các đối tượng và gọi là “nhà báo bảo vệ nhân quyền”.

    Trả lờiXóa
  8. Phan Bùi Bảo Thy sử dụng nhiều tài khoản Facebook đăng tải nhiều bài viết, hình ảnh, video có nội dung nói xấu, bôi nhọ, xúc phạm uy tín, danh dự của cá nhân, trong đó có một số lãnh đạo tỉnh, bộ, ngành ở Trung ương, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, danh dự của các cá nhân

    Trả lờiXóa
  9. Việc áp dụng các quy định pháp luật của Việt Nam để xử lý các đối tượng có hành vi vi phạm là điều hoàn toàn bình thường và hành vi của Phan Bùi Bảo Thy đã vi phạm pháp luật nên cần phải bị xử lí

    Trả lờiXóa

Proudly Powered by Blogger.