Đắc Chí
Ngày 13/1/2022, Tổ chức theo dõi nhân quyền (HRW) công bố cái gọi là “Báo
cáo thường niên năm 2022 về tình hình quyền con người tại các nước và lãnh thổ
trên thế giới trong năm qua” dài 752 trang để nêu ra tình hình thực thi nhân
quyền tại gần 100 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Vẫn chỉ là chiêu trò cũ bởi ấn
bản thứ 31 của HRW không có nội dung gì mới so với các bản báo cáo trước đây,
trong đó HRW tiếp tục vu cáo Việt Nam gia tăng hạn chế các quyền dân sự và
chính trị cơ bản của người dân trong năm 2021.
Bằng sự vu cáo trắng trợn, HRW cho rằng “Năm 2021 là một năm nặng trĩu đối
với Việt Nam qua những thực tế gồm dịch COVID-19, Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ
13 vào tháng một, cuộc bầu cử Quốc hội vào tháng năm. Trong năm qua, có ít nhất
63 người bị giam tù vì bày tỏ chính kiến hoặc tham gia các hội, nhóm bị Nhà nước
xem là chống chính quyền. Trong số những người này có nhiều người đang phải chịu
thi hành những bản án rất nặng sau các phiên xử bất công dựa theo những cáo buộc
ngụy tạo”.
Chưa dừng lại, bản báo báo cáo còn vu cáo rằng “Chính phủ Việt Nam hạn
chế nghiêm trọng các quyền dân sự và chính trị cơ bản gồm các quyền tự do biểu
đạt, tự do ngôn luận, tự do thông tin, tự do lập hội và hội họp ôn hòa, cũng
như quyền tự do tôn giáo-tín ngưỡng. Tại Việt Nam không có tự do báo chí hay độc
lập. Nhà nước không cho phép thành lập các đảng phái chính trị hay các tổ chức
nhân quyền độc lập. Chính phủ ngang nhiên can thiệp vào công việc điều hành của
các tổ chức tôn giáo”.
Như thường lệ, nhằm phụ họa cho bản báo cáo, ông Phil Robertson, Phó
Giám đốc Ban Châu Á của HRW trong cuộc trả lời phỏng vấn Đài RFA đã nói thêm rằng: “Chính phủ Việt Nam
núp bóng đại dịch COVID-19 để mạnh tay đàn áp đối với các hoạt động ôn hòa nên
hầu hết không bị bên ngoài Việt Nam phát hiện. Chính quyền dường như muốn xóa sổ
phong trào bất đồng chính kiến đang lớn mạnh bằng các án tù tàn khốc trước khi
thế giới chú ý trở lại Việt Nam.”
Có thể thấy, mang danh là tổ chức bảo vệ nhân quyền thế giới, nhưng những thông tin
HRW đưa ra tại “Báo cáo thường niên năm 2022” vẫn chỉ dựa trên những nguồn tin mạng thiểu kiểm chứng, không
khách quan như RFA, BBC, VOA và trang mạng xã hội của các đối tượng chống đối núp
dưới vỏ bọc “dân chủ” trong nước. Không những thế, HRW còn cố tình cắt xén các
quy định của luật pháp quốc tế về quyền con người, trong đó có quyền tự do ngôn
luận, báo chí… nhằm đồng nhất những nhà báo, công dân chân chính với những kẻ lợi
dụng quyền tự do ngôn luận, báo chí, internet bị cơ quan chức năng của Việt Nam
bắt giữ, xét xử trong thời gian qua.
Rõ ràng, những hoạt động của HRW đang bị chi phối bởi ý đồ của các nước
đang có quan điểm, chính sách thiếu thiện chí với Việt Nam. Cũng như các báo
cáo phúc trình trước đây, “Báo cáo thường niên năm 2022” về tình hình nhân quyền
tại Việt Nam hoàn toàn không khách quan, trung thực.
Cần khẳng định rằng, từ trước tới nay, Việt Nam luôn tôn trọng và bảo vệ
các quyền cơ bản của con người như quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do
tín ngưỡng, tôn giáo… Điều đó được thể hiện cụ thể trong Hiến pháp và các văn bản
pháp luật của Việt Nam. Thực tế, năm 2021 ghi dấu ấn rất đậm nét về việc đảm bảo
quyền con người của Việt Nam, được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Điển
hình là các nỗ lực của Đảng, Nhà nước trong chính sách phòng, chống COVID-19,
nhất là các hoạt động giúp người yếu thế, người bị ảnh hưởng do đại dịch, đảm bảo
“không ai bị bỏ lại phía sau”. Bởi thế, “Báo cáo thường niên năm 2022” của HRW vẫn
chỉ là sự vu cáo trắng trợn của một tổ chức mang danh bảo vệ nhân quyền thế giới
nhằm chống phá Việt Nam mà thôi!./.
Nhìn bức tranh ảm đạm của giới rận chủ hiện nay, cũng như thái độ kiên quyết của lực lượng chức năng trong việc xử lý, giải tán hoạt động tụ tập, biểu tình trái phép trong những năm qua, cùng những diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid – 19 hiện nay, có thể nhận định “mùa tưởng niệm” của số rận chủ sẽ khó có ngày khởi sắc trở lại.
Trả lờiXóaĐường đường mang danh là tổ chức bảo vệ nhân quyền thế giới, nhưng những thông tin HRW đưa ra tại Báo cáo thường niên năm 2022 vẫn chỉ dựa trên những nguồn tin mạng thiểu kiểm chứng, không khách quan như RFA, BBC, VOA và trang mạng xã hội của các đối tượng chống đối núp dưới vỏ bọc dân chủ trong nước.
XóaHRW còn cố tình cắt xén các quy định của luật pháp quốc tế về quyền con người, trong đó có quyền tự do ngôn luận, báo chí… nhằm đồng nhất những nhà báo, công dân chân chính với những kẻ lợi dụng quyền tự do ngôn luận, báo chí, internet bị cơ quan chức năng của Việt Nam bắt giữ, xét xử trong thời gian qua.
XóaBáo cáo của HRW cơ bản là làm mới lại những gì đã có từ các năm trước với những lý do được ra không hề thuyết phục, rồi năm sau cũng sẽ như thế này, đây cũng chính là lý do làm cho người đọc của HRW không còn, chỉ chủ yếu là đồng đảng vào tung hô cho chúng mà thôi
XóaMang danh là tổ chức bảo vệ nhân quyền thế giới, nhưng những thông tin HRW đưa ra tại “Báo cáo thường niên năm 2022” vẫn chỉ dựa trên những nguồn tin mạng thiểu kiểm chứng, không khách quan như RFA, BBC, VOA và trang mạng xã hội của các đối tượng chống đối núp dưới vỏ bọc “dân chủ” trong nước.
Trả lờiXóaVẫn chỉ là chiêu trò cũ bởi ấn bản thứ 31 của HRW không có nội dung gì mới so với các bản báo cáo trước đây, trong đó HRW tiếp tục vu cáo Việt Nam gia tăng hạn chế các quyền dân sự và chính trị cơ bản của người dân trong năm 2021.
Trả lờiXóaBáo cáo thường niên năm 2022” của HRW vẫn chỉ là sự vu cáo trắng trợn của một tổ chức mang danh bảo vệ nhân quyền thế giới nhằm chống phá Việt Nam mà thôi
Trả lờiXóa