Có ai đó đã nói rằng, cả Phạm Đoan Trang và Lê Trọng Hùng (sinh năm 1979, trú tại phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), người mới đây bị tuyên phạt 5 năm tù giam về tội danh “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo quy định tại Điều 117 Bộ luật Hình sự) đều là sản phẩm của Việt Tân; hay nói đúng hơn, vai trò của Việt Tân trong việc thúc đẩy hành vi phạm tội của 2 người này là vô cùng rõ nét, quan trọng và chính điều đó khiến cho họ mờ mắt, không thấy được đường ngay nẻo thẳng kể cả khi đã được trao cơ hội để hoàn lương, hối cải.
Phạm Đoan Trang và Lê Trọng Hùng (Nguồn: Facebook).
Nên đó cũng được xem là điểm chung trong 2 vụ án và 2 con người cụ thể này.
Tuy nhiên, đó chưa phải là tất cả và hành vi của 2 người đó với 02 bản án có mức nặng - nhẹ khác nhau ít nhiều cho thấy một điểm chung khác lớn hơn, nguy hiểm và đông đảo hơn.
Người viết đang nói đến một xu hướng tiêu cực và lạc đường của người trẻ hiện nay. Theo đó, chỉ cần không đồng tình, thậm chí bất mãn tí xíu với chế độ, nhà nước với vô vàn những nguyên nhân A, B, C... thì ngay lập tức đăng đàn để viết, để nói, để thể hiện bất chấp luật pháp quy định như thế nào và chế tài ra sao. Họ cũng không quan tâm những lời lẽ nói lên đó có động chạm hay xâm phạm vào quyền, lợi ích của chủ thể khác không? Họ cũng tự cho mình được quyền không tuân thủ bất cứ quy tắc, lề luật gì trên cái mà họ cho là thế giới "ảo"...
Sự mù mờ về đường đi, chưa dự cảm đúng về những điều sắp tới khiến không ít những người trẻ bước vào một hành trình không điểm đến và không đáng có.
Đoan Trang, Lê Trọng Hùng cũng thuộc vào nhóm này, chỉ có điều - sự khác biệt nằm ở chỗ, họ có động cơ, mưu đồ và ý thức được những điều sẽ diễn ra nếu như bị pháp luật sờ tới. Đó cũng là lí do khiến nhiều người trẻ sa lưới với những bản án đích đáng và cũng hết sức đau lòng.
Nhắc lại vụ án Đoan Trang, sẽ là thiếu sót nếu chúng ta không biết rằng, trước khi có quyết định bắt, cơ quan công an đã cho Trang khá nhiều cơ hộ. Đó được chỉ ra là những lần mời làm việc khi Trang còn ở Hà Nội. Nhưng trớ trêu, Trang hoàn toàn không nhận ra hoặc sự kiêu hãnh, sự ngạo ngễ trong cá tính khiến Trang không nhận được cơ hội đó, để đến nông nổi như hôm nay... Từ điều này có thể thấy, xã hội nói chung, trong đó có các cơ quan thực thi pháp luật (trong một chừng mực nào đó) đã cố gắng kéo họ về với lẽ phải nhưng phần nhiều vẫn khó lòng thay đổi. Vì lẽ đó, những bản án đã qua ngoài ý nghĩa răn đe, cảnh tỉnh thì còn nói rằng: để cứu mình thì cách thức hợp lý và hợp lẽ nhất vẫn là ở chính mình.
Hãy làm điều gì pháp luật cho phép và tránh xa những điều hãy còn mơ hồ, chưa định hình kịp. Còn với những số chống đối đã thành nghề, ăn tiền bên ngoài đã thành thói quen, hãy nhớ rằng, phàm cái gì khi thực hiện đều để lại dấu vết, muốn không ai sờ tới mình thì không còn cách gì khác là không làm gì cả...
Mong rằng, bản án của Phạm Đoan Trang, Lê Trọng Hùng thực sự là lời cảnh tỉnh cho người trẻ nói chung trong những cuộc chơi trên không gian mạng.
An Chiến
“Thầy đồng dân chủ” Lê Trọng Hùng cuối cùng cũng bị đưa ra xét xử và đối mặt với bản án khoan hồng 5 năm tù. Lại thêm một lời nhắc nhở nữa cho những con rận đang kiếm cơm bằng nghề viết bài xuyên tạc, chống phá.
Trả lờiXóaThì nên né cái nghề này ra vì cái giá phải trả là rất đắt chưa kể những hậu họa để lại về sau, nghề này không còn ngon ăn như trước nữa, cái gì cũng có thời của nó, xã hội đang phát triển, nên kiếm lấy một cái nghề cho mình mà kiếm sống.
XóaHiện nay, giới trẻ đang là đối tượng mà các thế lực thù địch tăng cường lôi kéo, dụ dỗ vào con đường chống nhà nước. Sự mù mờ về đường đi, chưa dự cảm đúng về những điều sắp tới khiến không ít những người trẻ bước vào một hành trình không điểm đến và không đáng có.
Trả lờiXóaMấy cái đám chống phá đã sáng mắt chưa, đến lúc kêu gọi sự can thiệp của các nước, tổ chức quốc tế thì chẳng có lời đáp lại, có chăng chỉ là một số tổ chức mà luôn bị thế giới chỉ trích về lối đưa tin như HRW mới lên tiếng cho. Nếu không biết hối cải, quay đầu thì kết cục là phải chịu sự trừng trị của pháp luật, đối diện với các bản án.
XóaVì lợi ích cá nhân vì tiền mà các đối tượng không biết đúng sai, sẵn sàng vi phạm, hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước. Việc xử lý các đối tượng là hoàn toàn đúng đắn, đúng tội, đúng người, các cơ quan chức năng cũng đã tạo mọi điều kiện để số đối tượng có tư tưởng sai lệch nhận thức, sửa chữa, nhưng vẫn không chịu hối cải thì cứ để pháp luật xử lý.
Trả lờiXóaSẽ là thiếu sót nếu chúng ta không biết rằng, trước khi có quyết định bắt, cơ quan công an đã cho Trang khá nhiều cơ hộ. Đó được chỉ ra là những lần mời làm việc khi Trang còn ở Hà Nội. Nhưng trớ trêu, Trang hoàn toàn không nhận ra hoặc sự kiêu hãnh, sự ngạo ngễ trong cá tính khiến Trang không nhận được cơ hội đó, để đến nông nổi như hôm nay...
Trả lờiXóa