THÔNG TIN

Bài viết
Bình luận

ONLINE

Free Global Counter

TRUY CẬP

ALEXA

16 tháng 5 2021

VẠCH TRẦN CHIÊU TRÒ “TẨY CHAY BẦU CỬ”

by Đắc Chí  |  at  16.5.21

Đắc Chí

Càng gần sát thời điểm diễn ra Cuộc bầu cử ĐBQH lần thứ XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026, các đối tượng chống đối trong nước được sự hậu thuẫn của một số cơ quan truyền thông nước ngoài thiếu thiện chí lại càng đẩy mạnh các thủ đoạn chống phá. Đặc biệt, chúng ra sức kêu gọi cử tri “tẩy chay bầu cử”. Đây là luận điệu sai trái, nguy hiểm.

Đài Á châu tự do (RFA) ngày 14/5 đã đăng tải bài viết với tiêu đề “Có cử tri công khai tẩy chay bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân”, trong đó đề cập đến 3 nhân vật gồm: cựu Trung tá, bác sĩ thoái hóa biến chất Đinh Đức Long, Đinh Quang Tuyến và Phạm Công Út tuyên bố “từ chối đi bầu cử” với những lý do rất vô lý được ra rằng “chưa bao giờ gặp gỡ trực tiếp, hoặc nghe những ứng viên trên thuyết trình về bản thân, cũng như chương trình hành động của họ”; “đi bầu là quyền chứ không phải là nghĩa vụ”, thậm chí không đi bầu vì “không công nhận chính thể hiện nay”…

Bài viết trên RFA (Ảnh chụp màn hình)

Thực ra những luận điệu trên không mới và không khó để nhận ra âm mưu của thủ đoạn này là nhằm kêu gọi cử tri “tẩy chay bầu cử”, “không đi bỏ phiếu” để tỷ lệ cử tri tham gia bầu cử thấp. Khi đó, chúng sẽ tiếp tục rêu rao là Cuộc bầu cử ĐBQH lần thứ XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026 ở Việt Nam “thiếu dân chủ”; “Quốc hội khóa XV không đại diện cho Nhân dân”... Từ đó, chúng tiếp tục thực hiện các hành động gây mất ổn định tình hình đất nước, thậm chí là tạo cớ cho sự can thiệp của nước ngoài.

Cần khẳng định rằng, quyền bầu cử là quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp, pháp luật quy định nhằm bảo đảm cho mọi công dân có đủ điều kiện được thực hiện việc lựa chọn đại biểu vào cơ quan quyền lực Nhà nước. Điều 27, Hiến pháp năm 2013 nêu rõ: “Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng Nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định”.

Mặt khác, thông qua bầu cử, Nhân dân trực tiếp bỏ phiếu bầu người đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của mình, để thay mặt Nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước. Việc bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Điều 6 của Hiến pháp năm 2013 nêu rõ: “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước”. Do đó, nếu không đi bầu cử, “tẩy chay bầu cử” thì đồng nghĩa với việc cử tri đã tự từ bỏ quyền làm chủ của chính bản thân mình.

Hơn nữa, Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước. Hội đồng nhân dân gồm các đại biểu HĐND do cử tri ở địa phương bầu ra, là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân. Tham gia bầu cử chính là chúng ta đã tham gia lựa chọn những đại biểu có tâm, đức và đủ tài năng, trí tuệ để họ đồng hành cùng Nhân dân, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, phát triển. Việc “tẩy chay bầu cử”, “không đi bỏ phiếu”... còn thể hiện thái độ thờ ơ, thiếu trách nhiệm đối với tương lai của đất nước.

Cần lưu ý rằng, việc “tuyên bố không tham gia bầu cử” có thể là việc của cá nhân nhưng việc vận động, kích động, xúi giục, lôi kéo người khác không tham gia bầu cử chính là hành vi vi phạm pháp luật. Và đặc biệt như đã nêu ở trên việc không tham gia bầu cử hoặc thiếu trách nhiệm với lá phiếu của mình còn đồng nghĩa với việc vô tình “tiếp tay”, đồng thời tự biến mình trở thành công cụ, thành “con rối” để các đối tượng lợi dụng, phục vụ cho các âm mưu, hoạt động chống phá của chúng. Vì thế, mỗi chúng ta cần cảnh giác để nhận diện rõ âm mưu và tẩy chay những thủ đoạn chống phá như trên.

Bầu cử ĐBQH lần thứ XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 là sự kiện chính trị quan trọng, là dịp để cử tri thực hiện quyền làm chủ và trách nhiệm công dân đối với tương lai của đất nước. Với ý nghĩa đó, mỗi cử tri cần tham gia bầu cử một cách đầy đủ, đúng thời gian, địa điểm và đúng quy định để sáng suốt lựa chọn, bầu ra những người xứng đáng là đại biểu của Nhân dân, góp phần xây dựng đất nước ngày giàu mạnh, phát triển./.

12 nhận xét:

  1. Toàn những chiêu trò bẩn thỉu của các tổ chức phản động. Cứ mỗi khi đất nước ta có sự kiện chính trị đặc biệt quan trọng như sự kiện bầu cử lần này thì bọn chúng lại sử dụng mọi thủ đoạn, chiêu bài để chống phá. Cần lên án mạnh mẽ những chiêu trò như thế này và xử lý thật nặng những kẻ tung tin, lan truyền tin kêu gọi tẩy chay bầu cử trên mạng xã hội.

    Trả lờiXóa
  2. Mỗi lần gần bầu cử là lại thấy đám dân chủ " nhộn nhịp" hơn bao giờ hết , chắc của cuộc đời chúng thất bại lắm nên cũng muốn đi phá hoại người khác phá hoại đất nước.Đã không làm gì cho đất nước thì nên ngồi im ở nhà mà chống dịch chứ đừng vác cái miệng thối đi khắp nơi ô nhiễm lắm

    Trả lờiXóa
  3. Khi đến gần thời điểm diễn ra Cuộc bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND các cấp, các đối tượng chống đối trong nước được sự hậu thuẫn của một số cơ quan nước ngoài thiếu thiện chí lại càng đẩy mạnh các thủ đoạn chống phá, đặc biệt kêu gọi cử tri “tẩy chay bầu cử”

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Kêu gọi tẩy chay bầu cử đây không phải là lần đầu tiên các thế lực thù địch làm với Việt Nam chúng ta mà là hoạt động mang tính thường xuyên, định kỳ, nên người dân đã quá quen thuộc và gần như không thèm để tâm đến, họ còn nhiều việc để làm hơn là nghe theo mấy luận điệu xấu này

      Xóa
  4. Những luận điệu trên thể hiện âm mưu thủ đoạn này là nhằm kêu gọi cử tri “tẩy chay bầu cử”, “không đi bỏ phiếu” để tỷ lệ cử tri tham gia bầu cử thấp. Từ đó, thực hiện các hành động gây mất ổn định tình hình đất nước, thậm chí là tạo cớ cho sự can thiệp của nước ngoài.

    Trả lờiXóa
  5. Thông qua bầu cử, Nhân dân trực tiếp bỏ phiếu bầu người đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của mình, để thay mặt Nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước. nếu không đi bầu cử, “tẩy chay bầu cử” thì đồng nghĩa với việc cử tri đã tự từ bỏ quyền làm chủ của nhan dân

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Việc tiếp theo bây giờ ấy là những người được nhân dân tín nhiệm bầu nên phải phát huy tích cực vai trò của bản thân, đồng thời đưa những ý kiến nguyện vọng của nhân dân đến các cơ quan có thẩm quyền để được xử lý kịp thời nhất, bỏ qua đi hoạt động của mấy tên phản động đi, không đáng đề cập

      Xóa
  6. Việc “tuyên bố không tham gia bầu cử” có thể là việc của cá nhân nhưng việc vận động, kích động, xúi giục, lôi kéo người khác không tham gia bầu cử chính là hành vi vi phạm pháp luật. Cần phải lên án hành động này

    Trả lờiXóa
  7. Bầu cử ĐBQH lần thứ XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 là sự kiện chính trị quan trọng, là dịp để cử tri thực hiện quyền làm chủ và trách nhiệm công dân đối với tương lai của đất nước

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cả nước đi bầu nên có bớt đi ba người thì bãi biển vẫn đông khách như thường, ba ông cựu Trung tá, bác sĩ thoái hóa biến chất Đinh Đức Long, Đinh Quang Tuyến và Phạm Công Út đang tự đề cao mình quá rồi, đất nước cần những con người có ý thức xây dựng

      Xóa
  8. Cần lưu ý rằng, việc “tuyên bố không tham gia bầu cử” có thể là việc của cá nhân nhưng việc vận động, kích động, xúi giục, lôi kéo người khác không tham gia bầu cử chính là hành vi vi phạm pháp luật

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Kêu gọi tẩy chay bầu cử cho chán thì tỷ lệ đi bầu vẫn trên 98% đó chứ, mà còn do covid đấy chứ không là chạm đỉnh luôn, chứng tỏ người dân đâu cso ai nghe theo lời của đám phản động đâu, họ chỉ nghe đài ta thôi, chiêu trò chống phá đã quá là nhàm chán rồi

      Xóa

Proudly Powered by Blogger.