Thời Phong
Sau 75 năm Hội nghị văn hóa toàn quốc
lần thứ nhất (24/11/2946), Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021 đã
được tổ chức ngày 24/11/2021 tại phòng họp Diên Hồng, Tòa nhà Quốc hội (Hà Nội)
nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của
Đảng, với ý nghĩa quan trọng là khơi dậy khát vọng của toàn dân tộc để bước
sang một thời kỳ mới, tập trung phát triển nhanh và bền vững đất nước.
Nội dung của Hội nghị Văn hóa toàn
quốc lần này là đánh giá việc triển khai đường lối, chủ trương, các nghị quyết,
chỉ thị, kết luận của Đảng về công tác văn hóa, văn nghệ thời gian qua; kết quả
xây dựng văn hóa, con người Việt Nam sau 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất
nước và đề ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác văn hóa, văn nghệ trong
giai đoạn 2021-2026, tầm nhìn đến năm 2045.
Xuất phát từ vị trí, vai trò quan trọng
đó, các thế lực thù địch thời gian qua đã tăng cường tiến hành các hoạt động chống
phá trên lĩnh vực văn hóa. Hoạt động phá hoại được thể hiện qua các thủ đoạn
như: xuyên tạc bản sắc văn hóa dân tộc, đặc biệt là truyền thống văn hóa, văn
nghệ cách mạng, lối sống xã hội chủ nghĩa - những giá trị tinh thần của chế độ
xã hội chủ nghĩa; truyền bá văn hóa, lối sống tư sản phương Tây vào nước ta;
kích thích sự phục hồi, phát triển lối sống mê tín dị đoan, tôn thờ chủ nghĩa hữu
thần; tìm hiểu, móc nối, mua chuộc, lôi kéo, kích động trí thức, văn nghệ sĩ
có tư tưởng bất mãn, thù địch, cơ hội, hữu khuynh cực đoan, sa đọa về phẩm
chất đạo đức... vào con đường phản bội, chống lại Đảng, Nhà nước và nhân dân;
tìm cách thao túng, lũng đoạn, chi phối các cơ quan, tổ chức văn hóa, văn nghệ
làm cho văn hóa, văn nghệ đi chệch định hướng XHCN…
Hiện nay, các thế lực thù địch, phản
động còn tăng cường các phương thức thủ đoạn mới để để chống phá trên lĩnh vực
văn hóa, cụ thể chúng đi theo hướng quan hệ “mềm dẻo”, thân thiện hơn, hợp
tác toàn diện, thâm nhập sâu vào các lĩnh vực của đời sống xã hội, từ đó tác động,
phá hoại nền tảng tư tưởng, bản sắc văn hóa dân tộc, để từ đó thúc đẩy “tự diễn
biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ ta.
Nếu chúng ta chủ quan, mất cảnh
giác hoặc nhận thức không đầy đủ về những tác động phá hoại của các thế lực thù
địch trên lĩnh vực văn hóa, thì các thế lực thù địch, phản động càng có nhiều
cơ hội để tiến hành âm mưu, hoạt động “diễn biến hoà bình” nhằm chống Đảng, Nhà
nước ta. Kiên quyết đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận, phê phán, vạch
trần, bác bỏ các quan điểm thù địch, sai trái là một nhiệm vụ hàng đầu
trong tình hình mới.
Do đó, Hội nghị văn hóa toàn quốc
năm 2021 là dịp để chúng ta khẳng định tầm quan trọng của nền văn hóa trong quá
trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, để khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, niềm
tự hào, ý chí tự cường, lòng nhân ái, tinh thần đoàn kết, đồng thuận xã hội và
khát vọng phát triển đất nước của toàn dân tộc, khơi dậy khát vọng xây dựng đất
nước hùng cường. Mỗi người dân cần nâng cao ý thức xây dựng và giữ gìn nền
văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, đồng thời cảnh giác, đấu tranh với những âm
mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động nhằm phá hoại nền văn hóa Việt
Nam./.
Sức mạnh của văn hóa rất lớn, có thể lật đổ cả một chế độ
Trả lờiXóaLật đổ thì hơi quá nhưng nó là bản sắc của một dân tộc, cần được giữ gìn và bảo tồn đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập quốc tế, du nhập nhiều luồng văn hóa vào Việt Nam, kẻ thù trên mặt trận này cũng đa dạng chứ không phải chỉ là người mình với nhau đâu
XóaNền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong tiến trình cách mạng của đất nước, đã giúp dân tộc ta chiến thắng mọi thử thách và không ngừng tiến lên theo dòng chảy của lịch sử. Nền văn hóa Việt Nam là sự kết tinh quá trình lao động sáng tạo, đấu tranh chống các thế lực thù địch, chống lại thiên tai, mang đậm tâm hồn, cốt cách dân tộc, thể hiện sâu sắc trình độ, nghệ thuật ứng xử với tự nhiên và xã hội.
Trả lờiXóaNền văn hóa luôn là yếu tố cốt lõi trong quá trình phát triển của một dân tộc, nhờ nên văn hóa mà con người thăng tiến trong nhận thức và luôn có một nền tảng vũng chắc về tinh thần, vậy nên phải luôn có ý thức bảo tồn, giữ gìn, đồng thôi phản bác bài trù những luồng thông tin có mục dích xâm hại
XóaĐồng hành với tiến trình phát triển lịch sử của dân tộc Việt Nam ta là quá trình phát triển của văn hóa Việt Nam. Nền văn hóa việt nam đã trải qua sự mài dũa của tháng năm đã đần trở nên đậm đà, sáng hơn, phong phú hơn bao giờ hết. Chúng ta, thế hệ trẻ nên cố gắng tiếp thu và phát huy hơn nữa
Trả lờiXóaTrải qua thời gian, nhờ tiếp thu tinh hoa của văn hóa nhân loại mà nên văn hóa của chúng ta càng được hoàn thiện, bảo vệ đước giá trị cốt lõi mà vẫn hợp thời đại, phát triển kinh tế như nào cũng luôn phải lưu ý đến việc gì gìn bảo tồn và phát huy truyền thống vốn có
XóaHiện nay văn hóa cũng tồn tại nhiều hiện tượng, vấn đề đáng báo động cần quan tâm, đặc biệt là văn hóa mạng
XóaNền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong tiến trình cách mạng của đất nước, đã giúp dân tộc ta chiến thắng mọi thử thách và không ngừng tiến lên theo dòng chảy của lịch sử. Nền văn hóa Việt Nam là sự kết tinh quá trình lao động sáng tạo, đấu tranh chống các thế lực thù địch, chống lại thiên tai, mang đậm tâm hồn, cốt cách dân tộc, thể hiện sâu sắc trình độ, nghệ thuật ứng xử với tự nhiên và xã hội
Trả lờiXóaCác thế lực thù địch thời gian qua đã tăng cường tiến hành các hoạt động chống phá trên lĩnh vực văn hóa. Hoạt động phá hoại được thể hiện qua các thủ đoạn như: xuyên tạc bản sắc văn hóa dân tộc, đặc biệt là truyền thống văn hóa, văn nghệ cách mạng, lối sống xã hội chủ nghĩa - những giá trị tinh thần của chế độ xã hội chủ nghĩa; truyền bá văn hóa, lối sống tư sản phương Tây vào nước ta; kích thích sự phục hồi, phát triển lối sống mê tín dị đoan, tôn thờ chủ nghĩa hữu thần; tìm hiểu, móc nối, mua chuộc, lôi kéo, kích động trí thức, văn nghệ sĩ có tư tưởng bất mãn, thù địch, cơ hội, hữu khuynh cực đoan, sa đọa về phẩm chất đạo đức...
Trả lờiXóa