THÔNG TIN

Bài viết
Bình luận

ONLINE

Free Global Counter

TRUY CẬP

ALEXA

10 tháng 1 2022

VẠCH TRẦN BẢN CHẤT CÁI GỌI LÀ “BẢN KIẾN NGHỊ 117”

by Đắc Chí  |  at  10.1.22

Đắc Chí

Sau khi chứng kiến hàng loạt đối tượng như Phạm Đoan Trang, Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Phương, Đỗ Nam Trung, Lê Trọng Hùng… nhận những mức hình phạt nghiêm khắc của pháp luật, cái gọi là “bảy tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam” và các đối tượng chống đối trong nước núp dưới danh nghĩa “nhân sĩ, trí thức” đã soạn thảo một kiến nghị yêu cầu bãi bỏ ba điều luật trong Bộ luật Hình sự năm 2015 ngay ngày đầu năm mới 2022.

Theo RFA, hôm 1/1/2022, “bản Kiến nghị 117” được lan truyền trên mạng xã hội, nội dung yêu cầu nhà nước bãi bỏ hoặc sửa ba điều luật gồm điều 109 "Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân", điều 117 "Tội phán tán tài liệu nhằm chống nhà nước"; và điều 331 "Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước".

Trả lời phỏng vấn RFA, Mạc Văn Trang, đại diện cho “Câu lạc bộ Nguyễn Trọng Vĩnh”, một trong những tổ chức khởi xướng kiến nghị, cho rằng các điều luật này là “vi hiến”. Trong khi đó, Lê Thân, “Chủ nhiệm Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng”, nằm trong nhóm viết kiến nghị thì quy kết: “Cái điều 117 và điều 331 của luật hình sự năm 2015, cái đó nó rất là vô lý. Và chính cái vô lý đó nó làm chỗ dựa để bắt bớ, tù đày những người yêu nước.”

Bài viết trên RFA (Ảnh chụp màn hình)

Thực ra, đây không phải là chiêu trò mới khi trong những năm qua các đối tượng chống đối núp dưới vỏ bọc “dân chủ”, “nhân quyền” vẫn thường xuyên đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền xóa bỏ các Điều 79, 88 và 258 Bộ luật Hình sự năm 1999 (nay là các Điều 109, 117 và 331 Bộ luật Hình sự 2015) dưới nhiều hình thức khác nhau như ra “bản tuyên bố”, “kiến nghị”, “thư ngỏ”, kêu gọi sự can thiệp từ các tổ chức “nhân quyền quốc tế”…

Kêu gọi xóa bỏ các Điều 109, 117 và 331 Bộ luật Hình sự 2015 nhằm tạo ra kẽ hở về mặt pháp lý cho các đối tượng có thời cơ để hoạt động, tuyên truyền để chống phá chế độ, tạo tiền đề, điều kiện để chuyển hóa, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Bên cạnh đó, hoạt động tuyên truyền, kêu gọi xóa bỏ các điều luật trên cũng là lý do để tuyên truyền, xuyên tạc, vu cáo Việt Nam vi quyền tự do dân chủ, nhân quyền, qua đó hạ uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, tạo cớ cho một số quốc gia, tổ chức quốc tế thiếu thiện chí can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.

Rõ ràng, mọi hoạt động tuyên truyền, kêu gọi xóa bỏ các Điều 109, 117 và 331 Bộ luật Hình sự 2015 là một đòi hỏi phi lý, đi ngược lại với lợi ích chung của toàn xã hội. Phải khẳng định rằng, Bộ luật Hình sự năm 2015 nói chung và các Điều 109, 117 và 331 nói riêng được ban hành hoàn toàn hợp hiến, không vi hiến như các đối tượng chống đối vẫn tuyên truyền, xuyên tạc. Việc thảo luận, lấy ý kiến trước khi ban hành điều luật này dựa trên các căn cứ, cơ sở ý kiến đóng góp của các cơ quan, ban, ngành, của toàn xã hội và tuân theo một quy trình rất chặt chẽ, đồng thời nhận được sự đồng thuận của toàn xã hội. Vì vậy, việc ban hành các điều luật này là hoàn toàn phù hợp với các quy định của Hiến pháp.

Cũng như ở mọi nước khác trên thế giới, Nhà nước Việt Nam không chấp nhận việc lợi dụng các quyền tự do, dân chủ để có các hành động vi phạm pháp luật. Ở Việt Nam không có cái gọi là “tù nhân lương tâm” và cũng không có ai vì tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, tự do hội nhóm… mà bị bắt giữ, kết án. Những kẻ mà “bản Kiến nghị 117” viện dẫn gọi là “tù nhân lương tâm” như Phạm Đoan Trang, Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Phương, Đỗ Nam Trung, Lê Trọng Hùng về bản chất là tội phạm, tức là có hành vi vi phạm pháp luật hình sự, bị truy tố, xét xử công khai, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Với những gì được chỉ ra có thể thấy, cái gọi là “Kiến nghị 117” yêu cầu hủy bỏ 03 điều luật của Bộ luật Hình sự 2015 của những kẻ chống phá đất nước thực chất chỉ là một chiêu trò cũ mèm, vô căn cứ mà thôi./.

11 nhận xét:

  1. Các đối tượng rận chủ, chống đối xem điều 117, 331 giống như cái gai trong mắt vậy. Bởi những điều luật này quy định về những tội danh liên quan đến các hoạt động chống phá chính quyền, điều mà các đối tượng đang và sẽ thực hiện.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Xưa thì chúng đấu trang đòi xóa bỏ điều 4 hiến pháp suốt một thời gian dài, không có hiệu quả nên nay lại chuyển sang đòi xóa bỏ điều 117 bộ luật hình sự, cũng ngửi thấy mùi quen quen ở đây rồi, cứ cái gì không thích là đòi bỏ, làm như kiểu luật này là của nhà chúng soạn ra ấy

      Xóa
  2. Những cái tên như PHạm Đoan Trang, Đỗ Văn Nam, Cấn Thị Thêu,... là bài học đắt giá cho các đối tượng có tư tưởng chống đối có âm mưu thực hiện hoạt động tuyên truyền sai sự thật về Đảng, Nhà nước. Nếu không muốn bị xử lý về tội tại điều 117, 331 thì hãy biết thân, biết phận đi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đây không phải là chiêu trò mới khi trong những năm qua các đối tượng chống đối núp dưới vỏ bọc dan chủ nhân quyền vẫn thường xuyên đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền xóa bỏ luật pháp nước ta dưới nhiều hình thức khác nhau như ra bản tuyên bố kiến nghị kêu gọi sự can thiệp từ các tổ chức nhân quyền quốc tế nhưng chúng sẽ chẳng bao giờ đat được mục đích đâu. Thật thê thảm.

      Xóa
  3. Lạ gì mấy chiêu bài của đám rận chủ này nữa, ngoài việc kêu gọi xóa bỏ điều 4 Hiến pháp thì chúng ngang nhiên kêu gọi sửa đổi điều 117, 331 Bộ luật Hình sự. Hoạt động tuyên truyền, kêu gọi xóa bỏ các điều luật trên cũng là lý do để tuyên truyền, xuyên tạc, vu cáo Việt Nam vi quyền tự do dân chủ, nhân quyền.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Những kẻ mà bản Kiến nghị 117 viện dẫn gọi là tù nhân lương tâm như Phạm Đoan Trang, Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Phương, Đỗ Nam Trung, Lê Trọng Hùng về bản chất là tội phạm, cái kết cho những kẻ chống phá năm vừa rồi quả thật thê thảm tức là có hành vi vi phạm pháp luật hình sự, bị truy tố, xét xử công khai, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Những người có học chảng ai quan tâm những giải thưởng ngớ ngẩn kia.

      Xóa
  4. Chẳng có gì gọi là "tù nhân lương tâm" cả. Những đối tượng như Phạm Đoan Trang, Đỗ Văn Nam đã lợi dụng quyền tự do, dân chủ để làm càn, ảnh hưởng đến dư luận xã hội và tình hình an ninh trật tự trên một số địa bàn, làm ô uế không gian mạng, đặc biệt là chống phá nhà nước thì bị xử lý là đúng rồi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hoạt động tuyên truyền, kêu gọi xóa bỏ các điều luật trên cũng là lý do để tuyên truyền, xuyên tạc, vu cáo Việt Nam vi quyền tự do dân chủ, nhân quyền, qua đó hạ uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, tạo cớ cho một số quốc gia, tổ chức quốc tế thiếu thiện chí can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Những việc ảnh hưởng đến uy tín của Đảng và Nhà nước ta cần phải xử phạt thật nghiêm minh, chúng chưa thấy mình năm vừa rồi thảm hại như thế nào hay sao.

      Xóa
  5. Nhà nước Việt Nam không chấp nhận việc lợi dụng các quyền tự do, dân chủ để có các hành động vi phạm pháp luật. Ở Việt Nam không có cái gọi là “tù nhân lương tâm” và cũng không có ai vì tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, tự do hội nhóm… mà bị bắt giữ, kết án.

    Trả lờiXóa
  6. cái gọi là “Kiến nghị 117” yêu cầu hủy bỏ 03 điều luật của Bộ luật Hình sự 2015 của những kẻ chống phá đất nước thực chất chỉ là một chiêu trò cũ mèm, vô căn cứ mà thôi.

    Trả lờiXóa
  7. Thực ra, đây không phải là chiêu trò mới khi trong những năm qua các đối tượng chống đối núp dưới vỏ bọc “dân chủ”, “nhân quyền” vẫn thường xuyên đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền xóa bỏ các Điều 79, 88 và 258 Bộ luật Hình sự năm 1999 (nay là các Điều 109, 117 và 331 Bộ luật Hình sự 2015) dưới nhiều hình thức khác nhau như ra “bản tuyên bố”, “kiến nghị”, “thư ngỏ”, kêu gọi sự can thiệp từ các tổ chức “nhân quyền quốc tế”…

    Trả lờiXóa

Proudly Powered by Blogger.