Huy Văn
Những
ngày qua bộ phim “Em và Trịnh” đã khiến cho sự chú ý không nhỏ từ giới trẻ về một
thời tuổi trẻ của người nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn. Qua đó, giới trẻ hiểu
hơn về người nhạc sĩ và những bóng hồng quanh ông trong đó có ca sĩ Khánh Ly. Nhắc
đến Khánh Ly rất nhiều người sẽ nhớ đến nữ ca sĩ thập niên 70 của thế kỷ trước
đã rất nổi danh với những tình khúc cùng thời của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Tuy
nhiên, sau khi đất nước thống nhất ngày 30/4/1975 thay vì cùng nhiều thế hệ nhạc
sĩ, ca sĩ cùng thời chọn ở lại xây dựng đất nước trong đó có nhạc sĩ Trịnh Công
Sơn thì ca sĩ Khánh Ly lựa chọn con đường rời bỏ đất nước.
Nếu
như ngày 30/4/1975 ngay sau khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng đất nước hòa
bình, thống nhất, người dân Sài Gòn đều tỏa ra đường để được tận hưởng bầu
không khí hân hoan, phấn khởi của ngày thành phố được giải phóng. Chính vào lúc
ấy, những người dân ở nhà mở radio nghe tin tức qua Đài phát thanh Sài Gòn đột
nhiên có cảm giác khác lạ khi chương trình chợt lặng đi một chút và tiếp ngay
đó là tiếng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: “Tôi là Trịnh Công Sơn...”, rồi anh cất
tiếng hát bài Nối vòng tay lớn. Mặc dù lúc đó nhạc sĩ Trịnh Công
Sơn chỉ hát “chay” nhưng người nghe cảm thấy xúc động dâng trào khi nghe anh
hát trong giờ phút lịch sử ấy của dân tộc. Bài hát thể hiện lòng mong ước của
tuổi trẻ sinh viên học sinh, của toàn dân tộc Việt Nam nay đã trở thành hiện thực.
Còn ca sĩ Khánh Ly sau khi cùng đoan người tị nạn chạy sang Hoa Kỳ thay vì chăm
lo cho cuộc sống của mình thì ca sĩ tích cực tham gia các hoạt động chống cộng
cực đoan tại Mỹ như tham gia nhiều cuộc biểu tình của những hội đoàn chống Cộng
cực đoan, bà ta còn là thành viên tích cực vận động quyên góp tiền để "tri
ân thương phế binh VNCH " và thực hiện nhiều chương trình ca nhạc CD, VCD điện
ảnh viết báo chống Cộng. Bà ta được coi là một trong những ngọn cờ đầu luôn được
những kẻ chống cộng cực đoan ở nước ngoài tung hô.
Với
chính sách nhân đạo và đại đoàn kết dân tộc, nhà nước vẫn đồng ý cho bà ta về
thăm thân nhân. Mỗi lần về Việt Nam, bà ta lại bộc bạch "rất buồn về những
việc làm không tốt trước đây và muốn quên đi quá khứ” và thừa nhận những việc
làm của mình đối với đất nước trong khoảng thời gian từ 1975-1985 là không thể
chối cãi được. Bà ta còn nói thực tâm rất buồn khi phải rời Việt Nam, và thanh
minh những hoạt động của bản thân ở nước ngoài là "do hoàn cảnh và sức ép
của các nhóm chống Cộng cực đoan tại hải ngoại ". Bà ta còn cam đoan
" nếu được về nước biểu diễn sẽ sẵn sàng dùng ngòi bút của mình để phản
bác lại những tổ chức chống Cộng hải ngoại".
Tuy nhiên, khi về Mỹ, bà ta phủi hết những gì mình đã ân hận. Bà ta tiếp tục
trình bày, biểu diễn những bài hát chống Cộng. Trong chương trình VCD 30 năm viễn
xứ do Thúy Nga Paris Bynight sản xuất, Khánh Ly nức nở thảm thiết hát những câu
như: "30 năm cuộc tương tàn, người giết người không kịp mở mắt, nửa nước
này cố giết nửa nước kia để lập chiến công", cũng trong chương trình này, bà
ta cùng với Thế Sơn, Thái Hòa tam ca bài :"tôi bỏ nước ra đi để tránh hai
chữ tội đồ, anh trả tự do bằng máu xương, em đổi bằng thân xác, vì tự do, ta
mang đời lưu vong".
Có
lẽ sau bao nhiêu năm chống cộng đến cùng, giờ đây khi cuộc sống đã bước vào
giai đoạn gần đất xa trời bà ta mới thấm thía được đâu mới là tự do, đâu mới là
quê hương nguồn cội, mọi sai lầm mắc phải giờ đây chính mình đang phải trả giá,
sự lãng quên của khán giả, sự xa rời khi hết thời của những kẻ chống cộng, tiếng
tăm bị chôn vùi cùng những năm tháng chống phá chính quê hương, đất nước và đồng
bào mình. Lần về nước lần này sau khi dịch Covid đã được kiểm soát tại Việt Nam
có lẽ là những vớt vát cuối cùng của bà ta khi mà phải chịu sự ghẻ lạnh của cộng
đồng người Việt Nam ở nước ngoài và sự ngó lơ của người Việt ở trong nước. Lời
tuyên bố “có lẽ đây là lần cuối cùng tôi biểu diễn ở Việt Nam” thật ẩn ý và
chua xót cho cuộc đời của một ca sĩ vì đi sai đường mà phải đánh đổi cả một đời
lận đận./.
Nếu ở lại Việt Nam có khi bây giờ Khánh Ly đã là ca sỹ của hàng triệu người hâm mộ, đặc biệt là sau khi bộ phim em và trịnh được công chiếu thì sự đồng cảm, mến mộ của người xem lại tăng lên thêm gấp nhiều lần, thế nhưng tất cả chỉ là tưởng tượng khi bà bỏ lại đất nước để chạy sang Mỹ hưởng xa hoa.
Trả lờiXóaSau khi đất nước thống nhất vào 1975 thay vì cùng nhiều thế hệ nhạc sĩ, ca sĩ cùng thời chọn ở lại xây dựng đất nước trong đó có nhạc sĩ Trịnh Công Sơn thì ca sĩ Khánh Ly lựa chọn con đường rời bỏ đất nước, thật đáng buồn cho một con người có tài sắc.
XóaLần về nước lần này sau khi dịch Covid đã được kiểm soát tại Việt Nam có lẽ là những vớt vát cuối cùng của bà ta khi mà phải chịu sự ghẻ lạnh của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và sự ngó lơ của người Việt ở trong nước.
XóaMỗi lần về Việt Nam, bà ta lại bộc bạch "rất buồn về những việc làm không tốt trước đây và muốn quên đi quá khứ” và thừa nhận những việc làm của mình đối với đất nước trong khoảng thời gian từ 1975-1985 là không thể chối cãi được. Bà ta còn nói thực tâm rất buồn khi phải rời Việt Nam, và thanh minh những hoạt động của bản thân ở nước ngoài là "do hoàn cảnh và sức ép của các nhóm chống Cộng cực đoan tại hải ngoại "
Trả lờiXóa