(Tieudung.vn) - Cấp giấy đi đường gắn QR code, một hình thức hạn chế quyền đi lại trong thời điểm phòng chống dịch Covid-19 phù hợp Hiến pháp và pháp luật Việt Nam.
Việc cấp giấy đi đường
nhằm hạn chế công dân di chuyển là một trong các biện pháp phòng chống dịch
Covid-19 theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ đang được một số địa phương thực
hiện.
Đây là biện pháp
không thể trì hoãn nhằm kiểm soát tình trạng lây lan dịch bệnh trong xã hội. Nếu
không thực hiện biện pháp này, khó có thể hướng đến kiểm soát dịch bệnh để đưa
cộng đồng trở lại hoạt động. Tuy vậy, mới đây có một ý kiến gây chú ý khi đặt
ra vấn đề pháp lý rằng, việc cấp giấy đi đường gắn QR code có thể phải xem xét
lại vì thiếu căn cứ pháp lý.
Dưới góc độ pháp lý,
cấp giấy đi đường gắn QR code là một hình thức hạn chế quyền đi lại trong thời
điểm phòng chống dịch Covid-19. Tức chỉ một số đối tượng công dân có hoạt động
cần thiết cho cộng đồng trong thời điểm có dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới
được phép di chuyển trong một số khung giờ nhất định. Quyền đi lại của công dân
được qui định tại Điều 23 Hiến pháp 2013 “Công dân có quyền tự do đi lại và cư
trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước. Việc thực hiện
các quyền này do pháp luật quy định”. Theo đó, quyền tự do đi lại còn bị hạn chế
bởi các điều luật bên ngoài hiến pháp.
Trong tình trạng dịch
bệnh, việc phòng chống dịch được phân cấp theo ủy nhiệm của Chính phủ, qui định
tại Điều 6 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 “Ủy ban nhân dân các cấp thực
hiện quản lý nhà nước về công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo phân cấp
của Chính phủ”. Căn cứ vào qui định này, UBND cấp tỉnh thực thi các biện pháp
phòng dịch do Chính phủ chỉ đạo bởi các Nghị quyết, Chỉ thị (hiện nay thực hiện
theo Nghị quyết số 86 của Chính phủ ngày 6/8/2021 và các Chỉ thị điều hành số
15 và 16 của Thủ tướng Chính phủ). Các quyền hành pháp quốc gia của Chính phủ
được hiến định tại Hiến pháp 2013 và cụ thể hóa tại Điều 46 Luật phòng, chống bệnh
truyền nhiễm 2007 về việc chỉ đạo chống dịch. Tất cả mọi công dân đều có nghĩa
vụ chấp hành các biện pháp phòng chống dịch bệnh do Ban chỉ đạo chống dịch đề
ra trên phạm vi hành chính cư trú của công dân (Điều 7 Luật phòng, chống bệnh
truyền nhiễm 2007).
Vì vậy, thành phố Hà
Nội, cũng như các địa phương thực hiện cấp giấy đi đường gắn QR code nhằm hạn
chế công dân đi lại để chống dịch là hoàn toàn phù hợp với Hiến pháp và đúng
tinh thần luật định tại Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Tôi cho rằng, ý kiến
“Công an cấp giấy đi đường gắn QR code thiếu căn cứ pháp lý và gây nhũng nhiễu”,
là rất không chính xác.
Theo Luật
sư Trần Đình Dũng - Đoàn luật sư TP Hồ Chí Minh
Thành phố Hà Nội, cũng như các địa phương thực hiện cấp giấy đi đường gắn QR code nhằm hạn chế công dân đi lại để chống dịch là hoàn toàn phù hợp với Hiến pháp và đúng tinh thần luật định tại Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Tôi thấy ý kiến “Công an cấp giấy đi đường gắn QR code thiếu căn cứ pháp lý và gây nhũng nhiễu” là xuyên tạc.
Trả lờiXóaĐây là biện pháp không thể trì hoãn nhằm kiểm soát tình trạng lây lan dịch bệnh trong xã hội. Nếu không thực hiện biện pháp này, khó có thể hướng đến kiểm soát dịch bệnh để đưa cộng đồng trở lại hoạt động. Tuy vậy, mới đây có một ý kiến gây chú ý khi đặt ra vấn đề pháp lý rằng, việc cấp giấy đi đường gắn QR code có thể phải xem xét lại vì thiếu căn cứ pháp lý.
Trả lờiXóaBiện pháp để chống dịch covid thì có gì mà vi hiến, nó đang giúp chính quyền bảo vệ được tính mạng sức khỏe của người dân. Thực ra thì một biện pháp đưa ra mà người dân họ không phản đối là được, không cần quan trọng đến việc quy định pháp lý lắm đâu
XóaViệc cấp giấy đi đường gắn QR code nhằm hạn chế công dân di chuyển là một trong các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ đang được một số địa phương thực hiện. Hiện tại dịch bệnh đang diễn biến còn rất phức tạp, chúng ta đã đạt được hiệu quả nhất định, bây giờ phải giữ được thành quả và tiếp tục chống dịch. Việc cấp giấy đi đường gắn QR code nhằm hạn chế công dân di chuyển là một trong các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 là phù hợp vơi hiến pháp và Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 “Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo phân cấp của Chính phủ”. Các quyền hành pháp quốc gia của Chính phủ được hiến định tại Hiến pháp 2013 và cụ thể hóa tại Điều 46 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 về việc chỉ đạo chống dịch. Tất cả mọi công dân đều có nghĩa vụ chấp hành các biện pháp phòng chống dịch bệnh do Ban chỉ đạo chống dịch đề ra trên phạm vi hành chính cư trú của công dân (Điều 7 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007).
Trả lờiXóaviệc cấp giấy đi đường không chỉ phù hợp với pháp luật và còn đúng với tình hình dịch bệnh đang diễn biến ngày càng phức tạp. Giấy đi đường là một phương thức kiểm soát tình hình dịch bệnh và ý thức của người dân khi ra đường.
Trả lờiXóakhông chỉ đưa ra việc cấp giấy đi đường mà chính quyền còn lắng nghe tiếng nói của người dân để vận hành giấy một cách khoa học, phù hợp với yêu cầu cuộc sống. Hoàn toàn ủng hộ việc cấp giấy thông qua mã QR giúp người dân và chính quyền thuận lợi hơn.
Trả lờiXóahiện vẫn còn nhiều người dân chưa hiểu đúng về giấy đi đường và việc cấp giấy rồi đăng tải lên mạng xã hội khiến nhiều người hiểu lầm. Tuy nhiên, trên thực tế, việc cấp giấy là cần thiết và phù hợp với thực tiễn. Các cơ quan chức năng cần làm tốt công tác truyền thông để người dân hiểu rõ hơn.
Trả lờiXóanếu không kiểm soát đi lại của người dân bằng giấy đi đường thì dịch rất khó kiểm soát. Thực hiện cấp giấy đi đường gắn QR code nhằm hạn chế công dân đi lại để chống dịch là hoàn toàn phù hợp với Hiến pháp và đúng tinh thần luật định tại Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
Trả lờiXóa