Ngay
cả khi có một nước “chư hầu” là Campuchia làm Chủ tịch luân phiên Hiệp
hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Trung Quốc cũng khó có thể kiềm chế
các nước thành viên ASEAN trong vấn đề giải quyết những tranh chấp lãnh
hải giữa Bắc Kinh với một số nước thành viên hiệp hội này.
Đầu
tiên, ông Tần Cương nói về một bài toán phải tính đến hội nghị cấp cao
Đông Á của ASEAN – cơ chế “10+8” – 10 nước ASEAN và 8 cường quốc khác,
trong đó có Trung Quốc và Mỹ. Sau đó, ông Tần Cương nói rằng có “một bài
toán khác” bên trong bản thân ASEAN. “Đó là bài toán 10+2,” ông Tần
Cương nhấn mạnh, một ám chỉ rõ ràng nhằm vào Philippines và Việt Nam,
hai quốc gia ASEAN mà Bắc Kinh lo ngại đang thực hiện chiến dịch quốc tế
hóa những tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc. “Và cái nào lớn hơn?”
Ông Tần Cương tự đặt câu hỏi tu từ bên lề Hội nghị cấp cao Đông Á vừa
diễn ra tại Phnompenh.
Thật
không may, các nước ASEAN đang cảnh báo rằng những cách “cách giải toán
chính trị” đang tiến hành hiện nay không đơn giản như vậy, khi khu vực
Đông Nam Á phát hiện ra rằng họ bị lôi kéo vào sự đối địch chiến lược mở
rộng giữa Trung Quốc và Mỹ.
Trung
Quốc sẽ phải đối mặt với những thách thức đang ngày càng gia tăng từ
ASEAN xung quanh tranh chấp Biển Đông khi một năm đầy tranh cãi của
Campuchia trên cương vị Chủ tịch luân phiên ASEAN chấm dứt. Mặc dù đã
gặp nhiều khó khăn, ít nhất thì trong ngắn hạn, thời gian 1 năm
Campuchia làm Chủ tịch ASEAN là điều tốt cho Bắc Kinh.
Campuchia,
một nước nhận viện trợ của Trung Quốc trong thời gian dài, đã bị cáo
buộc thực hiện những mệnh lệnh của Trung Quốc trong những tháng gần đây
nhằm trì hoãn sự tập trung đang được tăng cường của ASEAN trong việc
giải quyết những tranh chấp lãnh hải trên Biển Đông, cần phải nhớ rằng,
mục đích cuối cùng của Trung Quốc là muốn dàn xếp việc giải quyết những
tranh chấp cụ thể với từng nước có tuyên bố chủ quyền lãnh hải ở Biển
Đông – điều mà hầu hết các chuyên gia phân tích tin rằng sẽ có lợi rõ
ràng cho Bắc Kinh.
Đầu
tiên, Campuchia đã gây ra sự đổ vỡ lịch sử của Hội nghị Ngoại trưởng
ASEAN lần thứ 45 (AMM-45) hồi tháng 7 vừa qua, khi những tranh cãi về
việc giải quyết vấn đề tranh chấp Biển Đông như thế nào đã gây ra những
hiềm khích chưa từng có tiền lệ giữa các nước thành viên ASEAN. Trong
nhiều thập kỷ, ASEAN luôn đặt sự đồng thuận lên trên tất cả. Thế nhưng,
lần đầu tiên trong lịch sử 45 năm tồn tại của hiệp hội này, các Ngoại
trưởng ASEAN đã không thể đưa ra được một thông cáo chung.
Sau
thất bại đó, các nhà lãnh đạo đã đến Phnompenh với quyết tâm thúc đẩy
tiến triển về một Bộ quy tắc ứng xử mang tính chất ràng buộc với Trung
Quốc về vấn đề Biển Đông nhằm quản lý tốt hơn những căng thẳng trong vấn
đề này. Đến nay, tất cả vẫn dừng ở mức quyết tâm không để vấn đề này
làm sa lầy các vấn đề khác như kinh tế, thương mại và hội nhập.
Hôm
17/11 vừa qua, Campuchia, nước chủ nhà Hội nghị thượng đỉnh ASEAN và
Hội nghị cấp cao Đông Á lần thứ 7, đã tuyên bố rằng các nhà lãnh đạo
ASEAN đã chính thức nhất trí từ nay trở đi không quốc tế hóa vấn đề Biển
Đông. Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Campuchia Kao Kim Hourn nói thêm rằng
các cuộc đàm phán giữa ASEAN với Trung Quốc sẽ là diễn đàn duy nhất cho
việc giải quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh hải trên Biển Đông.
Tuy nhiên, tuyên bố mà Campuchia đưa ra đã làm dấy lên nhiều nghi vấn,
và thỏa thuận mà Campuchia nói đến trên thực tế không tồn tại.
Với
việc các nhà lãnh đạo, bao gồm Tổng thống Mỹ Barack Obama và các đồng
minh đến từ Nhật Bản, ôxtrâylia, tập trung tại Phnompenh với quyết tâm
nêu lên sự cần thiết phải giảm bớt những va chạm trong vấn đề tranh chấp
Biển Đông, thì đó là một thỏa thuận đáng chú ý, và là một chiến thắng
dành cho nỗ lực vận động hậu trường của Bắc Kinh.
Tuy
nhiên, sự đồng thuận mà Campuchia rêu rao chỉ kéo dài chưa đầy một
ngày. Phái đoàn Philippines do Tổng thống Benigno Aquino dẫn đầu, đã lên
tiếng phản đối, tố cáo Campuchia xuyên tạc và cảnh báo rằng không có
một thỏa thuận nào như vậy, đồng thời khẳng định quyền tìm kiếm sự quốc
tế hóa vấn đề Biển Đông nếu như Manila cảm thấy rằng chủ quyền quốc gia
của họ bị đe dọa.
Sự
đoàn kết của ASEAN lại bị phá vỡ và Biển Đông dường như đã quay trở lại
chương trình nghị sự toàn cầu mở rộng, bất chấp những nỗ lực của Bắc
Kinh , Các phái viên ASEAN đã xác nhận rằng không có thỏa thuận chính
thức nào về việc hạn chế các cuộc thảo luận liên quan vấn đề tranh chấp
Biển Đông.
Cuối
cùng, một số người trong cuộc đã bị ngạc nhiên bởi sự đổi hướng của
những sự kiện, Trên hết, Thủ tướng Hun Sen của Campuchia, một cựu chỉ
huy Khmer Đỏ giờ đây được coi là nhân vật lãnh đạo cuối cùng thiên về
bạo lực chính trị tại Đông Á – không chỉ nổi tiếng về sự xảo quyệt ngoại
giao của ông ta. Khi các phái viên được đưa đến Cung điện Hòa bình của
Hun Sen do Trung Quốc xây dựng, họ phát hiện trên những bức tường giăng
đầy những băng rôn ca ngợi mối quan hệ “trường tồn” của Campuchia với
Trung Quốc và Thủ tướng Ôn Gia Bảo. Những băng rôn đó sẽ được giữ lại cả
tuần, ngay cả khi các nhà lãnh đạo 16 quốc gia khác có những phát biểu
tại Cung điện Hòa Bình.
Những
người quan sát kỹ hơn sẽ thấy những hàng binh sĩ vây quanh các con phố
với những khẩu súng trường kiểu 097 và xe môtô do Trung Quốc sản xuất.
Báo
chí địa phương thì tràn ngập thông tin trong cuộc gặp với Thủ tướng Hun
Sen, Ôn Gia Bảo đã cam kết thực hiện thỏa thuận viện trợ 50 triệu USD
cho Campuchia, một cam kết giá trị nhất trong số những thỏa thuận tổng
trị giá 500 triệu USD mà Trung Quốc đã đưa ra hồi tháng 9 trong tất cả
các lĩnh vực quan hệ giữa hai nước, từ phát triển mở rộng, đến kinh tế
và thương mại. Những thỏa thuận này đã đưa Trung Quốc trở thành đối tác
quốc tế quan trọng nhất của Campuchia.
Một
phái viên ASEAN tuyên bố: “Chắc chắn Hun Sen đã thực hiện nhiệm vụ mà
Trung Quốc giao cho trong năm nay. Tuy nhiên, điều đó chỉ giúp Bắc Kinh
trì hoãn, chứ không phải là thành công hoàn toàn. Nó cũng dẫn đến một
quyết tâm đã được làm mới để đưa các cuộc đàm phán quay trở lại đúng
hướng và có thể tiến triển hơn. Mọi người đều muốn nhặt những mảnh vỡ
lên và tiến về phía trước”.
Trong
khi mối quan hệ với Campuchia vẫn mang ý nghĩa chiến lược sâu sắc, các
quan chức và học giả Trung Quốc cũng đã nhấn mạnh những thách thức phía
trước khi chức Chủ tịch luân phiên ASEAN được chuyển cho Brunây.
Vương
quốc giàu dầu mỏ này – chế độ quân chủ hoàn toàn cuối cùng ở Đông Nam Á
– sẽ là một “cục than nóng” đầy khó khăn đối với Trung Quốc. Dù là một
nước khá lặng lẽ trong ASEAN, nhưng Brunây là một trong 4 đối thủ tuyên
bố chủ quyền với Trung Quốc ở Biển Đông, bên cạnh Philippines, Việt Nam
và Malaysia.
Singapore
– nước muốn thấy tiến triển trong năm tới về Bộ quy tắc ứng xử của các
bên ở Biển Đông – và các quốc gia khác đã kín đáo giúp đỡ Brunây để nước
này sẵn sàng quay trở lại ánh đèn sân khấu ngoại giao.
Một
sự phức tạp tiềm tàng là việc xoay vòng chức Tổng Thư ký ASEAN – một vị
trí ít quyền lực nhưng có ảnh hưởng đáng kể. Cựu Ngoại trưởng Thái Lan
Surin Pitsuwan đã trao lại chức vụ này cho nhà ngoại giao Việt Nam Lê
Lương Minh, người sẽ nắm giữ chức vụ này trong 5 năm.
Ông
Lê Lương Minh, một người có nhiều kinh nghiệm làm việc tại Liên hợp
quốc, dự kiến sẽ duy trì mạnh mẽ sự thúc đẩy của ASEAN đối với Bộ quy
tắc ứng xử về vấn đề Biển Đông trong chương trình nghị sự của tổ chức
này.
Cựu
Tổng Thư ký Surin Pitsuwan đã có những lúc có vẻ như miễn cưỡng đi vào
những chi tiết về căng thẳng Biển Đông, ngoài những lời kêu gọi nhẹ
nhàng về sự đoàn kết. Khi bầu không khí “tăng nhiệt”, ông Surin đã lẩn
tránh báo chí.
Tuy
nhiên, tân Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh sẽ có nguy cơ bị chỉ trích
nếu như ông này quá thẳng thắn trons việc thể hiện lập trường của Hà Nội
chống Trung Quốc.
Vị
trí Tổng Thư ký ASEAN vẫn là một điều gì đó cho thấy một công việc có
tiến triển và là một cơ hội cho ông Lê Lương Minh biến điều đó trở nên
quan trọng hơn. Như một số học giả đã nhấn mạnh, ASEAN cần nhiều hơn ở
một vị tướng, thay vì chỉ là một thư ký.
Những
vấn đề mà ông Lê Lương Minh sẽ phải đối mặt ít nhất không là gì khác
ngoài một cuộc chiến vì tinh thần của ASEAN. Lại một lần nữa ASEAN thấy
mình đứng ở trung tâm của các đổi thủ hùng mạnh như thời kỳ cao trào của
thời Chiến tranh Lạnh. Và dĩ nhiên là không ai muốn thấy lại kỷ nguyên
đẫm máu đó.
Theo
cách nói khoa trương của Wasington, việc Mỹ tái can dự khắp Đông Nam Á
là một phần của nỗ lực nhằm định hình sự trỗi dậycủa Trung Quốc, buộc
Trung Quốc phải tuân theo các quy chuẩn quốc tế. Với sự thận trọng đáng
kể, Mỹ đã củng cố những nỗ lực của các nước ASEAN trong việc phối hợp và
tổ chức những phản ứng ngoại giao đối với những thách thức từ phía
Trung Quốc. Ví dụ, trong khi Philippines công khai đứng ra phản đối,
những nước khác đang giúp đỡ ở hậu trường.
Về
phía Trung Quốc, các quan chức và học giả nước này đã cho thấy rõ ràng
rằng ở hướng ngược lại, họ quyết tâm định hình sự trỗi dậy của ASEAN.
Trung Quốc cần phải không bị đe dọa, kiềm chế hay thách thức tại sân sau
hàng hải của riêng họ, và những tranh chấp song phương phải không trở
thành chủ đề để nước ngoài can thiệp.
Như
Giáo sư Tra Đạo Quýnh của Đại học Bắc Kinh (Hồng Công) đã nóigần đây,
Trung Quốc không quan tâm đến một ASEAN bị chia rẽ, nhưng Trung Quốc
phải cẩn thận, trong thời gian dài ASEAN không phát triển giống như một
Liên đoàn Arập ngày càng quyết đoán và theo chủ nghĩa can thiệp. Giáo sư
Tra Đạo Quýnh nói rằng Trung Quốc có một lợi ích chiến lược ở trong
khối ASEAN vững mạnh, đoàn kết và có khả năng dẫn dắt các cuộc họp của
khu vực mà không có các cường quốc bên ngoài, nhưng Trung Quốc phải duy
trì được chương trình nghị sự lâu dài là kiến tạo hòa bình và tránh xung
đột, thay vì làm bất kỳ điều gì quyết liệt hơn. Theo Giáo sư Tra Đạo
Quýnh, Trung Quốc sẽ không bao giờ muốn thấy việc hình thành một nhóm
các nước “đấu tranh bằng hành động quân sự bên trong bản thân nhóm đó
hoặc chống lại các nước khác ở bên ngoài”.
Một
số nước ASEAN rõ ràng muốn Trung Quốc nhận thức rõ hơn về sức mạnh của
nước này, và từ bỏ những hành động gần đây vì những mối quan hệ tốt đẹp.
Theo
hãng tin Bloomberg, khi Tổng thống Philippines Aquino trở về Manila sau
khi đưa ra một lời kêu gọi quốc tế hành động khẩn cấp, nhà lãnh đạo này
đã khẳng định rằng chính phủ của ông vẫn muốn Trung Quốc “trở thành ví
dụ về sự khôn ngoan và đi đầu trong việc tìm kiếm hòa bình”. Tổng thống
Aquino nói: “Khu vực của chúng ta có nhiều nơi rất khác nhau và sự hài
hòa của khu vực có thể dễ dàng bị phá vỡ bởi việc làm chệch hướng chính
trị, quân sự hoặc sức mạnh kinh tế”.
Chỉ
cách đây 4 năm, Trung Quốc đã thành công trong việc giữ cho các nước
ASEAN chính thức yên lặng trong vấn đề Biển Đông. Những sự kiện gần đây
đã chứng tỏ rằng bất chấp những nồ lực đáng kể, những tính toán giờ đây
đã trở nên phức tạp hơn nhiều.
Tài liệu tham khảo đặc biệt - TTXVN
không thể đi bình yên trên con đường cũ nữa đâu trung quốc ơi
Trả lờiXóacũng không dễ gì chia rẽ tình đoàn kết của dân tộc việt nam
Trả lờiXóaasean sẽ đoàn kết chống lại trung quốc
Trả lờiXóakhông được đâu anh bạn ạ
Trả lờiXóađừng để mất lòng anh em nhá
Trả lờiXóahãy đoàn kết lại asean ơi
Trả lờiXóaasean chỉ thật sự thất trước trung quốc khi ta không hợp tác nữa với nhau được
Trả lờiXóađịnh dùng chiêu trò chia rẽ tổ chức khu vực ta ư, không được đâu
Trả lờiXóaNgay cả khi có một nước “chư hầu” là Campuchia làm Chủ tịch luân phiên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Trung Quốc cũng khó có thể kiềm chế các nước thành viên ASEAN trong vấn đề giải quyết những tranh chấp lãnh hải giữa Bắc Kinh với một số nước thành viên hiệp hội này.
Trả lờiXóaChỉ một campuchia không thể quyết định được gì cả TQ hãy nhớ điều đó.
Trả lờiXóa''
Trả lờiXóaChỉ cách đây 4 năm, Trung Quốc đã thành công trong việc giữ cho các nước ASEAN chính thức yên lặng trong vấn đề Biển Đông. Những sự kiện gần đây đã chứng tỏ rằng bất chấp những nồ lực đáng kể, những tính toán giờ đây đã trở nên phức tạp hơn nhiều.;;
TQ đã nguy hiểm hơn rất nhiều.
TQ đang là một vấn đề nan giải của các nước trong khu vực biển động bởi dã tâm của TQ là quá lớn.
Trả lờiXóaChỉ với Campuchia mà TQ đòi thao túng ASEAN sao?
Trả lờiXóakhông dễ gì chia rẽ tình đoàn kết của dân tộc việt nam
Trả lờiXóaasean sẽ đoàn kết chống lại trung quốc
Trả lờiXóachẳng nhẽ vì một nước mà mất đi cả 10 người bạn?
Trả lờiXóakhu vực Asean cần môi trường hợp tác hòa bình
Trả lờiXóanếu khôn ngoan thif phải nhận ra rằng đi trên 1 con đường thì rất mạo hiểm
Trả lờiXóadù thế nào thì khối asean cũng phải cẩn thận với các động thái của tàu cũng như campuchia
Trả lờiXóathật ngu khi để tàu lợi dụng
Trả lờiXóathật đau đầu
Trả lờiXóavấn đề nan giải đây
Trả lờiXóaASEAN là một khối thống nhất. TQ sẽ chẳng thể làm gì được nếu chúng ta đoàn kết
Trả lờiXóaTrung Quốc định lợi dụng Campuchia để thao túng khu vực biển Đông. Đừng hòng chúng được toại nguyện vì ASEAN sẽ không bao giờ để điều đó dễ dàng xảy ra.
Trả lờiXóaThật không thể tin được Campuchia lại quên mất rằng Việt Nam đã một thời giúp CampuChia lấy lại hòa bình của đất nước
Trả lờiXóaCamPuChia chỉ là một trong những quân bài để Trung Quốc lợi dụng thôi chứ quan hệ cái gì với bọn tàu khựa đó. Sớm muộn rồi CamPuChia sẽ thấy bộ mặt thật đằng sau "người bạn" của mình
Trả lờiXóaASEAN hợp tác hòa bình phát triển,ấy vậy mà tại sao để TQ phân rẽ thay thế con tốt này đến con tốt khác.Đừng lạnh lùng khoay tay đứng nhìn vậy chứ.Hãy đoàn kết chặt chẽ vs nhau để giải quyết vấn đề nóng cảu biển Đông hiện nay
Trả lờiXóathất bại trong việc dùng sức mạnh để chiếm Biển Đông TQ lại quay sang để mua chuộc campuchia. Thật là bỉ ổi
Trả lờiXóaCampuchia giờ có thể chưa nhận ra hết được âm mưu thâm độc của Tq nhưng rồi sẽ có 1 lúc nào đó bộ mặt thật của TQ sẽ lộ ra thôi
Trả lờiXóaĐúng là thâm nho như Tàu khựa. Định mua chuộc Campuchia để chia rẽ tình đoàn kết trên bán đảo Đông Dương đây mà.
Trả lờiXóa“Khu vực của chúng ta có nhiều nơi rất khác nhau và sự hài hòa của khu vực có thể dễ dàng bị phá vỡ bởi việc làm chệch hướng chính trị, quân sự hoặc sức mạnh kinh tế”.
Trả lờiXóaNgay cả khi có một nước “chư hầu” là Campuchia làm Chủ tịch luân phiên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Trung Quốc cũng khó có thể kiềm chế các nước thành viên ASEAN trong vấn đề giải quyết những tranh chấp lãnh hải giữa Bắc Kinh với một số nước thành viên hiệp hội này
Trả lờiXóaASEAN cần đoàn kết nhau lại cùng chống lại bọn Tàu Khựa kia.
Trả lờiXóaCampuchia cũng chỉ bị chúng lợi dụng mà thôi. thủ đoạn thật bỉ ổi. .
Trả lờiXóa