Huy Văn
Tự
do tín ngưỡng, tôn giáo luôn là vấn đề mà các thế lực thiếu thiện chí, thù địch
với chế độ ta lợi dụng để chống phá cách mạng Việt Nam. Nhưng chính thực tiễn
sinh động về tự do tín ngưỡng, tôn giáo trên đất nước ta đã bác bỏ mọi cáo buộc
của các tổ chức và cá nhân trên thế giới đối với Việt Nam.
Điều
24, Hiến pháp năm 2013 (sửa đổi) ghi rõ: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng,
tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước
pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Không
ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo
để vi phạm pháp luật”. Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển
kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát
triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 tại Đại hội Đại biểu toàn
quốc lần thứ XIII của Đảng năm 2021 đã khẳng định: Tình hình tôn giáo ổn định;
đa số chức sắc, chức việc và đồng bào có đạo yên tâm, tin tưởng vào sự lãnh đạo
của Đảng, Nhà nước, gắn bó, đồng hành cùng dân tộc, góp phần đấu tranh, phản
bác luận điệu xuyên tạc, vu cáo chính quyền vi phạm nhân quyền, tự do tôn giáo.
Mới
nhất, Điều 6, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 quy định về quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo của mọi người như sau:
-
Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn
giáo nào.
-
Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín
ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn
giáo.
-
Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp
bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn
giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng
ý.
-
Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo,
truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.
-
Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm
giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện
pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt
buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.
Theo
số liệu của Ban Tôn giáo Chính phủ, tính đến tháng 12/2020, Việt Nam có
36 tổ chức tôn giáo thuộc 16 tôn giáo như: Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Phật
giáo Hòa Hảo, Cao Đài, Hồi giáo, Phật giáo Hiếu Nghĩa Tà Lơn, Bà la môn giáo…
Tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo là 4 tổ chức và
1 pháp môn. 1 tôn giáo (Bửu Sơn Kỳ Hương) có một số chùa tại một số tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn
giáo, công nhận ban trị sự, ban quản trị chùa. 1 Thánh đường của Hồi giáo tại
số 12 Hàng Lược, Hoàn Kiếm, Hà Nội, được công nhận Ban Quản trị Thánh đường.
Có
thể thấy Việt Nam là quốc gia đa tín ngưỡng, tôn giáo với 95% dân số có đời sống
tín ngưỡng, tôn giáo, hơn 26,5 triệu tín đồ các tôn giáo (chiếm 27% dân số),
hơn 58.000 chức sắc, 148.000 chức việc, 29.000 cơ sở thờ tự, 53 cơ sở đào tạo
tôn giáo. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn thực
hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
và quyền tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người. Các quyền này được ghi
nhận trong Hiến pháp 2013, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 và Nghị định số
162/2017/NĐ-CP của Chính phủ, đã tạo khuôn khổ pháp lý vững chắc cho việc bảo đảm
tốt hơn quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
Không
chỉ là quốc gia đa tôn giáo, Việt Nam còn là quốc gia đa dân tộc (với 54 dân tộc
cùng sinh sống), mỗi dân tộc đều lưu giữ những hình thức tín ngưỡng khác nhau với
rất nhiều lễ hội truyền thống dân gian, tạo nên sự đa dạng trong đời sống tâm
linh liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo của người Việt. Hằng năm, cả nước có
hàng nghìn lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo được tổ chức.
Các
hoạt động tôn giáo diễn ra sôi động trên khắp cả nước; nhiều hoạt động, sinh hoạt
tôn giáo lớn được tổ chức trang trọng, thu hút hàng trăm nghìn lượt người tham
dự. Các tổ chức tôn giáo được phép thành lập trường đào tạo, mở lớp bồi dưỡng
những người chuyên hoạt động tôn giáo để đáp ứng nhu cầu của tôn giáo. Hiện
nay, ở Việt Nam có 53 cơ sở đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo;
trong đó, một số cơ sở được phép đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ. Chính quyền
các địa phương còn tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo mở các khóa đào tạo,
bồi dưỡng thần học, giáo lý cho hơn 10.000 người mỗi năm.
Việc
tu sửa các cơ sở tín ngưỡng, thờ tự cũng được các cấp chính quyền tạo điều kiện
thuận lợi. Tính đến nay, hơn 20.000 (chiếm 80%) cơ sở thờ tự của các tôn giáo
được sửa chữa, nhiều cơ sở thờ tự được xây mới. Tại các địa phương, việc cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cơ sở tôn giáo được thực hiện đúng pháp luật.
Nhiều tỉnh, thành phố giao đất với diện tích phù hợp cho các tổ chức tôn giáo,
như: Thành phố Hồ Chí Minh đã giao 7.500m2 đất cho Tổng liên hội
Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) xây dựng Viện Thánh kinh thần học; tỉnh
Thừa Thiên Huế giao 20ha đất cho Học viện Phật giáo Việt Nam sử dụng; thành phố
Đà Nẵng giao 6.000m2 đất cho Hội truyền giáo Cơ đốc Việt Nam sử
dụng; thành phố Hà Nội giao cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam khoảng 11ha đất để
xây dựng Học viện Phật giáo Việt Nam, v.v..
Không
chỉ có thế, Việt Nam còn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động quan hệ
quốc tế của các tổ chức tôn giáo ngày càng được mở rộng. Hằng năm, có hàng trăm
đoàn của tổ chức, cá nhân tôn giáo ở trong nước tham gia hoạt động tôn giáo ở
nước ngoài; nhiều chức sắc nước ngoài vào Việt Nam hoạt động tôn giáo. Nhiều hoạt
động tôn giáo quốc tế lớn được tổ chức thành công ở Việt Nam: Công giáo tổ chức
Tổng hội Dòng Đa Minh thế giới tại Đồng Nai; Tin lành kỷ niệm 100 năm đạo Tin
lành truyền vào Việt Nam; Giáo hội Phật giáo tổ chức Đại lễ Phật đản Liên hợp
quốc năm 2019 tại Việt Nam đã thu hút sự tham dự của 3.000 đại biểu (1.650 đại
biểu khách quốc tế đến từ 112 quốc gia và vùng lãnh thổ, 250 kiều bào là tăng
ni sinh từ 40 quốc gia), khoảng 20.000 lượt tăng ni, phật tử tham dự các hoạt động
bên lề của đại lễ đã được dư luận quốc tế đánh giá cao.
Hiện
có 62 tổ chức và cá nhân đã tạo tài khoản và thực hiện dịch vụ công trực tuyến
trên hệ thống phần mềm dịch vụ công trực tuyến của Ban Tôn giáo Chính phủ. Đến
năm 2020, Việt Nam đã có 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo được Nhà nước công nhận
và cấp đăng ký hoạt động, tăng 10 tôn giáo và 28 tổ chức so với trước khi thực
hiện Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo (trong đó, có 36 tổ chức tôn giáo được công
nhận; 4 tổ chức tôn giáo và 1 pháp môn được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động
tôn giáo). Từ năm 2013 đến nay, đã có gần 6.000 xuất bản
phẩm tôn giáo được xuất bản, hơn 19 triệu bản in; nhiều xuất bản phẩm được in bằng
nhiều ngôn ngữ: Anh, Pháp, tiếng dân tộc thiểu số. Ngoài ra còn có 15 tờ báo, tạp
chí của các tổ chức tôn giáo đang hoạt động; phần lớn các tổ chức tôn giáo (kể
cả tổ chức tôn giáo trực thuộc) có website riêng.
Những
ngày qua hình ảnh và video của người dân chia sẻ về bức tượng Đức Mẹ Maria cao nhất Việt Nam đã hoàn thiện cơ bản để phục vụ
nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo của người dân và góp phần thúc đẩy hoạt động
du lịch tại phương. Tượng Đức Mẹ Maria được đặt tại Trung tâm hành hương
Đức Mẹ Núi Cúi ở xã Gia Tân 1, huyện Thống Nhất, thuộc giáo phận Xuân Lộc tỉnh
Đồng Nai, cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 90 km. Công trình nằm gần
QL20, hướng đi lên Đà Lạt. Từ ngã ba Dầu Giây, du khách đi tiếp hướng QL 20 khoảng
15 km đến giáo xứ Dốc Mơ, đi thêm 5 km nữa là đến nơi. Công trình được khởi
công xây dựng vào ngày 15/8/2018 và đang hoàn thiện. Nơi này là một trong những
trung tâm hành hương lớn nhất Việt Nam, riêng khu vực quảng trường có sức chứa
100.000 người. Việc tượng Đức Mẹ được xây dựng và chuẩn bị khánh thành sẽ là một
trong những tượng Đức Mẹ lớn nhất tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Đây được
coi là câu trả lời cho các cáo buộc của nhiều
tổ chức quốc tế về việc Việt Nam có đàn áp hay có tự do tín ngưỡng tôn
giáo hay không
Như
vậy, một lần nữa chúng ta khẳng định chắc chắn rằng, ở Việt Nam hoàn toàn không
có cái gọi là đàn áp tôn giáo. Những luận điệu xuyên tạc, vu cáo chỉ là chiêu
trò mà các thế lực thù địch lợi dụng, sử dụng để nhằm phục vụ âm mưu chống phá
Đảng và Nhà nước Việt Nam./.
Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo. Những năm qua, cùng với đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, Đảng, Nhà nước ta đã thực hiện nhiều chủ trương, chính sách về tôn giáo, được đa số chức sắc, tín đồ các tôn giáo trong nước và các tổ chức quốc tế đồng tình hưởng ứng và thừa nhận. Trong quá trình lãnh đạo, quản lý đất nước, Đảng, Nhà nước ta vừa tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho nhân dân về đường lối, chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo, vừa quan tâm tạo điều kiện, môi trường thuận lợi để các tôn giáo hoạt động, phát triển bình đẳng trong khuôn khổ pháp luật. Thế nhưng, các thế lực thù địch đã không chỉ phủ nhận kết quả đó, mà còn lợi dụng tôn giáo, coi tôn giáo là vũ khí lợi hại để chống phá sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta, với nhiều chiêu thức thâm độc, tinh vi, xảo quyệt; khi thì bí mật, lúc thì trắng trợn, công khai. Mục đích của chúng là kích động, để chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, do đó mỗi người dân cần phải nêu cao tinh thần cảnh giác trước các âm mưu của các thế lực thù địch.
Trả lờiXóaViệt Nam là quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo song phát triển không đều về kinh tế, văn hóa, xã hội. Đời sống dân trí và các hoạt động xã hội giữa thành thị với nông thôn, miền xuôi với miền núi, vùng có đạo và không có đạo còn có sự chênh lệch. Các dân tộc thiểu số sống ở vùng sâu, vùng núi cao, địa bàn có vị trí chiến lược nhưng điều kiện kinh tế - xã hội còn hết sức khó khăn. Đây là “mảnh đất màu mỡ” để các thế lực thù địch phát triển tôn giáo. Do đó, cần chú trọng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội gắn với tăng cường quốc phòng - an ninh, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vùng đồng bào dân tộc, tôn giáo vững mạnh về mọi mặt, quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của bà con giáo dân. Tường cường hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về pháp luật và các âm mưu thủ đoạn của thế lực đến mỗi người dân.
Trả lờiXóaKhông chỉ là quốc gia đa tôn giáo, Việt Nam còn là quốc gia đa dân tộc (với 54 dân tộc cùng sinh sống), mỗi dân tộc đều lưu giữ những hình thức tín ngưỡng khác nhau với rất nhiều lễ hội truyền thống dân gian, tạo nên sự đa dạng trong đời sống tâm linh liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo của người Việt. Hằng năm, cả nước có hàng nghìn lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo được tổ chức. Đảng và Nhà nước ta luôn luôn có các chủ trương, chính sách quan tâm sát sao và tạo nhiều kiện thuận lợi cho các tôn giáo hoạt động, phát triển bình đẳng trong khuôn khổ pháp luật, tuy nhiên các tôn giáo cũng có đức tin, giáo lý giáo luật khác nhau nên các thế lực thù địch thì lợi dụng về đức tin và sự gắn kết cộng đồng của tôn giáo nhằm lôi kéo, tập hợp lực lượng chống phá cách mạng nước ta. Do đó, các cơ quan chức năng cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho mọi tầng lớp nhân dân về quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo, nhất là Luật Tín ngưỡng, tôn giáo để từ đó giúp người dân nâng cao tinh thần cảnh giác trước những thủ đoạn tinh vi của các thế lực thù địch.
Trả lờiXóaViệt Nam đa tôn giáo, nên người dân mình rất có theo quen tin sùng, kéo theo các hoạt động nó phức tạp, dễ bị đan xen với các đạo lạ, nó na ná tôn giáo chính thống, làm cho nhiều người dân nghe và tin theo rồi bị lợi dụng mà không hay, nên các đối tượng rất hay công kích vào mảng này là vì thế
XóaViệt Nam là quốc gia đa dân tộc, nhiều tôn giáo tồn tại trong xã hội tuy được tạo điều kiện phát triển và được pháp luật bảo hộ nhưng cũng cần có sự quan lý để đảm bảo sự ổn định trong xã hội, những cá nhân tổ chức hoạt động trái phép phải bị xử lý, đây là điều quốc gia nào cũng làm, không vì sự lên án chủ quan của một vài tổ chức mà ảnh hưởng
Trả lờiXóaCác hoạt động tôn giáo diễn ra sôi động trên khắp cả nước; nhiều hoạt động, sinh hoạt tôn giáo lớn được tổ chức trang trọng, thu hút hàng trăm nghìn lượt người tham dự. Các tổ chức tôn giáo được phép thành lập trường đào tạo, mở lớp bồi dưỡng những người chuyên hoạt động tôn giáo để đáp ứng nhu cầu của tôn giáo.
Trả lờiXóaMượn tôn giáo để nói là vì chúng đang lợi dụng một số đạo lạ xâm nhập vào nước ta, mở rộng hoạt động để lôi kéo quần chúng nhân dân và vấp phải sự quản lý của cơ quan có thẩm quyền, nên phải lên tiếng, chứ mảng mà chúng không liên quan thì chả bao giờ được đề cập đến, người đọc phải tỉnh táo để không bị dẫn dắt
Trả lờiXóa