Từ Tp Hồ Chí Minh, Ls Nguyễn Hồng Lâm đã viết nhân ngày luật sư Việt Nam như sau: “Ngày luật sư Việt Nam 10/10, báo chí tôn vinh các “luật sư cách mạng” như ông Phan Anh, Trịnh Đình Thảo hay Nguyễn Hữu Thọ ... mà không một lời nhắc đến vị luật sư “khai quốc công thần” của nền tư pháp Việt Nam là ông Vũ Trọng Khánh.
Vì sao thế ?
Nguyên nhân chính là do vào năm 1948, ông Khánh đã cả gan tranh luận công khai với báo Sự Thật của Đảng Cộng sản Việt Nam về việc: nền tư pháp phải hoàn toàn độc lập và không phụ thuộc vào chính quyền (cách mạng). Từ đó, sự nghiệp vị Bộ trưởng Tư pháp đầu tiên của nước nhà dần đi xuống”.
Ls Nguyễn Hồng Lâm (Tp Hồ Chí Minh) nói về Ls Vũ Trọng Khánh (Nguồn: fb).
Bài viết cũng nhận được sự tán đồng của một số ít cá nhân, trong đó có thể kể đến những cá nhân nhân sỹ trí thức tại Hà Nội như Gs Mạc Văn Trang, Nguyễn Xuân Diện…
Theo đó, đồng thuận với ý kiến của Ls Lâm, những người này cho rằng, đã có một sự bất công với con người có vai trò đặc biệt quan trọng đối với nền tư pháp Việt Nam những ngày đầu dành độc lập này; đồng thời không quên lên án cách hành xử của nhà nước Việt Nam với những người bất đồng chính kiến.
Tuy nhiên, có vẻ như đó chỉ là góc nhìn có phần phiến diện, một chiều hoặc rất cảm tính của những con người này về cuộc đời, sự nghiệp của vị luật sư tài năng và đáng kính này.
Bởi lẽ, cho đến nay, dù vẫn có những đồn đoán nói rằng, sau cuộc tranh luận năm 1948 dẫn đến việc ông không được Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa (nay là Cộng hòa XHCN Việt Nam) trọng dụng (từ cương vị Bộ trưởng Bộ Tư pháp, ông Khánh lần lượt đảm nhiệm các cương vị Giám đốc Tư pháp liên khu 10, Phó Chủ tịch thành phố Hải Phòng rồi Chủ tịch Hội Luật gia Hải Phòng, chức vụ cuối cùng của ông trước khi nghỉ hưu là Trưởng tiểu ban Vận trù học của Ban khoa học và công nghệ thành phố Hải Phòng và qua đời trong lặng lẽ năm 1996). Song dường như về phương diện cá nhân, Ls Vũ Trọng Khánh không hề có bất cứ sự phàn nàn, lên tiếng nào về chuyện này.
Ông vẫn xem đó là một sự bố trí đơn thuần của tổ chức; thậm chí ông còn cảm thấy vui vẻ khi được làm cái nghề yêu thích của mình sau khi đã hoàn tất những nhiệm vụ vẻ vang do chế độ giao phó. Và riêng chuyện này thôi cũng đủ thấy, có một mưu đồ bẻ cong sự thật để công kích, tấn công chế độ trong chuyện này.
Tìm hiểu sâu một tí, ngược lại với những ý nghĩ nói trên của Ls Lâm và những người tán đồng, nhân kỷ niệm 71 năm Ngày truyền thống của Luật sư Việt Nam (10-10-1945 - 10-10-2016), và hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam (9-11), báo Nhân dân - cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản VN đã có bài "Luật sư Vũ Trọng Khánh - một nhân cách trí thức lớn". Trong đó có đoạn: "VŨ TRỌNG KHÁNH là một “công bộc của dân”, ông sống “ôn hòa trong xử sự những việc cụ thể, nhưng không thỏa hiệp trong những vấn đề nguyên tắc”, thuộc thế hệ luật sư ưu tú nhất mà Bác Hồ đã quy tụ được để phụng sự Tổ quốc, như: Vũ Đình Hòe, Phan Anh, Nguyễn Hữu Thọ, Trần Công Tường…Vũ Trọng Khánh là người góp phần quan trọng kiến tạo Sắc lệnh 46/SL ngày 10-10-1945, trở thành một dấu mốc trong việc hình thành khái niệm quyền bào chữa và nghề luật sư trong chế độ cách mạng, được hiến định trong Hiến pháp năm 1946. Ngày 14-1-2013, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký Quyết định lấy ngày 10-10 hằng năm là Ngày truyền thống của Luật sư Việt Nam".
Đó có thể xem là một sự vinh danh không thể đầy đủ và trọn vẹn hơn.
Chưa hết, báo Sài Gòn Giải phóng - cơ quan của Đảng bộ Tp Hồ Chí Minh trong bài "Luật sư Vũ Trọng Khánh - Cuộc đời và sự nghiệp” - cuốn sách về Bộ trưởng Bộ Tư pháp đầu tiên của VN" cũng dành những mỹ từ đẹp nhất để nói về vị Bộ trường tài ba này: "người đã có những đóng góp quan trọng trong việc thiết lập hệ thống pháp luật và nền tư pháp nhân dân của chế độ mới, mà cho đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị đối với nền luật học nước nhà, cũng như đối với sự hình thành và phát triển của Bộ, ngành Tư pháp Việt Nam".
Việc hệ thống các tờ báo đảng ca ngợi, vinh danh Ls Vũ Trọng Khánh hoàn toàn là sự thật. Và điều đó hoàn toàn trái ngược với những ý ngĩ của những con người đã nói ở trên.
Tất cả vì thế đã cho thấy rất rõ rằng: nhà nước VN qua những giai đoạn lịch sử đều thể hiện rất rõ quan điểm nhất quán lầ trọng dụng người tài và không quên vinh danh những con người tài năng mà vì thời cuộc hoặc những lí do khác không còn đảm trách, giữ các cương vị cao trong bộ máy nhà nước.
Nhân dịp 76 năm ngày Ls Việt Nam, nhắc về Ls Vũ Trọng Khánh chúng ta càng tự hào khi nền tư pháp VN có một con người tài năng, đức độ và trước sau đều trung trinh, không ngừng phục vụ chế độ cho tới khi nhắm mắt xuôi tay. Đó là một nhân cách đáng kính đã được dân tộc, đất nước này vinh danh.
An Chiến
Nhà nước VN qua những giai đoạn lịch sử đều thể hiện rất rõ quan điểm nhất quán lầ trọng dụng người tài và không quên vinh danh những con người tài năng mà vì thời cuộc hoặc những lí do khác không còn đảm trách, giữ các cương vị cao trong bộ máy của nước ta.
Trả lờiXóaKỷ niệm ngày luật sư Việt Nam mà lại tìm cách khơi gợi lên những câu chuyện đầy khúc mắc trong quá khứ để khơi gợi sự thù hằn, mất đoàn kết thì chỉ có thể phản động, chứ người bình thường không ai muốn chen cái buồn vào trong cái vui cả, bác Vũ Trọng Khánh vẫn được các tờ báo uy tính vinh danh như bình thường.
XóaKhi nói về Luât sư Vũ Trọng Khánh chúng ta càng tự hào khi nền tư pháp VN có một con người tài năng, đức độ và trước sau đều trung trinh, không ngừng phục vụ chế độ cho tới khi nhắm mắt xuôi tay. Đó là một nhân cách đáng kính đã được dân tộc, đất nước này vinh danh mà các thế hệ sau cần học hỏi.
Trả lờiXóaViệc được nhắc đến là một phần, phần còn lại là sự tưởng nhớ của các thế hệ sau đối với ông, tên ông vẫn được những người trong ngành nhắc mãi trong mỗi sự kiện, mỗi thành quả được ông để lại, như vậy mới là sự vinh danh, vinh dự cao quý nhất, nghe làm gì mấy tờ báo lá cải
XóaHọc ở ông không những là trình độ chuyên môn ở mức thượng thừa mà còn là đức tính tốt đẹp, một nhân cách sống đáng được tôn vinh, rất nhiều sách báo đã đưa tin về ông, tựu chung đều là sự tôn vinh và biết ơn về sự cống hiến của ông, thế hệ sau cần ghi nhớ
XóaNgười đã có những đóng góp quan trọng trong việc thiết lập hệ thống pháp luật và nền tư pháp nhân dân của chế độ mới, mà cho đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị đối với nền luật học nước nhà, cũng như đối với sự hình thành và phát triển của Bộ, ngành Tư pháp Việt Nam.
Trả lờiXóa