Thời Phong
Mới đây, Bộ Nội vụ đã lấy ý kiến về dự
thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín
ngưỡng, tôn giáo, thay thế Nghị định số 162 năm 2017. Ngay lập tức, các tổ chức cá nhân thiếu thiện chí với Việt Nam đã lợi dụng để xuyên
tạc rằng Nhà nước ta đang ra sức kiểm soát tôn giáo, từ đó vu cáo ta đàn áp tôn
giáo.
Trong đó, tổ chức khủng bố Việt Tân
chắc chắn là cũng không quên lợi dụng để tấn công vào Đảng và Nhà nước ta, và đó
vẫn là điệp khúc “Ủy Ban Tự do Tôn giáo Hoa Kỳ (USCIRF) đề nghị Chính phủ Mỹ
đưa Việt Nam vào danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo
(CPC) vì những vi phạm một cách có hệ thống, liên tục và nghiêm trọng đối với tự
do tôn giáo”.
Thực tế hoạt động của các tôn giáo ở
Việt Nam hiện nay cho thấy rõ ràng chính sách nhất quán và đúng đắn của Đảng,
Nhà nước Việt Nam là: Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của
các công dân; các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Tuy nhiên, cũng như
các nước khác, Việt Nam không chấp nhận việc lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng,
tôn giáo để phá hoại hòa bình, độc lập, thống nhất đất nước hay kích động bạo
lực, chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, tôn giáo, gây rối trật tự công
cộng, xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự và tài sản của người
khác, cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân... Chính sách đó đã
luôn được Nhà nước Việt Nam khẳng định và thực hiện nhất quán.
Cũng có thể khẳng định rằng, đời sống
tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay khá sôi động, đa dạng với nhiều hình
thức sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau, nhiều tổ chức tôn giáo và mô
hình tổ chức tôn giáo. Trong xu thế phát triển của đất nước và xu thế chung của
thời đại, các tôn giáo tại Việt Nam luôn được tạo điều kiện hoạt động theo Hiến
pháp và pháp luật.
Việc cho rằng Việt Nam đàn áp tôn giáo là không phản ánh đúng bản chất tình hình, phủ
nhận những thành tựu của Việt Nam trong tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo. Thực chất đây không chỉ là những nhận thức sai lệch, mà xuất
phát từ âm mưu, mục đích chính trị, nhằm lợi dụng vấn đề tự do tôn giáo để
chống phá Đảng, Nhà nước ta.
Nói về dự thảo Nghị định quy định chi
tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo, được biết qua kết quả
sơ kết 3 năm triển khai thi hành Nghị định số 162/2017/NĐ-CP quy định chi tiết
một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo, bên cạnh các kết
quả đạt được, Nghị định số 162 cũng bộc lộ một số hạn chế, vướng mắc cần được
tháo gỡ.
Cụ thể, một số quy định tại Luật chưa có biện pháp chi tiết dẫn tới quá trình thực hiện còn thiếu thống nhất, chưa có hiệu quả trên thực tiễn, gây lúng túng cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân khi áp dụng, như điều kiện đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam; thay đổi người đại diện, thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam; đình chỉ toàn bộ hoạt động tôn giáo của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, cơ sở đào tạo tôn giáo (đây là một trong những trường hợp dẫn đến giải thể các tổ chức được quy định tại Điều 31 và Điều 42 của Luật); phục hồi hoạt động tôn giáo cho tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc; phục hồi hoạt động của cơ sở đào tạo tôn giáo.
Bên cạnh đó, trong đại dịch COVID-19 vừa qua, một số hình thức hoạt động tôn giáo mới xuất hiện, như sinh hoạt tôn giáo, tổ chức các hoạt động tôn giáo bằng hình thức trực tuyến đã phát sinh nhưng chưa có quy định điều chỉnh và biện pháp để quản lý cho phù hợp.
Với những lý do nêu trên, việc sửa đổi, bổ sung toàn diện các quy định của Nghị định số 162 và trình Chính phủ ban hành Nghị định thay thế cho Nghị định này là thật sự cần thiết./.
Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay khá sôi động, đa dạng với nhiều hình thức sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau, nhiều tổ chức tôn giáo và mô hình tổ chức tôn giáo. Trong xu thế phát triển của đất nước và xu thế chung của thời đại, các tôn giáo tại Việt Nam luôn được tạo điều kiện hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật.
Trả lờiXóaĐúng vậy, việc nói phủ nhận những thành tựu của Việt Nam trong tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Thực chất đây không chỉ là những nhận thức sai lệch, mà xuất phát từ âm mưu, mục đích chính trị, nhằm lợi dụng vấn đề tự do tôn giáo để chống phá Đảng, Nhà nước ta.
XóaViệc sửa đổi, bổ sung toàn diện các quy định của Nghị định số 162 và trình Chính phủ ban hành Nghị định thay thế cho Nghị định này là thật sự thiết thực trong thời điểm hiện nay.
XóaSửa đổi nghị định để phù hợp hơn với thực trạng hiện tại của đất nước cũng như hoạt động của tôn giáo trong nước chứ đâu động chạm gì đến nhân quyền của ai, vô cớ đòi đưa Việt Nam vào danh sách cần chú ý là sự công kích thiếu lành mạnh, cần phải bị lên án.
XóaTạo điều kiện để hoạt động cũng phải song hành với việc có quy định quản lý để các hoạt động đi đúng hướng, việc đúng hướng là có lợi cho người dân, vì bà con theo đạo ở Việt Nam rất nhiều, đông mà không quy củ thì chỉ có loạn
XóaSáng suốt, tôi ủng hộ
XóaCần có nghị định này để quy định chi tiết hơn, cụ thể hơn va áp dung dễ hơn
XóaPhải đưa vào quản lý thì mới hoạt động chuẩn chỉ được chứ, không lẽ tôn giáo tồn tại độc lập với xã hội à, bản thân các chức sắc cũng ủng hộ điều này, chỉ có những kẻ lăm le vi phạm pháp luật mới lên tiếng phản đối vì đã động vào cần câu cơm của chúng thôi
Trả lờiXóaViệc cho rằng Việt Nam đàn áp tôn giáo là không phản ánh đúng bản chất tình hình, phủ nhận những thành tựu của Việt Nam trong tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Thực chất đây không chỉ là những nhận thức sai lệch, mà xuất phát từ âm mưu, mục đích chính trị, nhằm lợi dụng vấn đề tự do tôn giáo để chống phá Đảng, Nhà nước ta.
XóaSinh hoat ton giáo trực tuyến nữa ah :))
Trả lờiXóaNen co một nghị dinh quy định chi tiết về vấn đề này để áp dụng cho tốt
Trả lờiXóatránh áp dụng máy móc
Trả lờiXóalàm được như thế thì dễ cho cơ quan quản lý
Trả lờiXóa