THÔNG TIN

Bài viết
Bình luận

ONLINE

Free Global Counter

TRUY CẬP

ALEXA

22 tháng 2 2013

NHÂN ĐỌC BÀI: “VIẾT VÀ VIẾT LẠI LỊCH SỬ” CỦA TÁC GIẢ NGUYỄN HƯNG QUỐC (Phần 1)

by Unknown  |  at  22.2.13

Hải An
Trong thời gian gần đây, trên mạng Internet, các trang mạng xã hội có không ít bài viết cổ vũ cho tác phẩm “Bên thắng cuộc” của tác giả Huy Đức. Với những sử liệu đưa ra trong tác phẩm nhiều độc giả đã hoài nghi về tính chân thực và khách quan của kho sử chính thống mà chúng ta đang được tiếp cận. Trong tác phẩm, với ngôn ngữ của tác giả những câu chuyện thâm cung bí sử chưa từng được biết đến được phơi bày. Nó giúp cho những độc giả hiếu kỳ mở toang tư duy và nhận thức lâu nay trong khi chính họ không thể biết được tính chính xác và đúng đắn của những tư liệu đó.
Như một luồng gió mới, tác phẩm “Bên thắng cuộc” của Huy Đức đã gây nên một hiệu ứng Domino trong công chúng và dư luận yêu và tôn thờ tính chân thực của lịch sử dân tộc. Nhân cơ hội này một số nhân vật được gắn mác dân chủ, yêu nước khởi xướng cái gọi là “Viết và viết lại lịch sử” như tác giả Nguyễn Hưng Quốc được đăng tải trên Blog cùng tên của ông.
Chúng ta thôi khỏi bàn về nhân thân, lai lịch của tác giả Nguyễn Hưng Quốc, bỏ qua xuất thân của chính ông và cùng đi thẳng vào bài viết này.
Mở đầu bài viết, ông Nguyễn Hưng Quốc cho rằng: “Cho đến nay, nói đến biến cố 30/4/1975, phần lớn chỉ đề cập đến chuyện miền Bắc cưỡng chiếm miền Nam, sau đó, tước đoạt tài sản không những của chính quyền cũ mà còn cả nhà cửa và tài sản của dân chúng, đặc biệt của những người đã bỏ nước ra đi và những người bị liệt vào danh sách “tư sản”. Còn một khía cạnh khác, quan trọng không kém, nhưng rất hiếm khi được đề cập: họ còn tước đoạt cả lịch sử nữa.
Suốt bao nhiêu năm, từ năm 1975 đến giữa thập niên 1980, lúc chính sách đổi mới ra đời, đảng Cộng sản độc quyền trên mọi phương diện, từ kinh tế đến chính trị, tư tưởng và thông tin. Sau phong trào đổi mới, họ nới lỏng việc độc quyền trong lãnh vực kinh tế, nhưng vẫn duy trì sự độc quyền trong các lãnh vực khác của đời sống, trong đó, hôm nay chúng ta chỉ tập trung vào một lãnh vực: lịch sử”.
Rõ ràng, ngay từ những dòng đầu tiên chúng ta thấy được thái độ thiếu thiện chí của con người này. Nếu ông là một tín đồ của “Bên thắng cuộc” và là một kẻ vâng phục, nghe theo lời của tác giả Huy Đức thì chính ông cũng phải đặt ra điều hoài nghi về tính xác thực của những tư liệu do Huy Đức đưa ra. Ông đã phản  biện, ủng hộ một cách mù quáng và không có căn cứ. Sự kiện 30/04/1975 là hệ quả tất yếu và là sự cố gắng, hi sinh của biết bao thế hệ người dân đất Việt. Hàng triệu người Việt Nam đã hi sinh hoặc bỏ lại nơi chiến trường một phần thân thể của mình. Chiến thắng của dân tộc đó được đánh đổi bằng máu và nước mắt và cả sự ước vọng, niềm tin vào một tương lai tươi đẹp.
Sau khi giành chiến thắng, như một quy luật tất yếu những kẻ thua cuộc phải cút chạy và họ không có bất kỳ một thứ quyền lợi nào nơi họ từng gây nên cảnh đau thương, tang tóc. Cho nên việc Ông Nguyễn Hưng Quốc cho rằng: “… phần lớn chỉ đề cập đến chuyện miền Bắc cưỡng chiếm miền Nam, sau đó, tước đoạt tài sản không những của chính quyền cũ mà còn cả nhà cửa và tài sản của dân chúng, đặc biệt của những người đã bỏ nước ra đi và những người bị liệt vào danh sách “tư sản”…” không phù hợp với bản chất và quy luật của cuộc chiến tranh đã qua.
Để giành được thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước dân tộc Việt Nam đã phải tiến hành cuộc trường chinh gian khổ trong vòng 21 năm, khoảng thời gian lâu hơn bất cứ cuộc chiến tranh nào trên thế giới và đó cũng là cuộc chiến tranh chúng ta mất mát, đau thương nhất. Nỗi đau không chỉ gây nên cho những người từng đi qua cuộc chiến tranh mà nó còn để lại di chứng cho tới ngày hôm nay. Điều này được hiển diện qua những nạn nhân chất độc màu da cam, những canh tượng tang tóc trên mảnh đất Mỹ Lai…
Nếu tác giả Nguyễn Hưng Quốc chỉ dừng lại đó thôi, chắc chắn chúng ta còn hi vọng rằng sẽ có lúc ông tĩnh tâm lại và có những suy xét cẩn thận khi đưa ra một chính kiến có tính hệ trọng như vây. Nhưng tiếp nối nhận xét trên, Ông lại đưa ra một kết luận mang tính chất phiếm định, quy kết: “ … Còn một khía cạnh khác, quan trọng không kém, nhưng rất hiếm khi được đề cập: họ còn tước đoạt cả lịch sử nữa.”
Tôi tin rằng, thế hệ ông Nguyễn Hưng Quốc có thể sinh ra trước hoặc sau năm 1975, nhưng ông chắc cũng chưa trải qua những năm tháng gian lao của dân tộc. Ông hiện nay đang đứng trên một chân trời khác, với thái độ hằn học, lên án nhà nước, lên án những người từng dày công viết nên kho sử phản ánh về một giai đoạn lịch sử hào hùng và đau thương của dân tộc.
Lịch sử dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và đặc biệt là trong thời khắc 30/04/1975 được những người trong cuộc viết nên. Xuất phát từ tính chất khách quan và chân thực của lịch sử nên những chi tiết, nội dung được phản ánh đã được những nhà viết sử tôn trọng.
Mặt khác, theo dòng lịch sử dân tộc vào thời khắc 30/04/1975 chúng ta biết được rằng, trước khi chứng kiến sự thất bại ê chề của Quân lực Việt Nam Cộng hoà và chế độ Nguỵ quyền Sài Gòn thì Đế quốc Mỹ và đội quân tay sai của chúng đã dự báo được tình hình và có sự chuẩn bị cho Kế hoạch hậu chiến và duy trì tham vọng xâm lược trong tương lai. Để phục vụ cho âm mưu lâu dài đó, chúng đã tiến hành tuyên truyền luận điệu: “Cộng sản sẽ tắm máu những người thua cuộc” và kích động số quan chức Nguỵ quyền và Nguỵ quân sơ tán, di tản ra nước ngoài. Mỹ đang cố gắng sử dụng lực lượng này làm chỗ dựa cho Kế hoạch hậu chiến trong tương lai.
Chính trong cảnh hỗn loạn của cuộc di tản đó, không ít người đã hoài nghi không tin theo những luận điệu của chúng nhưng bằng chính sách cưỡng bức, buộc họ phải di tản trong tâm trạng không muốn. Và cũng chính trong hoàn cảnh đó, họ không  kịp mang theo những tài sản của mình. Thử hỏi Ông Nguyễn Hưng Quốc rằng, “bên thắng cuộc” (như Huy Đức gọi) khi đã giành chiến thắng nhiệm vụ của họ trước mắt là tiếp quản lại cơ sở vật chất, khôi phục và hình thành chính quyền các cấp phục vụ cho mục đích tái thiết đất nước. Và như một quy luật khách quan, những kẻ có nợ máu với cách mạng, với đồng bào thì với phản ứng bình thường những nạn nhân của họ tự phát tiến hành trả thù, tước đoạt đi ở những quyền lợi, của cải mà chúng có.
Ở cấp độ nhà nước, với chính sách nhân đạo và thực hiện tư tưởng nhân văn: “Lấy đại nghĩa để thắng hung tàn/ Lấy chí nhân thay cường bạo”, lực lượng quân quản Sài Gòn và các tỉnh, thành phố Miền Nam đã thực hiện chính sách yêu cầu những người trước thuộc diện quan chức của Nguỵ quân, Nguỵ quyền tiến hành đi học tập, cải tạo tập trung. Hết thời gian học tập, cải tạo họ trở thành công dân của nước Việt Nam độc lập và được hưởng các quyền lợi như một người dân bình thường. Đồng thời, thể theo nguyện vọng của từng cá nhân và căn cứ vào các yêu cầu từ bên ngoài chính quyền các cấp cũng đã giải quyết cho một số trường hợp được xuất cảnh ra nước ngoài theo diện HO và diện “Con lai” sang các quốc gia như Mỹ, Canada, Úc…
Như vậy, cái mà ông Nguyễn Hưng Quốc gọi là “họ còn tước đoạt cả lịch sử nữa” thực chất là xuyên tạc một sự thật đã được cả thế hệ chấp nhận gần 40 năm nay. Lương tri nhân loại tiến bộ đang từng ngày, từng giờ tranh đấu cho những nạn nhân, công dân Việt Nam vô tội mà Đế quốc Mỹ và tay sai gây nên như vụ kiện lại các công ty hóa chất của Mỹ - thủ phạm gây nên những di chứng chất độc da cam cho dân tộc Việt Nam….Phải chăng, ở cuộc chiến ấy có sự thật khác còn đau lòng hơn? Mất mát của dân tộc Việt Nam chưa đủ để những người như ông ghi nhận và ủng hộ chăng?
Và như để biện luận cho những phát biểu trên, Ông Nguyễn Hưng Quốc viết: “Toàn bộ lịch sử, cũng như toàn bộ những bài viết liên quan đến lịch sử hiện đại Việt Nam được xuất bản trong nước từ năm 1975 đến nay đều được viết bởi những người, nói theo Huy Đức, “thắng cuộc”.
Với ý kiến này tôi nghĩ rằng, Ông Nguyễn Hưng Quốc không có một tư duy của người bình thường bởi lẽ: Trên thế giới này có kho tàng lịch sử nào lại được viết nên bởi những người thua cuộc. Họ không có tư cách để viết. Có chăng họ chỉ có thể nói lên tiếng nói của mình khi có những tư liệu liên quan chính họ. Chính tư duy ấu trĩ của mình, Ông Nguyễn Hưng Quốc đã đưa ra một loạt dẫn chứng ngây ngô, suy diễn không căn cứ và tư liệu duy nhất ông dựa vào có chăng là tác phẩm “Bên thắng cuộc” của tác giả Huy Đức (Tôi gọi là tác giả bởi vì Huy Đức chưa thể gọi là nhà văn vì số lượng tác phẩm mà Ông có và ông cũng chưa được một tổ chức nào công nhận là nhà văn).
Ông Nguyễn Hưng Quốc viết: “Nhưng không phải người thắng cuộc nào cũng được quyền tham gia vào việc viết lịch sử. Bộ hồi ký Kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm của Thượng tướng Trần Văn Trà, nguyên Trưởng đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban Quân quản Sài Gòn - Gia Định, Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân khu 7, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và Ủy viên Trung ương Đảng, cũng bị thu hồi với lý do: Nó không hoàn toàn đúng theo cách nhìn “chính thống” của đảng. Tháng 9 năm 2012, Quốc hội Việt Nam thảo luận để sửa lại Bộ luật xuất bản, trong đó, có một thay đổi rất đáng chú ý: Các nhà xuất bản được quyền liên kết với tư nhân, hay “đầu nậu” để xuất bản nhiều thứ sách, trừ các cuốn sách có “nội dung về lý luận chính trị, lịch sử, tôn giáo, chủ quyền quốc gia, hồi ký”.
Đến đây, chúng ta có thể nói với Ông Nguyễn Hưng Quốc rằng, việc viết lịch sử là một công việc hệ trọng. Người tham gia viết và biên soạn lịch sử cần có những phẩm chất nhất định và họ phải có được những kỹ năng thuộc về chuyên môn để có thể hoàn thành công việc này. Chúng ta không thể tin tưởng hoàn toàn giao phó cho một người từng tham gia cuộc chiến tranh đó viết về lịch sử giai đoạn ấy bởi bất kỳ ai từng tham gia cuộc chiến dù ở quy mô nào đều mang trong mình định kiến, những suy nghĩ mang tính chủ quan, phiếm định. Họ không đáp ứng được yêu cầu khách quan trong quá trình tiến hành viết lịch sử. Mặt khác, chúng ta tiếp cận những tư liệu do những người trong cuộc mang lại với tư cách là những tài liệu tham khảo, những nhân chứng sống viết nên lịch sử. Đảng, Nhà nước luôn trân trọng và ghi nhớ những chiến công và tầm vóc nhưng nó không đồng nghĩa với việc họ được quyền viết lịch sử.
Việc kiểm duyệt các cuốn hồi ký có nội dung nhạy cảm không phải đến Ông Nguyễn Hưng Quốc mới đưa ra mà đã được công luận chú ý từ lâu với lí do để đảm bảo tính thống nhất trong công bố sử liệu lịch sử chứ không phải phục vụ mục đích dung túng hay che đậy một nội dung gì. Việc làm này còn xuất phát từ việc bảo vệ ANQG trong bối cảnh hiện nay khi một số đối tượng bên ngoài đang lợi dụng tiếng nói sai lệch của một số vị công thần để đả kích, lên án chế độ ta, làm giảm lòng tin của quần chúng nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của nhà nước trong chiến lược thực hiện diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch.
Và như chưa thoả mãn trong cách bình luận của mình, Ông Nguyễn Hưng Quốc lại viết: “Quản lý gắt gao những cuốn sách về lý luận chính trị hay về chủ quyền quốc gia là điều có thể hiểu được. Thêm vào danh sách ấy những cuốn sách về tôn giáo cũng có thể hiểu được: Đảng Cộng sản vốn chủ trương vô thần và thường nghi kỵ các tôn giáo. Nhưng còn lịch sử? Nói đến lịch sử, người ta thường nghĩ ngay đến những chuyện đã qua. Trong quá khứ. Chúng có liên quan gì đến chuyện chính trị? Có. Chủ trương của đảng Cộng sản rất nhất quán: Đó là lãnh vực họ muốn giành độc quyền. Đến cả các cuốn “hồi ký” của cán bộ và đảng viên của họ, họ cũng không tin: Chúng cần phải được kiểm duyệt kỹ lưỡng. Từng câu. Từng chữ.”
Đầu tiên, chúng ta có thể hiểu rằng, chức năng hàng đầu của nhà nước là chức năng quản lý và điều hành xã hội dựa trên nền tảng pháp luật hiện hành. Để tiến hành quản lý và thực thi đầy đủ chức năng của mình thì việc nhà nước lựa chọn cho mình những cách thức phù hợp là điều bình thường. Và tất nhiên việc “Quản lý gắt gao những cuốn sách về lý luận chính trị hay về chủ quyền quốc gia là điều có thể hiểu được” như Ông Nguyễn Hưng Quốc nói. Nhưng thật là bất công và phi lý khi Ông cho rằng: “Thêm vào danh sách ấy những cuốn sách về tôn giáo cũng có thể hiểu được: Đảng Cộng sản vốn chủ trương vô thần và thường nghi kỵ các tôn giáo…”.
Trong Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng khẳng định: “Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tôn giáo phù hợp với quan điểm của Đảng trong giai đoạn mới của đất nước; động viên các tổ chức tôn giáo, chức sắc tín đồ sống tốt đời đẹp đạo, tham gia đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Quan tâm và tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt theo hiến chương, điều lệ của các tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận, đúng quy định của pháp luật. Chủ động phòng ngừa, đấu tranh với hành vi lợi dụng tôn giáo, để chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc”. Điều đó nói lên sự nhất quán trong quá trình thực hiện chính sách tôn trọng và đảm bảo nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của một bộ phận người dân, luôn tạo điều kiện cho đồng bào, tín đồ các tôn giáo được hoạt động phù hợp với Hiến pháp và pháp luật, không hề có sự cấm đoán, nghi kỵ gì trong cách hành xử của chính quyền các cấp.
Còn về phát biểu: “…Nhưng còn lịch sử? Nói đến lịch sử, người ta thường nghĩ ngay đến những chuyện đã qua. Trong quá khứ. Chúng có liên quan gì đến chuyện chính trị? Có. Chủ trương của đảng Cộng sản rất nhất quán: Đó là lãnh vực họ muốn giành độc quyền. Đến cả các cuốn “hồi ký” của cán bộ và đảng viên của họ, họ cũng không tin: Chúng cần phải được kiểm duyệt kỹ lưỡng. Từng câu. Từng chữ.”thì xin thưa với Ông Nguyễn Hưng Quốc rằng: Đúng là lịch sử dân tộc phải được tôn trọng vì như ông nói nó là “Nói đến lịch sử, người ta thường nghĩ ngay đến những chuyện đã qua. Trong quá khứ..” nhưng thật là nực cười cho ông khi tuyên bố rằng: “Chúng (lịch sử)  có liên quan gì đến chuyện chính trị?..”bởi nguyên bản của nó thì tính chính trị nó đã nằm trong từng sự kiện mà lịch sử chuyển tải. Việc tách rời và không thấy được mối liên hệ của tính chính trị trong từng sự kiện lịch sử làm cho lịch sử không còn nguyên bản. Hay nói cách khác, chính yếu tố chính trị gắn bó với từng giai đoạn lịch sử làm cho những giá trị mà lịch sử chuyển tải càng chân thực và khách quan. Có điều ở đây, người viết và biên soạn lịch sử cần có những  tâm thế và thái độ phù hợp khi tiếp cận. Điều đó làm nên sức sống và giá trị lịch sử.

*******
*
Đến đây, tôi xin tạm dừng việc bình luận những nội dung trong bài viết: “Viết và viết lại lịch sử” của tác giả Nguyễn Hưng Quốc bởi bải viết này còn nhiều nội dung cần làm rõ. Giới hạn một bài viết này e chưa đáp ứng được việc làm sáng tỏ nội dung và bản chất mà chính Ông Nguyễn Hưng Quốc và tác giả Huy Đức chuyển tải đến công chúng và dư luận.
Chúng ta sẽ cùng bàn luận ở bài viết tiếp theo.
Thân ái!
(Còn tiếp)

52 nhận xét:

  1. ông Quốc mới là kẻ xuyên tạc lịch sử, chính quyền Miền nam khi ấy chỉ yêu cầu những người trước thuộc diện quan chức của Nguỵ quân, Nguỵ quyền tiến hành đi học tập, cải tạo tập trung. Hết thời gian học tập, cải tạo họ trở thành công dân của nước Việt Nam độc lập và được hưởng các quyền lợi như một người dân bình thường.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhưng khổ nỗi là lão có nghỉ được như thế đâu.thật là ....

      Xóa
  2. buồn thay cho một người dân Việt Nam mà lại quay lại chống phá chính quyền, đi ngược lại với lợi ích của đồng bào mình như ông Quốc.

    Trả lờiXóa
  3. Nguyễn Hưng Quốc đúng là một kẻ phản động chính hiệu. Tuyên truyền sai trái về lịch sử của nước ta.

    Trả lờiXóa
  4. theo đóm ăn tàn "Bên thắng cuộc" đây mà, toàn là sách báo phản động.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng quá bạn ơi. Sao bây giờ ở đâu mọc ra lắm kẻ như thế này thế không biết được.

      Xóa
  5. Sau khi đọc xong bài viết lại lịch sử này của hắn tôi cảm thấy cực kì bức xúc vì sao lại có những kẻ như thế này ngoài xã hội được nhỉ.

    Trả lờiXóa
  6. Các bạn ơi ai đọc xong chả thấy căm, chả thấy tức chứ. Cứ cho lão vào nhà đá cho hết cái thói hủy hoại lịch sử dân tộc đi.

    Trả lờiXóa
  7. Không biết hắn còn muốn đất nước này cho hắn cái gì nữa hắn mới hài lòng. Mà hắn có thể làm nên những chuyện động trời này được. Chỉ vì những đồng tiền giơ bẩn kia sao. Có đáng không hả.

    Trả lờiXóa
  8. lập luận của ông Quốc mang tính cực đoan, hằn học với lịch sử, bịa đặt nói xấu Đảng và chính quyền ta.

    Trả lờiXóa
  9. chán quá ông Quốc ạ! không biết ông bao nhiêu tuổi rồi mà tôi thấy củ gừng già như ông đang mục ruỗng ra đấy!

    Trả lờiXóa
  10. Tác giả Huy Đức của sách Bên thắng cuộc đời đang ở bên nước ngoài, có sự hậu thuẫn của nước ngoài nên ông ta mới dám xuyên tacj lịch sử như thễ

    Trả lờiXóa
  11. Nhìn lại lịch sử ta lại càng tự hào về ông cha ta về dân tộc ta

    Trả lờiXóa
  12. tất cả những con người đấy ,ông Huy, ông Quốc cùng một phe, cùng đi theo sự chỉ dẫn của các nước đế quốc, phản lại tổ quốc

    Trả lờiXóa
  13. Không thể hiểu được vì sao họ có thể bán rẻ xương máu của cha ông ta đã đổ ra như thế được

    Trả lờiXóa
  14. Bên thắng cuộc đời là một cuốn sách đã bán rẻ lịch sử của đất nước, xuyên tạc và bịa đặt một cách trắng trợn

    Trả lờiXóa
  15. Tác giả Huy đức của bên thắng cuộc đời suy cho cùng cũng chỉ là osin cho kẻ địch

    Trả lờiXóa
  16. Không thể chấp nhận được những người đã bịa đặt xuyên tạc lịch sử

    Trả lờiXóa
  17. thật là bức xúc?????? sao có thể xuyên tạc và bóp méo lịch sử thế

    Trả lờiXóa
  18. Ông hiện nay đang đứng trên một chân trời khác, với thái độ hằn học, lên án nhà nước, lên án những người từng dày công viết nên kho sử phản ánh về một giai đoạn lịch sử hào hùng và đau thương của dân tộc.

    Trả lờiXóa
  19. đúng là có tài văn chương bốc phét mà! bóp méo sự thật một cách trăng trợn. Đáng kinh bỉ

    Trả lờiXóa
  20. đọc mà thấy bực minh! sao lại có những người như tên nguyễn hưng quốc này nhì! cuộc kháng chiến đầy gian khổ,công lao của cha ông ta lớn lao vô cùng vậy mà nó không coi ra gì đúng là tên khốn nạn, ăn cháo đá bát

    Trả lờiXóa
  21. buồn vì nhiều người đã gần đi hết cuộc đời mà vẫn còn chìm đắm trong ngu muội.

    Trả lờiXóa
  22. những cuốn sách "bên thắng cuộc" hay "Viết và viết lại lịch sử" có đem đồng nát cũng chưa chắc đã có người mua!

    Trả lờiXóa
  23. lời bình của Hải An thật vô cùng sâu sắc, vạch mặt lối văn phản động của Hưng Quốc.

    Trả lờiXóa
  24. không hiểu ông Quốc này ngu ngốc thật hay cố tình giả vờ ngây ngô ?

    Trả lờiXóa
  25. chờ đón đọc tiếp phần 2 của bạn Hải An!

    Trả lờiXóa
  26. bóp méo sự thật lịch sử, nói xấu Đảng nói xấu chính quyền còn tội j to hơn tội của tên Nguyễn Hưng Quốc này nữa chứ! cho hắn ra trước vành móng ngựa thôi

    Trả lờiXóa
  27. Tên Quốc này thật là đáng tội chết!

    Trả lờiXóa
  28. lịch sử là những gì đã xảy ra, có thật trong quá khứ. trách nhiệm của những người viết về lịch sử là kể lại quá trình sự việc đã xảy ra. còn ở đây lão Quốc muốn bóp méo đi sự thật ấy. mục đích của lão là gì chắc hẳn ai đọc đều sẽ hiểu

    Trả lờiXóa
  29. Chiến thắng của dân tộc đó được đánh đổi bằng máu và nước mắt và cả sự ước vọng

    Trả lờiXóa
  30. hãy cùng nhau bảo vệ Đảng và đất nước Việt Nam

    Trả lờiXóa
  31. tại sao lại có những kẻ muốn bóp méo sự thật như lão Nguyễn Hưng Quốc

    Trả lờiXóa
  32. bên thắng hay thua thì có quan trọng gì đâu, quan trọng là đã được hòa bình là điều quan trọng rồi

    Trả lờiXóa
  33. Với những kẻ ném vào lịch sử một viên đá để rồi xem chúng liệu có cuộc sống tốt lành hay không????

    Trả lờiXóa
  34. Những kẻ của bên thắng cuộc đó định viết lại lich sử dân tộc ư?
    Thật quá nực cười mà.

    Trả lờiXóa
  35. tôi không thể chấp nhận được những người đã bịa đặt xuyên tạc lịch sử

    Trả lờiXóa
  36. Sự thật thế nào thì lịch sử nó thế thôi. Chứ ai bịa đặt làm gì>?

    Trả lờiXóa
  37. Nam Bắc thống nhất 1 nhà. Đất nước hòa bình mà lại là sai sao. chẳng nhẽ lại muốn nội chiến như Triều Tiên - Hàn Quốc?

    Trả lờiXóa
  38. Việc tách rời và không thấy được mối liên hệ của tính chính trị trong từng sự kiện lịch sử làm cho lịch sử không còn nguyên bản

    Trả lờiXóa
  39. phải xử lí nghiêm minh những người xuyên tạc

    Trả lờiXóa
  40. ko thể chấp nhận được những kẻ xuyên tạc như thế này

    Trả lờiXóa
  41. sự xuyên tạc trắng trợn, đọc mà nực cười quá đi

    Trả lờiXóa
  42. âm mưu thủ đoạn của chúng là bóp méo và xuyên tạc sự thật về Đảng Cộng sản, về quá khứ hào hùng để đạt được mục đích đê hèn của chúng đó là bán nước

    Trả lờiXóa
  43. Lịch sử đã được ghi vào sử sách, viết lại lịch sử là sao chứ, không thể chấp nhận được những thủ đoạn, những luận điệu, sự xuyên tạc này được

    Trả lờiXóa
  44. Dám bịa đặt xuyên tạc lịch sử, thật không chấp nhận được.

    Trả lờiXóa
  45. Những bọn này phải cho vào nhà đá hết.

    Trả lờiXóa
  46. Lịch sử dân tộc Việt Nam đã được ghi nhận bằng sự hy sinh, bằng máu và nước mắt của các anh hùng dân tộc. Không thể vì những lời bịa đặt kia mà thay đổi được.

    Trả lờiXóa
  47. Thật đáng xấu hổ khi Tổ quốc có một người như thế này.

    Trả lờiXóa
  48. Thật xấu hổ khi có thể có những người bán rẻ xương máu của cha ông ta đã đổ ra như thế được

    Trả lờiXóa

Proudly Powered by Blogger.