THÔNG TIN

Bài viết
Bình luận

ONLINE

Free Global Counter

TRUY CẬP

ALEXA

24 tháng 8 2012

Thắp lại tinh thần phụng sự Tổ quốc

by Unknown  |  at  24.8.12


(SVVN)"Phụng sự Tổ quốc" không chỉ là một khẩu hiệu mà còn là một mệnh lệnh dành cho mỗi người dân, trong những thời điểm đất nước gặp khó khăn, thử thách. GS Chu Hảo, Giám đốc NXB Tri Thức, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ, chia sẻ cùng Sinh Viên Việt Nam.
Khi Tổ quốc cần
Thưa, ông nhìn nhận thế nào về diễn biến phức tạp, căng thẳng trên biển Đông thời gian qua?
Theo nhận thức của tôi, hiện nay đất nước đang đứng trước nguy cơ bởi các hoạt động gây hấn có tính chất leo thang của Trung Quốc về yêu sách  ở biển Đông. Việc Trung Quốc mời thầu 9 lô dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam; việc đưa ồ ạt tàu đánh cá vào biển Đông để khai thác; việc thành lập thành phố Tam Sa và đưa quân đồn trú trên các đảo Hoàng Sa của Việt Nam… là những hành động vi phạm chủ quyền nước ta, chứ không phải là nguy cơ nữa.
Thời tuổi trẻ, ở thế hệ ông, khi Tổ quốc cất tiếng gọi thì khí thế thanh niên như thế nào?
Tuyệt đối tin tưởng vào sự sáng suốt của lãnh đạo đất nước. Hăng hái lên đường làm nhiệm vụ. Không sợ khó khăn gian khổ. Đã có một thời như thế đấy!
Để đất nước trở nên hùng mạnh, theo ông, sinh viên nên phấn đấu thế nào?Phải học giỏi để có một nền tảng học vấn vững chắc, chứ không phải chủ yếu là để đi thi lấy bằng cấp. Phải trở thành người tử tế và có trách nhiệm xã hội.
"Thất phu hữu trách"
457750.jpg
Về vấn đề biển Đông, giới trí thức (trong đó có những trí thức trẻ, sinh viên) cần phải làm gì, thưa ông?
Tôi nghĩ rằng, những người thực sự có lòng yêu nước, những người tự nhận thấy mình là trí thức, cần nhớ đến câu của tiền nhân: "Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách" (Tạm dịch: Nước nhà hưng thịnh hay suy vong, (đến) dân thường phải có trách nhiệm). Trách nhiệm đó phải được nhận thức là của mỗi cá nhân trước Tổ quốc, chứ không phải thứ trách nhiệm đặt lên vai của người khác, hay ỷ lại, cho rằng mọi việc đã có Đảng và Chính phủ giải quyết. Đảng và Chính phủ có thể đề ra chủ trương, chính sách. Nếu thuận lòng dân theo, nếu chưa thuận lòng dân thì dân có ý kiến. Nhưng từng người một phải có thái độ chính trị với Tổ quốc.
Nhưng yêu nước không thể chung chung, mà cần có những hành động cụ thể, thưa ông?
Đúng vậy! Tôi không tin rằng, tất cả những người trí thức thì đều phải hoạt động chính trị. Nhưng đã là người có học thức, là trí thức thì phải có thái độ chính trị và bày tỏ chính kiến hết sức rõ ràng trước sự an nguy của Tổ quốc.
"Nước mất thì nhà tan", sứ mệnh của trí thức càng được đặt ra hơn bao giờ hết, để hiến kế và đoàn kết một lòng bảo vệ đất nước. Nhưng tôi buồn rằng, hình như vẫn có một bộ phận không nhỏ trí thức nhận thức mơ hồ, vẫn không chịu tỉnh táo theo dõi tình hình thời sự bằng nhãn quan và trí tuệ của mình, mà hình như ỷ lại và theo một sự lệ thuộc suy nghĩ nào đó. Một bộ phận khác khá bàng quan, không nghĩ đến những việc sát sườn của đất nước mà chỉ nghĩ đến những lợi ích trước mắt của mình. Một loại nữa, là biết tất cả mọi chuyện, nhưng vô trách nhiệm. Và một bộ phận khác, thì sợ hãi. Sợ hãi là một căn bệnh thâm căn cố đế của không ít người tự nhận mình là trí thức. Chính vì vậy, tôi rất ấn tượng với cuốn sách của bà Aung San Suu Kyi (người Myanmar đạt giải Nobel Hòa bình) nhan đề Thoát khỏi sự sợ hãi (Freedom from fear). Để có một Myanmar chuyển mình như bây giờ, đó là cả một quá trình vượt lên những sự sợ hãi.
Còn vai trò của anh em trí thức trẻ hiện nay thế nào?
Tôi lạc quan vì nhiều bạn trẻ đang quan tâm đến những vấn đề chung của đất nước. Họ có chuyên môn và kỹ năng tốt. Rất nhiều người cống hiến thầm lặng trên nhiều lĩnh vực khác nhau của đất nước. Nhưng mặt khác, tôi khá buồn vì có không ít thanh niên tự soi mình vào một hệ giá trị méo mó. Trước đây, những giá trị được thừa nhận một cách phổ biến trên thế giới và trong xã hội truyền thống, là: Nhân cách, năng lực, sự sáng tạo, đóng góp cho xã hội… Bây giờ, thang giá trị đó được thay bằng: Có nhiều tiền, có những mối quan hệ tốt để kiếm ăn… Những biểu hiện như thế không ít. Trong bối cảnh, văn hóa và đạo đức của xã hội đang xuống cấp thì điều đó thật đáng lo ngại. Nhưng cho dù ai, theo bất cứ hệ giá trị nào thì đều có một mẫu số chung là bảo vệ đất nước. Trước đây, khi đất nước trong chiến tranh chống đế quốc, thực dân xâm lược, tinh thần phụng sự Tổ quốc được đặt lên hàng đầu. Và giờ đây, nó cần được phát huy trở lại.
Bản năng tự vệ
Bản năng tự vệ luôn giúp ta ý thức và tự bảo vệ mình trước những nguy cơ. Nhưng nếu chỉ để bản năng thức tỉnh thì chưa đủ, ông đánh giá thế nào về vai trò của công tác giáo dục truyền thống?Những bài học về lịch sử chống ngoại xâm sẽ giúp tăng cường sức đề kháng trước các mối nguy từ bên ngoài. Và vai trò của trí thức trong việc này rất quan trọng. Nhưng để làm được nhiệm vụ đó, trước hết, trí thức phải tự thức tỉnh chính mình, đừng để người dân gọi là trí... ngủ khi mà u mê về nhận thức, bàng quan trước vận mệnh của dân tộc và sợ hãi trước những áp lực vô hình. Những người đó phải tự thức tỉnh để làm gương cho giới trẻ.
Trong cái rủi có cái may, thử thách hiện nay biết đâu là một cơ hội của đất nước?
Đây là cơ hội chúng ta phát huy dân chủ thực sự, lấy lại lòng dân, tôn trọng quyền mưu cầu hạnh phúc của nhân dân. Về vấn đề biển Đông, chúng ta đang có chính nghĩa: Những nước lớn, các nhà khoa học và dư luận quốc tế đều cho rằng chúng ta có nhiều bằng chứng lịch sử, nhiều lợi thế về mặt pháp lý và có tính chính đáng để bảo vệ vùng biển của mình. Chính phủ cần làm cho nhân dân hiểu được Chính phủ đã tận dụng lợi thế này thế nào, để người dân yên tâm và tin tưởng.
Nhìn lại lịch sử, trong thời nhà Hồ, do một số chính sách làm mất lòng dân và không dựa vào dân nên khi quân Minh xâm lược, không được sự ủng hộ của người dân. Chính vì thế, trong Cáo Bình Ngô, Nguyễn Trãi viết: "Vừa rồi, nhân họ Hồ chính sự phiền hà/ Để trong nước lòng dân oán hận". Lịch sử cho thấy rằng, những lúc nước ta yếu, phương Bắc sẽ tìm cách gây hấn. Nhưng hiện nay, nước ta không phải đơn độc như thời nhà Hồ, có rất nhiều nước lớn muốn hợp tác, trao đổi với Việt Nam. Chúng ta cần tin vào dân, dựa vào dân. Trong lúc này, cần toàn dân một lòng vì sự vẹn toàn của Tổ quốc.
Việt Nam cần có chiến lược gì trong thời gian tới?Trước mắt là kiềm chế được tham vọng bá quyền của họ trên cơ sở giữ vững độc lập, tự cường và đoàn kết quốc tế.  Lâu dài là kiên trì và chân thành xây dưng quan hệ láng giềng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi.
Xin cảm ơn ông!
Lê Ngọc Sơn (Thực hiện)



14 nhận xét:

  1. đúng vậy, đất nước cần những người có trách nhiệm nếu là người dân Việt Nam phải có trách nhiệm để bảo vệ tổ quốc

    Trả lờiXóa
  2. Vì độc lập chủ quyền của Việt Nam

    Trả lờiXóa
  3. Trung Quốc tuy mạnh, nhưng Việt Nam vốn mưu trí, dũng cảm, chúng ta nhất định sẽ bảo vệ được Tổ Quốc

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng vậy,chúng ta sẽ đánh bại tất cả những kẻ nào dám xâm phạm đất nước ta.

      Xóa
  4. ngày xưa bọn chúng cũng thua ! bây giờ chắc chắn cũng thua

    Trả lờiXóa
  5. đoàn kết dân tộc , chung tay bảo vệ Tổ quốc

    Trả lờiXóa
  6. đúng vậy chúng ta thế hệ sinh viên phải gắng sức bảo vệ Tổ quốc

    Trả lờiXóa
  7. chúng ta là con người Việt Nam, chúng ta phải có trách nhiệm cùng nhau đoàn kết chung tay bảo vệ đát nước này.

    Trả lờiXóa
  8. que huong la noi sinh thanh, To Quoc la nguyen hy sinh

    Trả lờiXóa
  9. chủ quyền đất nước sẽ mãi vững mạnh. cấm bọn tàu khựa xâm lược và lấn chiếm Biển đông

    Trả lờiXóa
  10. Dù phải “thắt lưng buộc bụng”, chịu cực khổ thêm một chút để có vũ khí trang bị (VKTB) hiện đại dành cho quân đội của mình thì nhân dân Việt Nam vẫn sẵn sàng. Tiền bạc, của cải không bao giờ mua được máu xương, nhưng khi nó giảm thiểu được máu xương thì dân tộc Việt không bao giờ tiếc.

    Tuy nhiên, Việt Nam còn nghèo, không thể chạy đua vũ trang nên về VKTB chuẩn bị có lựa chọn, hiện đại, nhưng phải phù hợp lối đánh, về xây dựng lực lượng thì tinh gọn, thiện chiến, đủ để làm cho kẻ thù phải trả một giá đắt khó chịu đựng nếu chúng liều lĩnh xâm phạm

    Trả lờiXóa
  11. tinh thần phụng sự tổ quốc của nhân dân việt nam là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, tuy nhiên ngày nay khi thời thế cũng có nhiều thay đổi, con người cũng có nhiều thay đổi, tinh thần đó cũng có nhiều dấu hiệu giảm sút, đó là điều đáng lo ngại, những cơ quan có chức năng cần phải có giải pháp để thắp sáng lại tinh thần đó

    Trả lờiXóa
  12. cuộc sống của mỗi người phụ thuộc rất nhiều vào sự lớn mạnh của tổ quốc, đó là điều không phải bàn cãi nhiều, nói là phụng sự tổ quốc thôi nhưng thực ra mà nói thì nếu mọi người càng cố gắng phụng sự đất nước bao nhiêu thì cuộc sống của mọi người càng được nâng cao bấy nhiêu, đó là điều mà ai cũng có thể nhận ra được

    Trả lờiXóa
  13. dù ở thòi kỳ nào thì tinh thần phụng sự cho tổ quốc cũng là vô cùng quan trọng, đất nước có giàu mạnh và phát triển được cũng là nhờ những đóng góp của nhân dân, chính vì thế, đảng và nhà nước cũng như toàn xã hội cần phải khơi dậy tinh thần phụng sự cho tổ quốc của mỗi người dân việt nam

    Trả lờiXóa

Proudly Powered by Blogger.