Cho rằng quan điểm được người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nói tại cuộc họp báo hôm 3/3 là "biện minh" về phiếu trắng cho nghị quyết LHQ đòi ngừng cuộc chiến Ukraine. VOA Tiếng Việt đã giải thích cho điều này bằng việc dẫn về ý kiến từ của nhà dân chủ trong nước Mạc Văn Trang.
Xin được dẫn về để những ai quan tâm cùng theo dõi:
"Từ Tp. Hồ Chí Minh, tiến sĩ Mạc Văn Trang, người từng học tập ở châu Âu và đang theo dõi tình hình chiến sự giữa Nga và Ukraine, nêu nhận định với VOA về phản ứng của Việt Nam:
“Tôi nghĩ rằng chính phủ [Việt Nam] phải xử lý như vậy thôi bởi vì quan hệ Việt Nam – Nga rất sâu sắc, từ truyền thống cho đến hiện nay. Việt Nam và Nga có mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, cho nên trong tình huống như thế này thị họ cũng thông cảm và đành phải bỏ phiếu như vậy”.
“Nhưng tuyên bố của Đại sứ Việt Nam tại LHQ cũng rất tích cực”.
Thế nhưng dù cố công đọc kỹ nhưng thật khó để bất cứ ai quan tâm tới điều này tìm cho kỳ được lời giải thích rõ ràng từ VOA Tiếng Việt. Bản thân ông Trang không đề cập bất cứ tới chi tiết nào trong phát biểu của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng tại cuộc họp báo vừa qua. Đây cũng là điều hết sức lạ và có phần khó hiểu trong vấn đề được nêu của nhà đài có xu hướng thiếu thiện chí với nhà nước Việt Nam này.
Trong khi đó, nội dung được người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nêu hoàn toàn thống nhất với những gì được Đại sứ VN tại Liên Hợp Quốc phát biểu cũng như hành động bỏ phiếu trắng đối với Nghị quyết của Liên Hợp Quốc về vấn đề Ukraine.
Theo đó, nếu như trước đó phía Việt Nam bày tỏ quan điểm phản đối chiến tranh và quan ngại về tình hình chiến sự tại Ukraine; đồng thời cho rằng vấn đề xung đột Nga - Ukraine chỉ giải quyết được bằng phương pháp hòa bình, đối thoại và Việt Nam hoàn toàn tôn trọng, để hai nước tự giải quyết xung đột trên cơ sở bình đẳng, từ lợi ích của hai bên. Việt Nam cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế tích cực thúc đẩy để hai bên tiến tới đàm phán và có được tiếng nói chung đối với những mâu thuẫn, xung đột đang diễn ra.
Phát biểu của Đại sứ Đặng Hoàng Giang và người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng hoàn toàn nhất quán về vấn đề Ukraine (Nguồn: An Chiến).
Thì trong phát biểu trước báo giới hôm 3/3 đang được nói đến của người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN, vấn đề này tiếp tục được tái khẳng định một cách rõ ràng:
"Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nói tại một cuộc họp báo: “Quan điểm của chúng tôi là Việt Nam luôn theo dõi sát sao và hết sức quan ngại về tình hình Ukraine”, theo báo chí Việt Nam.
Bà Hằng nhận xét rằng cuộc xung đột vũ trang tại Ukraine đang ảnh hưởng tới hòa bình, ổn định của khu vực và thế giới.
“Chúng tôi cho rằng, ưu tiên hiện nay là cần kiềm chế tối đa, chấm dứt các hành động sử dụng vũ lực để tránh gây thương vong và tổn thất đối với dân thường, nối lại đàm phán đối thoại trên tất cả các kênh để đạt được các giải pháp lâu dài có tính đến lợi ích chính đáng của tất cả các bên trên cơ sở phù hợp với Hiến chương Liên Hiệp Quốc và các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế”, bà Hằng nói" (theo VOA Tiếng Việt).
Và như thế, không có bất cứ sự biện minh nào từ phía cơ quan ngoại giao Việt Nam như VOA Tiếng Việt nói. Điều này cũng chứng tỏ được chủ trương, quan điểm nhất quán, xuyên suốt của Việt Nam đối với vấn đề Nga - Ukraine. Việt Nam trước sau luôn ủng hộ việc giải quyết các xung đột bằng con đường hòa bình đối thoại. Đó cũng là thứ bản sắc, điều riêng có của Việt Nam trước những vấn đề thời sự quốc tế nóng bỏng, đang diễn ra.
Một vấn đề khác cũng cần được nói đến, đó là mặc dù VN nằm trong số ít những quốc gia bỏ phiếu trắng đối với vấn đề Nga - Ukraine. Nhưng xin thưa rằng, với 35 quốc gia thực hiện bỏ phiếu trắng đồng nghĩa chúng ta không hề đơn độc với quan điểm chính trị của mình. Và xin thưa rằng đây là những quốc gia đã trải qua rất nhiều cuộc chiến tranh xâm lược của chủ nghĩa đế quốc, thực dân và hiểu hơn ai hết sự thống khổ, tang thương đến từ bom đạn. Như cách đặt vấn đề trong bài phát biểu của Đại sứ Việt Nam tại Liên Hợp Quốc:
"Lịch sử của chính dân tộc chúng tôi hứng chịu các cuộc chiến tranh đã nhiều lần chỉ ra rằng, các cuộc chiến tranh và xung đột đến tận ngày nay thường bắt nguồn từ các học thuyết lỗi thời đề cao chính trị cường quyền, tham vọng thống trị, áp đặt và sử dụng vũ lực để giải quyết các tranh chấp quốc tế. Một số xung đột vẫn còn gắn liền với những yếu tố lịch sử, ngộ nhận và hiểu lầm.
Với trải nghiệm của chính mình, Việt Nam thấu hiểu rằng chiến tranh và xung đột khi nổ ra chỉ gây ra đau khổ sâu sắc cho người dân và hậu quả nghiêm trọng đối với nhiều khía cạnh trong đời sống của các quốc gia có liên quan trực tiếp cũng như của các quốc gia khác".
Đó là cội nguồn sức mạnh, là động lực thôi thúc Việt Nam phải làm để những gì xảy đến với dân tộc mình không xảy đến với bất cứ dân tộc nào và làm giảm nhẹ nhất thương vong xảy đến tại chiến sự Nga - Ukraine.
Cũng thực sự đáng tự hào, khi những gì chúng ta làm tại hội nghị của Liên Hợp Quốc vừa qua không chỉ xuất phát từ con tim, lương tri của thời đại mà còn xuất phát từ chính nền tảng pháp lý căn bản, được nhiều quốc gia thừa nhận. "Trong bối cảnh đó, Việt Nam đã nhiều lần nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tôn trọng luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc. Mọi tranh chấp quốc tế cần được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình, dựa trên các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương LHQ, bao gồm các nguyên tắc về bình đẳng chủ quyền, độc lập chính trị và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia và không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực. Tất cả các quốc gia lớn hay nhỏ đều phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản này" (theo phát biểu của Đại sứ Đặng Hoàng Giang).
Chính bởi việc này, điều này nên VN không ủng hộ bất cứ bên nào trong cuộc chiến đang diễn ra và bỏ phiếu trắng trên nền tảng tôn trọng công việc nội bộ của từng quốc gia.
Thực sự đáng tiếc khi không phải ai cũng hiểu thấu đáo, cặn kẽ những gì mà phía Việt Nam nói ra xung quanh vấn đề Nga - Ukraine.
An Chiến
Bản thân Mạc Văn Trang là tên chuyên xuyên tạc, bóp méo sự thật, nói bóng nói gió lấy tư cách đâu ra mà lên tiếng, Việt Nam trước sau luôn ủng hộ việc giải quyết các xung đột bằng con đường hòa bình đối thoại. Đó cũng là thứ bản sắc, điều riêng có của Việt Nam trước những vấn đề thời sự quốc tế nóng bỏng, đang diễn ra.
Trả lờiXóaĐiều này nên VN không ủng hộ bất cứ bên nào trong cuộc chiến đang diễn ra và bỏ phiếu trắng trên nền tảng tôn trọng công việc nội bộ của từng quốc gia. Thực sự đáng tiếc khi không phải ai cũng hiểu thấu đáo, cặn kẽ những gì mà phía Việt Nam nói ra xung quanh vấn đề Nga - Ukraine.
XóaViệt Nam có quan điểm, đường lối đối ngoại riêng của Việt Nam, trên cơ sở độc lập, tự chủ. Việt Nam không có chuyện a dua bầy đàn. Cả Nga và Ucraina đều là bạn bè thân thiết của Việt Nam. Quan điểm nhất quán của Việt Nam là không chọn bên mà Việt Nam chỉ chọn lẽ phái, công lý, trên cơ sở Hiến chương Liên hợp quốc và Luật pháp quốc tế.
Trả lờiXóaNên nhớ rằng Nga đã từng xóa số nợ khổng lồ cho Việt Nam vào đầu thế kỷ 21 và một lịch sự tương trợ đất nước Việt Nam rất nhiệt tình, chúng ta chưa làm gì được cho đất nước họ thì chí ít nên biết im lặng, đó là phép lịch sử tối thiểu, đúng sai của cuộc chiến tại u cà vẫn chưa rõ ràng đâu
XóaViệt Nam có quan hệ ngoại giao cả với Nga và Ucraine. Đó cũng là điều đến thời điểm hiện tại Việt Nam vẫn giữ được. Trong khi đó đa số những quốc gia bỏ phiếu ủng hộ thông qua Nghị quyết hoặc đã tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao để phản đối. Phiếu trắng đồng nghĩa với Việt Nam không ủng hộ chiến tranh. Còn giải quyết chiến tranh thế nào, tự thân các tổ chức quốc tế và chính các nước có liên quan phải thực hiện thay vì kéo bè, kết đảng để chống lại một bên
Trả lờiXóaĐiều này nên VN không ủng hộ bất cứ bên nào trong cuộc chiến đang diễn ra và bỏ phiếu trắng trên nền tảng tôn trọng công việc nội bộ của từng quốc gia. Thực sự đáng tiếc khi không phải ai cũng hiểu thấu đáo, cặn kẽ những gì mà phía Việt Nam nói ra xung quanh vấn đề Nga - Ukraine.
XóaViệt Nam có quan hệ ngoại giao với cả Nga và Ukraine. Việt Nam luôn muốn hợp tác hòa bình hữu nghị với tất cả các quốc gia khác. Còn việc bỏ phiếu trắng cũng là phù hợp với tình hình chiến lược phát triển đất nước cũng như thực tế khách quan rằng Việt Nam hoàn toàn không ủng hộ việc giải quyết vấn đề này bằng việc chia bè kéo cảnh, hãy để mọi thứ trở lại hòa bình một cách êm đẹp nhất có thể.
Trả lờiXóaNếu như trước đó phía Việt Nam bày tỏ quan điểm phản đối chiến tranh và quan ngại về tình hình chiến sự tại Ukraine; đồng thời cho rằng vấn đề xung đột Nga - Ukraine chỉ giải quyết được bằng phương pháp hòa bình, đối thoại và Việt Nam hoàn toàn tôn trọng.
XóaViệt Nam bỏ phiếu trắng không có nghĩa Việt Nam không ủng hộ việc dừng chiến tranh Nga Ukraine mà Việt Nam đang muốn chiến tranh được giải quyết một cách êm đẹp, không phải là dùng hành động chia bè kéo cánh, không phải là dúng việc cưỡng chế bắt buộc, mà là đôi bên tự nguyện chấm dứt chiến tranh để bảo vệ hòa bình thế giới
Trả lờiXóaViệt Nam bỏ phiếu trắng không phải Việt Nam không ủng hộ việc kết thúc chiến tranh Nga Ukraine mà Việt Nam không muốn việc chia bè kết cánh để bắt buộc, cưỡng chế việc kết thúc chiến tranh này. Điều Việt Nam mong muốn là các quốc gia lấy nền hòa bình thế giới làm trọng, tự nguyện, hòa hữu kết thúc chiến tranh một cách êm đẹp, trao trả lại hòa bình thế giới
Trả lờiXóaNếu như trước đó phía Việt Nam bày tỏ quan điểm phản đối chiến tranh và quan ngại về tình hình chiến sự tại Ukraine; đồng thời cho rằng vấn đề xung đột Nga - Ukraine chỉ giải quyết được bằng phương pháp hòa bình, đối thoại và Việt Nam hoàn toàn tôn trọng, để hai nước tự giải quyết xung đột trên cơ sở bình đẳng, từ lợi ích của hai bên.
Trả lờiXóa