Xung quanh câu chuyện nam thanh niên quê Đông Anh, Hà Nội cứu được em bé gái rơi từ lan can tầng 12 của Toà Chung cư tại Quận Thanh Xuân, Hà Nội. Khỏi cần phải nói dư luận đã rúng động đến thế nào.
Giới chức nhà nước từ Thủ tướng Chính phủ đến ông Bí thư, Chủ tịch Hà Nội đến Trung ương Đoàn cũng đã có những động thái vinh danh, tặng thưởng cho nam Thanh niên này.
Việc toàn xã hội vinh danh nam thanh niên vì thế là chuyện hết sức tốt; và chúng ta chỉ sợ và thực sự lo lắng cho xã hội, thể chế đó nếu như những hành động tốt, nhân văn như thế không được vinh danh mà chìm nghỉm và rơi vào lặng thinh.
Cái tốt được vinh danh cũng có nghĩa động lực mà xã hội đó hướng đến hết sức tốt đẹp, xã hội đó cũng hết sức đáng sống.
Đó là những điều mà chúng ta có thể nhìn thấy, cảm thấy được qua sự việc đang thu hút sự chú ý của dư luận này!
Vậy nhưng, qua theo dõi thì không hẳn ai trong chúng ta, trong xã hội rộng lớn này cùng chung suy nghĩ như thế. Trường hợp dẫn ra dưới đây có thể xem là cá biệt, là không phổ biến và cũng ít nhiều cho thấy rõ hơn sự lạc điệu của chính những người này (ảnh dưới):
Lâu nay theo dõi những ý kiến trái chiều với giới chức nhà nước, không thiếu những câu chuyện mà vì chuyện này chuyện kia người ta đổ vấy cho thể chế chính trị. Và thông thường đó là những câu chuyện tiêu cực, đáng lên án.
Nhưng với câu chuyện đang nói đến (được Fbker Mai Quốc Ấn, một nhà báo tại Tp Hồ Chí Minh nói đến) nó lại ở một thái cực khác. Ở đó lòng tốt, sự dũng cảm vẫn không được ghi nhận và không mang những sắc thái tốt đẹp!
Theo cách nói của Fbker này thì việc cả một xã hội đang chờ những một hậu quả, một việc đã xảy ra để nói, để vinh danh đó là lỗi của thể chế. Rằng tại sao thể chế đó không hướng người ta đến việc phòng ngừa và không để xảy ra sự việc như thế (mà nếu không có hành động của nam thanh niên kia thì đã cướp đi một sinh mạng).
Đó có thể là tất cả những gì được fbker này nói đến và cũng nói luôn ẩn chứa trong đó đầy rẫy những giá trị nhân văn sâu sắc. Nhưng xin được nói luôn, cái cách lí sự trên và cả câu hỏi tại sao đó chỉ có thể áp dụng được trong sách vở, trong những thế giới "phẳng" và nhất nhất cái gì cũng tuân theo một quỹ đạo, không có chuyện "ngoại lệ", "bất ngờ".
Thể chế chính trị là bà đỡ, là nguồn cơn quan trọng nhất thai nghén, hình thành nên xu thế của một xã hội. Xã hội đó chuyển hướng như thế nào có vai trò đặc biệt của thế chế. Nhưng rồi, nhìn kỹ, đánh giá kỹ vấn đề hơn sẽ hay biết rằng: Không phải cái gì cũng liên quan và cũng có thể đổ vấy cho thể chế được.
Đời thủa nào thể chế lại mong muốn những tai nạn thương tâm cho con dân của mình chỉ để mục đích vinh danh nọ kia. Họ (thông qua nhà nước) cũng đã làm tốt nhất những gì có thể để công dân được sống trong hạnh phúc, an toàn. Câu chuyện xảy ra tại quận Thanh Xuân, Hà Nội vì thế là chuyện ngoài ý muốn, thể chế hoàn toàn vô can trong chuyện này. Việc vinh danh, ca ngợi hành vi quả cảm của nam thanh niên đơn giản là bày tỏ sự biết ơn của toàn xã hội cũng như lan toả những việc tốt, người tốt trong xã hội (hoàn toàn không có ý khuyến khích những hành vi tương tự).
Và xin được nói luôn, nếu cho đó là bản chất của thể chế chính trị tại Việt Nam trong chuyện này thì tại sao ở các nước phương Tây, thể chế khác với chúng ta nhưng vẫn xảy ra những câu chuyện tương tự. Thậm chí thương tâm gấp hàng trăm, hàng ngàn lần. Ở đó, họ cũng không ngần ngại vinh danh những cá nhân giúp hoá giải những cuộc "khủng hoảng", tai nạn như thế.
Như thế, rõ ràng không hề có bất cứ mẫu số chung nào cho những chuyện như thế này. Thể chế không phải là cái oi để rồi cái không được cũng mang ra bới móc; rồi đến cái tốt, cái đẹp cũng cố móc ra, luận ra cho được cái không hay để lên án. Hay nói cách khác, trong chuyện này dù dưới góc nhìn nào đi chăng nữa thì thể chế hoàn toàn vô can.
Mọi chế độ luôn có những khiếm khuyết và để tồn tại thì không còn cách gì khác, họ phải hoàn thiện lại chính mình. Nhưng xin nhắc lại, có những thứ thể chế không thể quy định, tác động tới được, mà hoàn toàn là ý chí của những chủ thể đơn lẻ trong xã hội.
Nếu có một thể chế nào chờ tai nạn của người dân để tôn vinh thì thể chế đó đáng bị lên án, nguyền rủa và nên chăng kết thúc sứ mệnh lịch sử của chính mình!
An Chiến
Mai Quốc Ấn nó là con chó nhai giẻ rách.
Trả lờiXóaĐiều người ta muốn vinh danh ở đây là thái độ, phẩm chất con người khi thấy người bị nạn chứ không phải là quy định hay thể chế, việc vận dụng luôn phải linh hoạt, và đúng hay sai nó nằm ở thái độ của người dân, nếu như người dân đồng tình nghĩa là đúng rồi.
Trả lờiXóaChả thế chế nào muốn tai nạn thương tâm của con dân để xây dựng hình ảnh, đây là sự việc dã xảy ra nên truyền thông tận dựng để biểu dương tấm gương người tốt việc tốt, từ đó nhân rộng ra việc cứu người lúc hoạn nạn đẻ như một bảo hiêm vô hình cho người dân nước ta sau này
Trả lờiXóa