Nhân Ngày quốc tế nhân quyền (10-12),
64 năm Liên hợp quốc công bố Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền (1948 - 2012), nhìn
lại quá trình cách mạng dưới sự lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt Nam, chúng ta bền
bỉ đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước đem lại quyền làm người
cho mọi người dân. Thực tế, những thành tựu đáng kể mà Việt Nam đạt được trong
công cuộc xóa đói giảm nghèo trong hơn nửa thế kỷ
qua là một minh chứng cụ thể bác bỏ sự xuyên tạc của các thế lực thù địch, cũng
như ý kiến thiếu thiện chí của một số chính phủ, tổ chức quốc tế đối với vấn đề
nhân quyền ở Việt Nam.
Ðối với vấn
đề nhân quyền, quan điểm của Liên hợp quốc (LHQ), cũng như quan điểm và luật
pháp Việt Nam đều khẳng định các quyền cơ bản của con người là: quyền sống, quyền
tự do và an ninh cá nhân, quyền bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo
vệ, quyền được tự do đi lại và cư trú... Các quyền ấy chỉ có thể được thực hiện
khi các nhu cầu thiết yếu của con người được bảo đảm, đó là sự đáp ứng nhu cầu
về ăn, mặc, ở, về nước sạch, khám, chữa bệnh và giáo dục. Ðiều này thể hiện rõ ở
khát vọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người nói: "Tôi chỉ có một sự ham muốn,
ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được
hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học
hành"…
Mong muốn
phát huy dân chủ hay hiện thực hóa quyền con người phụ thuộc không ít vào kết
quả XÐGN, nâng cao chất lượng sống của người dân. Thực tế này càng làm rõ giá
trị to lớn của các chính sách XÐGN của Nhà nước Việt Nam. Nhờ có các chính sách
XÐGN nhất quán và sự kiên trì trong triển khai thực hiện, Việt Nam đã giữ được
chính trị - xã hội ổn định, toàn Ðảng, toàn dân và toàn quân luôn thống nhất
trong một khối đoàn kết, cùng vượt qua khó khăn để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Theo Oxfam International,
trung bình mỗi ngày ở Việt Nam có khoảng 6.000 người thoát khỏi đói nghèo trong
vòng 16 năm qua. Ngân hàng Thế giới đã hợp tác với Chính phủ Việt Nam cùng làm
việc với các Chính phủ khác để tiến hành phân tích và nghiên cứu và sau đó thiết
kế và đề xuất các biện pháp can thiệp bằng chính sách. Các phương diện nhận được
hỗ trợ là theo dõi đói nghèo, phân tích đói nghèo, lên kế hoạch xóa đói giảm
nghèo chiến lược, hợp tác trong chính sách xóa đói giảm nghèo và hợp tác đầu tư
xóa đói giảm nghèo. Kèm theo việc xây dựng năng lực là một loạt các công cuộc
triển khai thực hiện chính sách phát triển và các dự án xóa đói giảm nghèo mục
tiêu.
Trước hết,
Việt Nam đã có một hệ thống đánh giá và theo dõi đói nghèo theo thời gian và
theo các khu vực cũng như các nhóm kinh tế-xã hội uy tín, với các dữ liệu từ
các vòng Điều tra Mức sống Hộ gia đình Việt Nam (VHLSS) là nguồn cung tin cho
các cuộc tranh luận và nói chuyện xung quanh ván đề xóa đói giảm nghèo, và ảnh
hưởng đến quá trình xây dựng chính sách cũng như phân bổ nguồn lực. Cuộc điều
tra mức sống với dự hỗ trợ của các nhà tài trợ được thực hiện vào năm 1992-93,
1997 và 1998, và một loạt các cuộc điều tra mức sống hộ gia định Việt Nam do
nhà nước cấp vốn được tiến hành năm 2002, 2004, 2006, 2008 và 2010 đã có những ảnh
hưởng sâu sắc đến cách hiểu về đói nghèo tại Việt Nam.
Từ năm 1992, thời điểm mà tỷ lệ dân số đói nghèo ước tính là 58%. Nhiều trẻ em không có cơ hội hoàn thành các chương trình giáo dục, và nạn đói và suy dinh dưỡng xảy ra phổ biến ở các khu vực nông thôn. Hầu hết các hộ gia đình sống dựa trên nền sản xuất nông nghiệp tự cung tự cấp. Cho đến năm 2008, tỷ lệ đói nghèo đã giảm xuống mức dưới 15%, một sự tiến bộ chưa từng có trong các thời điểm hiện tại. Phần lớn trẻ em đã hoàn thành giáo dục tiểu học và hầu hết trong số đó được tiếp tục theo học trung học. Đói nghèo tuyệt đối rất ít, chủ yếu còn xảy ra ở các khu vực bị cô lập và do tác động ngắn hạn của hạn hán hoặc những biến đổi thời tiết bất thường khác. Những năm gần đây đã chứng kiến một bước chuyển biến lớn trong thị trường lao động: nhiều công nhận đã chuyển từ làm việc trong ngành sản xuất nông nghiệp sang làm nhũng công việc có thu nhập cao hơn trong ngành công nghiệp và dịch vụ.
Từ năm 1992, thời điểm mà tỷ lệ dân số đói nghèo ước tính là 58%. Nhiều trẻ em không có cơ hội hoàn thành các chương trình giáo dục, và nạn đói và suy dinh dưỡng xảy ra phổ biến ở các khu vực nông thôn. Hầu hết các hộ gia đình sống dựa trên nền sản xuất nông nghiệp tự cung tự cấp. Cho đến năm 2008, tỷ lệ đói nghèo đã giảm xuống mức dưới 15%, một sự tiến bộ chưa từng có trong các thời điểm hiện tại. Phần lớn trẻ em đã hoàn thành giáo dục tiểu học và hầu hết trong số đó được tiếp tục theo học trung học. Đói nghèo tuyệt đối rất ít, chủ yếu còn xảy ra ở các khu vực bị cô lập và do tác động ngắn hạn của hạn hán hoặc những biến đổi thời tiết bất thường khác. Những năm gần đây đã chứng kiến một bước chuyển biến lớn trong thị trường lao động: nhiều công nhận đã chuyển từ làm việc trong ngành sản xuất nông nghiệp sang làm nhũng công việc có thu nhập cao hơn trong ngành công nghiệp và dịch vụ.
Theo Báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội vào tháng 5-2012, mặc
dù ngân sách còn khó khăn nhưng Nhà nước vẫn ưu tiên bố trí tăng thêm nguồn lực
để thực hiện các chính sách xã hội, các chương trình mục tiêu quốc gia. Ðến hết
năm 2011, cả nước có 57/63 tỉnh, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học
đúng độ tuổi, 63/63 tỉnh, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm còn 16,8%... Các Ngân hàng Chính
sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai hoạt động
tín dụng với lãi suất cho vay ưu đãi đến tận từng thôn, bản, khu dân cư ở vùng
sâu, vùng xa. Học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo được hưởng các chế độ miễn, giảm
học phí, được vay tín dụng sinh viên. Chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đều
có sự ưu tiên cho người nghèo. Bên cạnh đó, quyền tiếp cận những dịch vụ cơ bản
như nước sạch, chăm sóc sức khỏe, giáo dục ngày càng được củng cố vững chắc
trong pháp luật, được cụ thể hóa bằng các chương trình mục tiêu quốc gia. Trong
giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay, Việt Nam áp dụng các chính
sách bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội cho mọi người dân. Giám đốc UNDP tại Việt
Nam, bà Setsuko Yamazaki bình luận: "Việt Nam đã đạt được sự chuyển biến ấn
tượng về tuổi thọ trung bình, tăng từ 65,6 tuổi năm 1990 lên 75,2 tuổi năm
2011; tổng thu nhập quốc gia (GNI) bình quân đầu người tăng từ 855 USD lên
2.805 USD trong cùng giai đoạn". Khẳng định thành tựu của Việt Nam trong
XÐGN, tháng 10-2010, Học viện phát triển nước ngoài (ODI) tuyên bố trước một hội
nghị của LHQ rằng: "Việt Nam là một trong hai nước đi đầu trong việc giảm
nghèo và cải thiện sức khỏe theo các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ".
Lịch sử thế giới cho thấy những quốc gia nào quan tâm đến đời
sống người dân thì duy trì được sự ổn định, có điều kiện để phát triển. Ðó cũng
chính là bằng chứng thuyết phục nhất để chứng minh bản chất nhân văn và quan điểm
"của dân, do dân và vì dân" của Nhà nước Việt Nam.
Cây Sung Dâu
Nước ta còn nhiều gia đình khó khăn, sự quan tâm của nhà nước giành cho họ là rất cần thiết, góp phần tạo điều kiện cho họ phát triển và đưa đất nước đi lên.
Trả lờiXóa"Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành"…
Trả lờiXóaMong muốn của Bác sẽ được thực hiện trong một tương lai không xa với sự chăm lo của Đảng và Nhà Nước cho đời sống nhân dân
Đảng và nhà nước ta có những hành động rất thiết thực đối với nhân dân nghèo đói trong cả nước!
Trả lờiXóaNgày càng đời sống nhân dân ta càng được cải thiện, tỉ lệ người đói nghèo ngày càng giảm. Nhân dân sẽ cảng ngày cảng tin tưởng hơn vào Đảng.
Trả lờiXóaĐảng và Chinh phủ luôn quan tâm đến người dân, thử hỏi có nước nào mà nhân dân được quan tâm như nước ta ko
Trả lờiXóaNhân quyền là ở đây này. Mỹ và các nước tư bản vào đây mà soi mói này
Trả lờiXóaXã hội ngày càng tốt đẹp lên, vì thế đời sống nhân dân cũng được quan tâm nhiều hơn. Ai ai cũng ăn no mặc ấm
Trả lờiXóaChỉ cần được ăn no mặc ấm như vậy cuộc sống đã hạnh phúc rồi. Người dân sẽ luôn tin tưởng vào Đảng và chính phủ
Trả lờiXóaCứ thế này thì ai ai cũng nghe theo sự chỉ đạo sáng suốt của Đảng. Các thế lực thù địch sẽ chẳng có gì để mà nói xấu được.
Trả lờiXóaNếu không có Đảng và Nhà nước thì dân ta đâu được no ấm, bình yên như ngày nay.
Trả lờiXóaĐời sống nhân dân ta ngày càng khấm khá, quả thực là nhờ ơn Đảng và Nhà Nước.
Trả lờiXóaQuê mình cũng có nhiều hộ nghèo, nhưng từ khi được Nhà nước hỗ trợ cho vay vốn sản xuất kinh doanh, nhà nào cũng khấm khá hơn.
Trả lờiXóaĐó quả là những thành tựu to lớn mà đất nước ta đã đạt được trong quãng thời gian qua.
Trả lờiXóaĐúng vậy, thành tựu to lớn ấy là không thể phủ nhận. Chúng ta tự hào vì có Đảng dẫn dắt, chăm lo.
XóaĐảng là niềm tin. là hi vọng. Đảng cho nhân dân những mùa xuân.
Trả lờiXóaNhìn ai ai cũng được ăn no mặc ấm, đâu đâu cũng vang lên tiếng cười hạnh phúc, Đấy chính là do Đảng và nhà nước đã có những quyết sách cực kỳ hợp lý để giúp đỡ toàn bộ nhân dân ta.
Trả lờiXóaMong ước của Bác là ai ai cũng có cơm ăn, áo mặc, được học hành và được làm người
Trả lờiXóaĐảng và Nhà Nước ta luôn quan tâm đến đời sống của nhân dân.
Trả lờiXóanhững thành tựu mà Đảng và Nhà Nước đã làm được là hết sức to lớn, không thể phủ nhận. .
Trả lờiXóaviệt nam đúng làm một nước vẫn còn rất nhiều khó khăn đó là một thực tế không phải bàn cãi ,nguyên nhân thì có nhiêu đặc biệt là do những hậu quả của chiến tranh đẻ lại, nhưng trong thời gian gần đây tinh hình đất nước cả về kinh tế và xã hôi có những thay đổi hết sức tích cực
Trả lờiXóathành tựu về xóa đói giảm nghèo ở việt nam là một thành tựu rất đáng ghi nhận và ngưỡng mộ, mặc dù đất nước còn rất nhiều khó khăn, còn rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết, tuy nhiên đảng và nhà nước ta vẫn luôn luôn quan tâm tới công cuộc xóa đói giảm nghèo, điều đó cho thấy nhân dân vẫn luôn được quan tâm
Trả lờiXóathành tựu về xóa đói giảm nghèo ở việt nam là rất đáng ghi nhận, chỉ trong một thời gian ngắn nhưng việt nam đã thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo rất tốt và đạt được những thành tựu hết sức đáng ghi nhận, mặc dù đất nước ta có thu nhập đầu người không cao nhưng cuốc sống của nhân dân thực sự rất dễ chịu
Trả lờiXóanhững thành tựu về xóa đói giảm nghèo của việt nam là những điều có thể trông thấy, số lượng người nghèo được giảm thiểu nhanh chóng, cuộc sống của nhân dân ngày càng trở nên tốt hơn, điều đó chứng tỏ chính sách xóa dói giảm nghèo của việt nam được thực hiện một cách rất có hiệu quả
Trả lờiXóaxóa đói giảm nghèo là một mục tiêu hàng đầu của đảng và nhà nước ta, muốn cho cuộc sống của nhân dân được nâng cao một cách thực sự thì việc làm không thể thiếu đó là phải thực hiện thật tốt công cuộc xóa đói giảm nghèo, đó là điều đã và đang được làm rất có hiệu quả
Trả lờiXóatrên thực tế ,việt nam mặc dù có những bước phát triển vượt bậc trong thời gian vừa qua nhưng chúng ta cũng vẫn còn đó nhiều khó khăn, đó là một thực tế không thể chối cãi, tuy nhiên vẫn có những thông tin, nhưng dấu hiệu hết sức đáng mừng, đó là việt nam đã và đang đạt được những thành tựu rất ân tượng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo cũng như phát triển quyền con người, đó mới là điều quan trọng
Trả lờiXóanhững thành tựu về xóa đói giảm nghèo ở nước ta cũng như phát triển quyền con người trong thời gian vừa qua đã được làm rất tốt, đây là những thành tựu hết sức có ý nghĩa.bởi xét cho cùng mọi sự phát triển của đất nước đều là hướng tới việc chất lượng cuộc sống của mọi người được nâng cao, đó mới là mục tiêu cao nhất của sự phát triển
Trả lờiXóađất nước phát triển mạnh mẽ không phải là mục tiêu cao nhất của việt nam, mà mục tiêu cao nhất của đảng và nhà nước ta đó là làm sao nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân ta, đó mới là điều quan trọng ,thế mới thấy được rằng việc có được những thành công trong công cuộc xóa đói giảm nghèo cũng như phát triển quyền con người là những thành tựu lớn như thế nào
Trả lờiXóa