THÔNG TIN

Bài viết
Bình luận

ONLINE

Free Global Counter

TRUY CẬP

ALEXA

28 tháng 4 2022

BÁO CÁO TỰ DO TÔN GIÁO NĂM 2022 CỦA USCIRF - VẪN “BỔN CŨ SOẠN LẠI”

by Đắc Chí  |  at  28.4.22

Đắc Chí

Bất chấp thực tiễn sinh động về đời sống tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam, một số tổ chức thiếu thiện chí, điển hình là tổ chức “Ủy ban tự do tôn giáo quốc tế Mỹ” (USCIRF) thường xuyên đánh giá tiêu cực về Việt Nam. Mới đây, ngày 25/4, USCIRF công bố cái gọi là “Báo cáo về Tự do Tôn giáo năm 2022” với những thông tin sai lệch, cho rằng “Luật Tín ngưỡng Tôn giáo năm 2018 cho phép sự sách nhiễu đối với lãnh đạo tôn giáo và những người thuộc cộng đồng miền núi ở Việt Nam”; “nhiều người đấu tranh cho tự do tôn giáo, hoặc bị bỏ tù chỉ vỉ niềm tin tôn giáo của mình”. Chưa dừng lại, USCIRF còn khuyến nghị Chính phủ Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách “quốc gia cần quan tâm đặc biệt” (CPC) với lý do được cho là “vi phạm một cách có hệ thống, liên tục và nghiêm trọng đối với tự do tôn giáo”. 

Bài viết trên RFA (Ảnh chụp màn hình)

Những đánh giá tiêu cực trên đây của USCIRF không làm mấy ai ngạc nhiên bởi đó là những luận điệu cũ rích, hoàn toàn phiến diện, sai lệch về vấn đề về tự do tín ngưỡng, tôn giáo tại Việt Nam mà họ luôn đưa ra trong các báo cáo thường niên nhiều năm qua. Tuy nhiên, dù bóp méo và xuyên tạc đến đâu, những luận điệu của USCIRF cũng không thể phủ nhận được thực tế sống động về tự do tôn giáo, tín ngưỡng tại Việt Nam, điều mà bất cứ ai đến đất nước ta hay có cái nhìn khách quan đều có thể thấy rõ như ban ngày.

Việt Nam luôn tôn trọng và nỗ lực tối đa để đảm bảo quyền tự to tín ngưỡng, tôn giáo cũng như quyền tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của mọi công dân. Song không phải vì thế mà không phê phán những ai lợi dụng điều này để có những hành động vi phạm luật pháp, đi ngược lợi ích của đất nước và nhân dân. Bất kỳ ai nếu vi phạm pháp luật, dù với bất kỳ lý do gì đều sẽ bị xử lý nghiêm minh theo đúng pháp luật.

Cần khẳng định rằng, những quy định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam hoàn toàn tương thích với Luật quốc tế về quyền con người. Bởi, theo Điều18, Công ước quốc tế về các quyền Dân sự, Chính trị, năm 1966 quy định: “(1). Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng và tôn giáo. Quyền này bao gồm tự do có hoặc theo một tôn giáo hoặc tín ngưỡng do mình lựa chọn, và tự do bày tỏ tín ngưỡng hoặc tôn giáo một mình hoặc trong cộng đồng với những người khác, công khai hoặc kín đáo, dưới các hình thức như thờ cúng, cầu nguyện, thực hành và truyền giảng. (2). Không ai bị ép buộc làm những điều tổn hại đến quyền tự do lựa chọn hoặc tin theo tôn giáo hoặc tín ngưỡng của họ. (3). Quyền tự do bày tỏ tôn giáo hoặc tín ngưỡng chỉ có thể bị giới hạn bởi pháp luật và khi sự giới hạn đó là cần thiết để bảo vệ an ninh, trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức xã hội, hoặc để bảo vệ các quyền và tự do cơ bản của người khác”.

Về việc một số cá nhân hoặc một số nhóm tôn giáo mà Báo cáo của USCIRF đề cập bị các cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật. Đây là việc hết sức bình thường, bởi vì họ vi phạm pháp luật chứ hoàn toàn không phải vì lý do tôn giáo vì họ có đạo. Và việc làm này là vì lợi ích chung của cả xã hội.

Như vậy hoàn toàn không có chuyện “Luật Tín ngưỡng Tôn giáo năm 2018 cho phép sự sách nhiễu đối với lãnh đạo tôn giáo và những người thuộc cộng đồng miền núi ở Việt Nam”; hay “nhiều người đấu tranh cho tự do tôn giáo, hoặc bị bỏ tù chỉ vỉ niềm tin tôn giáo của mình” như Báo cáo USCIRF viết.

Thiết nghĩ, nếu muốn hướng đến thúc đẩy quyền tự do tôn giáo trên toàn thế giới thì việc cần làm trước hết đối với USCIRF là cần tiếp nhận những thông tin chính xác và có cách tiếp cận khách quan, mang tính xây dựng khi công bố báo cáo thường niên về tự do tôn giáo, không chỉ với Việt Nam và các quốc gia khác trên thế giới. Đấy mới chính là tôn chỉ, mục đích của một tổ chức chân chính./.

6 nhận xét:

  1. hoàn toàn không có chuyện “Luật Tín ngưỡng Tôn giáo năm 2018 cho phép sự sách nhiễu đối với lãnh đạo tôn giáo và những người thuộc cộng đồng miền núi ở Việt Nam”; hay “nhiều người đấu tranh cho tự do tôn giáo, hoặc bị bỏ tù chỉ vỉ niềm tin tôn giáo của mình” như Báo cáo USCIRF viết.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chả có luật nào cho phép sách nhiễu người dân chứ đừng nói là luật tín ngưỡng tôn giáo, USCIRF ngoài cái báo cáo lặp đi lặp lại mấy năm nay thì thực sự không thấy có gì là mới mẻ, không có hoạt động gì có giá trị, những người sinh hoạt tôn giáo lành mạnh, tuân thủ pháp luật đều được bảo vệ, pháp luật chỉ xử lý kẻ vi phạm pháp luật

      Xóa
  2. nếu muốn hướng đến thúc đẩy quyền tự do tôn giáo trên toàn thế giới thì việc cần làm trước hết đối với USCIRF là cần tiếp nhận những thông tin chính xác và có cách tiếp cận khách quan, mang tính xây dựng khi công bố báo cáo thường niên về tự do tôn giáo, không chỉ với Việt Nam và các quốc gia khác trên thế giới.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nếu tìm một quốc gia mà tôn giáo được tạo điều kiện để hoạt động và phát triển như ở Việt Nam thì trên thế giới không có nhiều đâu, các tổ chức cứ ra sức phê phán Việt Nam, thậm chí xuyên tạc để vu vạ theo ý đồ riêng thôi.

      Xóa
  3. dù bóp méo và xuyên tạc đến đâu, những luận điệu của USCIRF cũng không thể phủ nhận được thực tế sống động về tự do tôn giáo, tín ngưỡng tại Việt Nam, điều mà bất cứ ai đến đất nước ta hay có cái nhìn khách quan đều có thể thấy rõ như ban ngày.

    Trả lờiXóa
  4. Việt Nam luôn tôn trọng và nỗ lực tối đa để đảm bảo quyền tự to tín ngưỡng, tôn giáo cũng như quyền tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của mọi công dân. Song không phải vì thế mà không phê phán những ai lợi dụng điều này để có những hành động vi phạm luật pháp, đi ngược lợi ích của đất nước và nhân dân. Bất kỳ ai nếu vi phạm pháp luật, dù với bất kỳ lý do gì đều sẽ bị xử lý nghiêm minh theo đúng pháp luật.

    Trả lờiXóa

Proudly Powered by Blogger.