THÔNG TIN

Bài viết
Bình luận

ONLINE

Free Global Counter

TRUY CẬP

ALEXA

21 tháng 12 2012

Sức sống “Quyền con người” của Tuyên ngôn độc lập

by Unknown  |  at  21.12.12



Đông Phong
“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền được tự do, và quyền mưu cầu hạnh phúc”…



Tuyên ngôn độc lập – thien anh hùng ca của Cách mạng Việt Nam, áng văn chính luận có ý nghĩa quan trọng khẳng định giá trị về tư tưởng chính trị, pháp luật, về quyền con người và quyền dân tộc; là nền tảng tinh thần, vũ khí lý luận dẫn đường cho Cách mạng Việt Nam đến những thắng lợi to lớn. Có thể khẳng định rằng tư tưởng xuyên suốt của tuyên ngôn là tư tưởng về con nguwoif, quyền con người và được Chủ tịch Hồ Chí Minh nâng lên thành quyền dân tộc.
Trong một lần trả lời phỏng vấn báo chí, Người nói; “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Điều đó cho thấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề con người và giải phóng con người, co đó là mục đích cao nhất cần phải đạt tới trong mọi hoạt động cách mạng của mình.
Người đã tới các nước phương Tây để kiểm nghiệm giá trị “Tự do, Bình đẳng, Bác ái”. Người đã đại diện cho những người Việt Nam yêu nước, cho cả dân tộc Việt Nam trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng Việt Nam luôn khát khao trở thành “một dân tộc tiên tiến” , một dân tộc tự do, bình đẳng, hòa bình và thống nhất. Trong Tuyên ngôn độc lập, Người viết: “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!” và “sự thật trở thành một nước độc lập”.
          Vấn đề con người, đấu tranh giành lấy quyền con người và quyền dân tộc được người thanh niên Nguyễn Tất Thành nung nấu từ nhiều nhân tố khác nhau. Trước hết, Người ảnh hưởng trực tiếp từ tư tưởng thương dân của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc khi cụ chủ trương “ái quốc là ái dân”, “lấy nhan dân làm hậu thuẫn cho tất cả các phong trào cải cách chính trị”. Quan niệm này của thân phụ đã ảnh hưởng rất nhiều tới Nguyễn Tất thành về lòng yêu nước và yêu thương con người, đặc biệt là sức mạnh của quần chúng với phong trào cách mạng. Bên cạnh đó, Người còn được nuôi dưỡng bởi những giá trị truyền thống nhân văn quý báu của dân tộc, đó là lòng yêu thương, quý trọng và tin tưởng con người, vào phẩm giá con người, và đặc biệt là từ thực tiễn cuộc sống bần cùng của nhân dân thuộc địa không có quyền làm người, các dân tộc bị áp bức bóc lột tới thậm tệ.
          Trong khoảng thời gian học lớp đệ nhị niên trrung học niên khóa 1908 – 1909 tại trường Quốc học Huế, Nguyễn Tất Thành đã chững kiến sự khốn cùng của nhân dân trong cuộc khai hóa của thực dân Pháp, Người đã tích cực tham gia phong trào chống thuế, làm thông ngôn cho đoàn biểu tình trước Tòa Khâm sứ đòi những “yêu sách đúng mức” đồng thời “dấy lên tinh thần đấu tranh của đồng bào”.
          Đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã tìm được những lời giải cho những câu hỏi bức bách của cách mạng Việt Nam, học ở V.I Lênin tinh thần đấu tranh bất khuất đòi quyền con người và quyền của các dân tộc thuộc địa, Người viết: “…Trong lịch sử cuộc đời đau khổ và bị mất quyền của các dân tộc thuộc địa, Lênin là người sáng tạo ra cuộc đời mới, là ngọn hải đăng chỉ dẫn con đường đi tới giải phóng cho toàn thể nhân loại bị áp bức”.
          Với những nền tảng cơ bản đó, đã hình thành ở Nguyễn Ái Quốc những tình cảm đặc biệt về thân phận con người và nung nấu ý chí đấu tranh giành lấy độc lập cho dân tộc và hạnh phúc cho nhân dân. Với Nguyễn Ái Quốc cứu nước không chỉ đánh đuổi quân xâm lược, giành lấy quyền độc lập dân tộc mà cứu nước còn là cứu dân, giải phóng dân tộc gắn với giải phóng con người, giành quyền độc lập cho dân tộc thống nhất với giành quyền tự do, quyền con người cho nhân dân.
          Từ ý chí kiên cường và trải qua biết bao thử thách của thực tiễn cuộc sống, Nguyễn Ái Quốc đã củng cố vững chắc lý tưởng độc lập, tự do của mình. Trong những năm tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã dành nhiều thời gian để khảo sát thực tế, tìm hiểu “Tự do – Bình đẳng – Bác ái” được thực thi ở các nước xưng mình là “mấu quốc” và các thuộc địa như thế nào. Người đã đi vào sào huyệt của chủ nghĩa thực dân để xem cái “hòa nhoáng” của những nền “văn minh với sứ mệnh khai hóa”; Người đã dày công nghiên cứu các cuộc cách mạng tư sản, tư tưởng của những nhà lý luận như Rútxô, Môngtétxkiơ và các nhà tư tưởng tiến bộ khác – điều đó hoàn toàn bị ngăn cấm ở các trường học thuộc địa. Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy ở Tuyên ngon Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp (1789) và Tuyên ngôn độc lập của Mỹ (1776) những “quyền bất khả xâm phạm” của con người. Đây chính là cơ sở quan trọng để Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định rằng nhân dân và dân tộc Việt Nam cũng phải được hưởng những “quyền bất khả xâm phạm” đó.

26 nhận xét:

  1. Người luôn là một tượng đài vĩ đại của cả dân tộc ta. Bản tuyên ngôn của người luôn sống mãi trong lòng mỗi người dân Việt Nam ta.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhà nước CHXHCN VN là nhà nước của dân, do dân, vì dân ,lấy dân làm gốc mà không có lý gì mà các quyền đó không được đảm bảo

      Xóa
  2. Hồ Chí Minh đã nêu ra bản tuyên ngôn độc lập nêu lên toàn bộ nguyện vọng và ý chí của dân tộc ta. Khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. ''Sự thật về nhân quyền ở Việt Nam đó được lịch sử chứng minh, bầu bạn trên thế giới ca ngợi''.
      lịch sử và con người ,nhà nước CHXHCNVN chứng minh đất nước chúng tôi luôn coi trọng nhân quyền cũng như dân chủ.

      Xóa
  3. Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền được tự do, và quyền mưu cầu hạnh phúc

    Trả lờiXóa
  4. Một đất nước Việt Nam kiên cường và bất khuất đã đc lập ra như thế đấy. Từ chính bản tuyên ngôn độc lập của Người. Một dân tộc kiên cường và bất khuất, đổ biết bao nhiêu máu thịt của mình để có được đất nước.

    Trả lờiXóa
  5. “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!” và “sự thật trở thành một nước độc lập”.

    Trả lờiXóa
  6. Có vẻ như còn nhiều người quan tâm đến vấn đề nhân quyền này lắm. Mấy tay bán nước lúc nào cũng lên giọng bảo vệ dân chủ, nhân quyền. Thực chất ra là phục vụ lợi ích của chúng mà thôi. Đứng sau chúng là ai chúng ta đều biết rõ.

    Trả lờiXóa
  7. Bản tuyên ngôn độc lập của Hồ CHí Minh đã khai sinh ra nước CỘng hòa xã hội chủ nghĩa VIệt Nam,khẳng định quyền và lợi ích của dân tộc Việt Nam.Đã bao nhiêu năm mà nó vẫn còn nguyên giá trị

    Trả lờiXóa
  8. Tất cả những kẻ luôn soi mói vào cái mà chúng gọi là vi phạm nhân quyền thì hãy quay về nước của các người mà xem xem các người đã làm được những gì tốt cho nhân dân chưa rồi hãng đi soi mói nhé

    Trả lờiXóa
  9. Nhà nước ta luôn tôn trọng quyền con người, điều đó được thể hiện trong hiến pháp và pháp luật Việt Nam, tuy nhiên những kẻ phản động lại lợi dụng kẽ hở của pháp luật, lợi dụng nhân quyền để chống phá cách mạng, đặc biệt là Mỹ, kẻ luôn đứng sau những hành động chống lại Đảng và Nhà nước ta.

    Trả lờiXóa
  10. Nhà nước ta luôn tôn trọng quyền con người, điều đó được thể hiện trong hiến pháp và pháp luật Việt Nam, tuy nhiên những kẻ phản động lại lợi dụng kẽ hở của pháp luật, lợi dụng nhân quyền để chống phá cách mạng, đặc biệt là Mỹ, kẻ luôn đứng sau những hành động chống lại Đảng và Nhà nước ta.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. tất cả các dân tộc trên thế giới sinh ra đều bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”

      Xóa
  11. Quyền con người chính là điều cơ bản nhất để xã hội có thể tồn tại và phát triển được. Và ở nhà nước ta thì quyền con người luôn được đặt lên vị trí hàng đầu

    Trả lờiXóa
  12. Việt Nam là một nước dân chủ và điều đó gắn với luật nhân quyền luôn luôn được tôn trọng. Quan điểm về dân chủ, nhân quyền của Hồ Chủ Tịch và nhà nước Việt Nam là đúng đắn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dân tộc Việt Nam luôn hiểu sâu sắc về ý nghĩa của cuộc đấu tranh vì con người và quyền con người, chúng ta đang trên con đg dân chủ dân quyền.dần dần thực hiện mục tiêu XHCN

      Xóa
  13. Dân chủ nhân quyền là thứ mà Bác đã hao phí cả cuộc đời và nhân dân Việt Nam đã hi sinh rất nhiều để có được nó và chúng ta nhưng thế hệ Việt Nam đi sau sẽ làm tất cả để bảo vệ chúng.

    Trả lờiXóa
  14. chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt nền móng cho các vấn đề nhân quyền và dân chủ ở Việt Nam. nhân dân Việt Nam đều được hưởng tự do hạnh phúc có quyền được sống được tự do và mưu cầu hạnh phúc. mọi quan điểm chỉ đạo của Bác đã được thể chế hóa thành pháp luật và được thực hiện khá đồng bộ.

    Trả lờiXóa
  15. Vấn đề nhân quyền ở nước ta là quá rõ ràng. Nước ta là đất nước của dân do dân và vì dân,nhà nước ta, một lần nữa để khẳng định rằng, nhân quyền là vấn đề quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước từ trước tới nay, đó là một chân lý không một ai có thể thay đổi được.

    Trả lờiXóa
  16. Đảng và nhà nước luôn luôn đảm bảo dân chủ cho toàn dân ta.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và chủ tịch Hồ Chí Minh, dân tộc Việt Nam đã đứng lên chống thực dân, đánh đuổi đế quốc để giải phóng dân tộc, giành độc lập và thống nhất Tổ quốc thì vấn đề bảo vệ và thực hiện quyền con người được nâng lên mang ý nghĩa sâu sắc.

      Xóa
  17. Vấn đề nhân quyền ở nước ta là quá rõ ràng. Nước ta là đất nước của dân do dân và vì dân. Mọi mục tiêu của Đảng và nhà nước đều nhằm phục vụ lợi ích của nhân dân

    Trả lờiXóa
  18. Dân chủ, dân quyền là những gì mà Bác đã tìm kiếm cho nhân dân ta suốt cả cuộc đời.

    Trả lờiXóa
  19. Dân chủ nhân quyền là thứ mà Bác đã hao phí cả cuộc đời và nhân dân Việt Nam đã hi sinh rất nhiều để có được nó và chúng ta nhưng thế hệ Việt Nam đi sau sẽ làm tất cả để bảo vệ chúng.

    Trả lờiXóa
  20. Luôn đặt lợi ích của nhân dân lên trên trong mọi đường lối chủ trương chính sách của ta

    Trả lờiXóa
  21. “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền được tự do, và quyền mưu cầu hạnh phúc”…Giá trị lớn nhất của tuyên ngôn là: Suy rộng ra tất cả các dân tộc đều có quyền bình đẳng...

    Trả lờiXóa

Proudly Powered by Blogger.