Minh Vy
Một
xã hội yêu nghệ thuật là một xã hội luôn đề cao cái đẹp, sự sáng tạo và sự tử tế.
Nghệ sĩ - người sáng tạo và thể hiện nghệ thuật - là những hình ảnh gần gũi nhất
đối với những cái đẹp đó trong xã hội, vì thế chúng ta cần nghệ sĩ thể hiện tốt
hơn nữa trách nhiệm và nghĩa vụ của mình, để từ đó hình thành nên một môi trường
văn hóa lành mạnh, tạo điều kiện cho sự phát triển nhân cách cá nhân và tạo cảm
hứng tốt cho khát vọng xây dựng đất nước hùng cường.
Nghệ sĩ là những người tài năng hoạt động trong lĩnh vực văn hóa,
văn nghệ. Mỗi nghệ sĩ thường có một năng lực, sở trường đặc biệt; có tình yêu,
niềm đam mê một loại hình nghệ thuật. Thiên tính, xu hướng ấy thuộc về năng lực,
tố chất của mỗi cá nhân nhưng cũng có thể được truyền cảm hứng từ cái nôi nghệ
thuật của gia đình, dòng họ. Qua thời gian, sự khổ luyện, tài năng sẽ tỏa sáng.
Sự khác biệt, độc đáo, mới lạ, không lặp lại chính mình với những giây phút
thăng hoa kết tinh ở những vở diễn, tiết mục, tác phẩm xuất sắc, có sức mạnh
lay chuyển cảm xúc, suy nghĩ của công chúng, gieo vào trái tim người đọc, người
xem những điều tốt đẹp, hướng họ đến với những giá trị của chân, thiện, mĩ, lúc
ấy tài năng, nghệ thuật mới thực hiện trọn vẹn sứ mệnh cao cả của mình.
Thời gian qua, do những tác động của nhân tố chủ quan và khách
quan, một số nghệ sĩ có những biểu hiện “lệch chuẩn” trong lối sống. Sau giây
phút đăng quang từ những cuộc thi nghệ thuật, sau ánh đèn sâu khấu, những lời tụng
hô nhất thời của người hâm mộ, một số nghệ sĩ - ca sĩ đã tự huyễn hoặc, “mắc bệnh”
“ngôi sao”. Khi có tiền, có tên tuổi trong làng giải trí, được nhiều công ty,
đơn vị tổ chức sự kiện nghệ thuật săn đón, một số nghệ sĩ trẻ có tâm lý ảo tưởng,
cho mình là nhất, cố tạo phong cách sang chảnh, sành điệu, sa vào ăn chơi, có
những biểu hiện hành vi thiếu ý thức, thậm chí là vi phạm pháp luật, tạo nên dư
luận xấu xã hội.
Trong bối cảnh mở rộng giao lưu, hội nhập quốc tế; sự phát triển mạnh
mẽ của Internet, mạng xã hội, mở ra nhiều cơ hội để nghệ sĩ xây dựng hình ảnh,
tạo sức ảnh hưởng với những người hâm mộ. Với nghệ sĩ nổi tiếng, mỗi lời nói,
hành động trong đời thường hay một status, commet, hình
ảnh đăng trên trang cá nhân, có thể tạo ra những hiệu ứng xã hội rất lớn, không
chỉ với những người thường xuyên theo dõi mà với cả cộng đồng.
Tuy nhiên, mặt trái của công nghệ, mạng xã hội cũng đặt ra cho nghệ
sĩ những áp lực, thách thức lớn. Chỉ vì “lỡ lời”, “vạ miệng”, viết những câu từ
thiếu văn hóa, đụng chạm đến lòng tự trọng, danh dự của người khác, cộng đồng mạng
sẵn sàng “dậy sóng”, tẩy chay nghệ sĩ.
Mới đây, diễn viên nghệ sĩ Tùng Dương, sau một thời gian mất hút
trên sóng truyền hình, đã khiến dư luận chú ý trở lại bằng một phát ngôn cực
shock “Đã đến lúc ngành giáo dục nên loại bỏ câu: “Học, học nữa, học mãi"
ra khỏi sách giáo khoa đi. Sự việc vừa xảy ra quá đau lòng". Dư luận nhanh
chóng bàn tán về phát ngôn trên. Nhiều người phải check đi, check lại xem có phải
đúng là nghệ sĩ phát ngôn hay không. Suy cho cùng, phát ngôn cảm tính trên của
một người nghệ sĩ hay là người của công chúng thì cũng chỉ khiến cho người dân
đánh giá về nhận thức và trình độ liệu có xứng đáng là người đại diện cho công
chúng hay không. Lời nói, ngôn ngữ là biểu hiện của tư duy, đồng thời phản ánh
phần nào phong cách, lối sống, phẩm giá, đức hạnh của một con người. Nghệ sĩ là
người có sức ảnh hưởng lớn đến công chúng, nhất là giới trẻ - những người luôn
có niềm tin, sự kỳ vọng vào người nghệ sĩ. Vì thế, lời bình luận có nội dung
thô tục của một nghệ sĩ “gạo cội” trên Facebook cá nhân thời gian qua không chỉ
gây bức xúc xã hội mà hậu quả của nó là đánh mất niềm tin của công chúng vào những
giá trị mà họ vốn tôn thờ.
Vì vậy nói cho cùng, dù là là người nghệ sĩ với những chân trời tự
do của cái tôi bản ngã thì mỗi nghệ sĩ, hay chỉ là nhân danh nghệ sĩ, phải hiểu
rằng trước hết mình là con người xã hội, mình là công dân của một quốc gia.
Ngay cả khi họ là công dân toàn cầu cũng vậy. Mà là một công dân thì họ phải có
trách nhiệm xã hội, và đương nhiên họ phải chịu trách nhiệm trước những sản phẩm
mà họ sinh ra gây tác động xấu cho xã hội./.
Nghệ sĩ là ngườ có ảnh hưởng tới dư luận, tới nhiều người mà phát ngôn như kẻ vô học. Đúng là không phải cứ là nghệ sĩ là có học thức, nhiều người đúng là ý thức kém cõi, thiếu hiểu biets mà nói thẳng ra là ngu dốt mà cứ thích tỏ ra nguy hiểm
Trả lờiXóaVới nghệ sĩ nổi tiếng, mỗi lời nói, hành động trong đời thường hay một status, commet, hình ảnh đăng trên trang cá nhân, có thể tạo ra những hiệu ứng xã hội rất lớn, không chỉ với những người thường xuyên theo dõi mà với cả cộng đồng, chứ không phải cứ thích nói gì là nói.
XóaNghệ sỹ nổi tiếng vì họ làm nghệ thuật giỏi chứ không phải vì làm chính trị tốt hay có kiến thức sâu rộng về giáo dục, nên khi họ phát ngôn sai chúng ta có thể thôi cảm được và cơ quan chức năng cần yêu cầu số nghệ sỹ đính chính ngay, nếu không được hãy nghĩ đến phê phán và xử lý
Xóadiễn viên nghệ sĩ Tùng Dương, sau một thời gian mất hút trên sóng truyền hình, đã khiến dư luận chú ý trở lại bằng một phát ngôn cực shock “Đã đến lúc ngành giáo dục nên loại bỏ câu: “Học, học nữa, học mãi" ra khỏi sách giáo khoa đi. Đúng là một cú sốc mà. Một câu nói dường như đã đi vào tiềm thức của bao nhiêu thế hệ mà dám nói thế thì cũng không biết là nghĩ cái gì luôn, chắc não úng nước
Trả lờiXóaNghệ sĩ - người sáng tạo và thể hiện nghệ thuật - là những hình ảnh gần gũi nhất đối với những cái đẹp đó trong xã hội, vì thế chúng ta cần nghệ sĩ thể hiện tốt hơn nữa trách nhiệm và nghĩa vụ của mình, để từ đó hình thành nên một môi trường văn hóa lành mạnh, tạo điều kiện cho sự phát triển nhân cách cá nhân và tạo cảm hứng tốt cho khát vọng xây dựng đất nước hùng cường.
XóaDù là là người nghệ sĩ với những chân trời tự do của cái tôi bản ngã thì mỗi nghệ sĩ, hay chỉ là nhân danh nghệ sĩ, phải hiểu rằng trước hết mình là con người xã hội, mình là công dân của một quốc gia và họ phải có trách nhiệm với quốc gia, chư nổi tiếng mà phát ngôn như cái nghệ sĩ này hỏng hết.
Trả lờiXóaPhát ngôn cảm tính trên của một người nghệ sĩ hay là người của công chúng thì cũng chỉ khiến cho người dân đánh giá về nhận thức và trình độ liệu có xứng đáng là người đại diện cho công chúng hay không.
Xóa