THÔNG TIN

Bài viết
Bình luận

ONLINE

Free Global Counter

TRUY CẬP

ALEXA

28 tháng 5 2013

CÓ HAY KHÔNG CHUYỆN " CHÍNH PHỦ TÔ HỒNG, BÁO CÁO KHÔNG TRUNG THỰC VỚI QUỐC HỘI"?

by Mõ Làng  |  at  28.5.13

         Mọi sự kiện đều có thể nóng lên qua những phiên chất vấn tại kỳ họp chính thức của Quốc hội. Không ít vấn đề lâu nay vẫn đang chờ đợi cơ hội này để hỏi, chất vấn những con người có thẩm quyền. Không ít đại biểu Quốc hội đã đặt ra những câu hỏi về những vấn đề nhạy cảm, hệ trọng. Trong đó, câu hỏi sau khi theo dõi báo cáo thường kỳ của Chính Phủ đã có một câu hỏi đặt ra cho Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam: "Báo cáo này “bình yên” quá, vậy những con số ấy có đáng tin cậy hay không?"
         Rõ ràng đây là một băn khoăn rất chính đáng vì dưới lăng kính chủ quan của vị đại biểu nọ những con số được viện dẫn trong báo cáo không giống như hình dung của họ và họ có quyền hỏi. Đó cũng vừa là trách nhiệm của một đại biểu được nhân dân giao phó. Bản thân những con số nếu đứng đơn độc thì nó không nói lên vấn đề gì và nếu nó không được báo cáo trong một phiên họp thế này chắc chẳng ai quan tâm nhưng vấn đề nó lại xuất phát từ một đại diện của Chính Phủ. Cho nên trách nhiệm của những đại biểu Quốc hội đôi khi phải làm cho những con số phải biết nói, phải thể hiện được tinh thần phản biện riêng có của mình. Và họ đã thực sự làm tốt trong trường hợp này. Dường như sau câu hỏi này, không chỉ người đại biểu nọ mà cả hội trường nín thở lắng nghe câu trả lời từ chính Ông Đam. Ông Đam nói: “Chính phủ luôn sát sao với các số liệu thống kê, bởi vì nếu số liệu thống kê không đúng thì chính sách có khi là sẽ không trúng. Tôi xin khẳng định rằng Chính phủ không bao giờ tô hồng số liệu, không bao giờ báo cáo không trung thực với Quốc hội. Chính phủ luôn nghiêm khắc nhìn nhận thẳng vào những yếu kém để rút kinh nghiệm, làm tốt hơn”. Vào đầu câu trả lời một lần nữa ông Đam đã khẳng định với những người nghe hiểu được vai trò của những con số trong việc hoạch định và xây dựng các chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Chính phủ ý thức được điều này. Tiếp sau đó Ông cũng khẳng định luôn với những đại biểu tại hội trường là "không có chuyện Chính phủ tô hồng, báo cáo không trung thực với Quốc hội". Và những đại biểu này lại chờ đợi sự phân trần từ chính Ông Đam.
         Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết: “Báo cáo ra Quốc hội, báo cáo lên Chính phủ, và thông tin tới báo chí tại các cuộc họp báo thường kỳ của Chính phủ đều thông qua một quy trình kiểm duyệt hết sức chặt chẽ. Phần nhiều các số liệu trong báo cáo được lấy từ các cơ quan thống kê của nhà nước, mà việc tập hợp, thống kê các số liệu ấy đều được thực hiện theo quy định của luật rất chặt chẽ. Tôi nói phần lớn là vì có một vài số liệu mang tính điều hành không lấy từ số liệu thống kê vì số liệu thống kê thì phải chờ tới định kỳ để thống kê. Nhưng về cơ bản các số liệu khi được báo cáo ra Quốc hội, ra Trung ương đều được xem xét hết sức thận trọng, có báo cáo của các Bộ, ngành bằng các văn bản quy phạm pháp luật rất chặt chẽ”. Như vậy, trên nền việc ý thức được sự chân thực đến từ những con số nên Chính Phủ đã có những chế tài để đảm bảo sự chân thực ấy. Những thống kê được các Bộ, ban ngành gửi tới Chính phủ đều trải qua những sự kiểm duyệt rất chặt chẽ, gắt gao và bản thân những người đứng đầu Chính phủ cũng quan tâm, chỉ đạo gắt gao cho vấn đề này. Nhưng Ông Đam cũng nhấn mạnh một nội dung mà bản thân tôi cho cũng rất phù hợp là trong một thời điểm nhất định không phải lúc nào Chính phủ cũng có những thống kê đầy đủ nhất, chính xác nhất vì có một số hạng mục thống kê không phải lúc nào, bao giờ cũng có thể tiến hành một cách thường xuyên được. Nó phải được tiến hành theo định kỳ nên việc có những sai số nhỏ thì việc chấp nhận nó là lẽ đương nhiên. 
         Cũng theo Ông Đam: “Đây là việc làm rất thương xuyên và Chính phủ hết sức quan tâm. Tôi xin nói thêm, cách đây vài tháng, trong một cuộc họp rất sôi nổi tại Chỉnh phủ thì Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã nhận trách nhiệm là có số liệu thống kê chính xác về tình hình doanh nghiệp, và sau vài tháng thì ngành kế hoạch đã có một bảng thống kê tình hình cụ thể tới từng doanh nghiệp.
Chính phủ luôn sát sao với các số liệu thống kê, bởi vì nếu số liệu thống kê không đúng thì chính sách có khi là sẽ không trúng. Tôi xin khẳng định rằng Chính phủ không bao giờ tô hồng số liệu, không bao giờ báo cáo không trung thực với Quốc hội. Chính phủ luôn nghiêm khắc nhìn nhận thẳng vào những yếu kém để rút kinh nghiệm, làm tốt hơn. Chúng tôi xin tiếp tục tiếp thu các ý kiến, không chỉ về số liệu thống kê mà cả các mặt khác để khắc phục những gì Chính phủ còn yếu kém”, Bộ trưởng Đam nói.
Trước những thông tin cho rằng, nguy cơ “thiểu phát” đã hiện hữu. Vậy Chính phủ có lo lắng không? Bộ trưởng Vũ Đức Đam chia sẻ: “Đối với Chính phủ thì lạm phát hay thiểu phát thì đều đáng lo, có lần tôi đã nói rằng lạm phát thì như là ‘sốt nóng’ còn thiểu phát như ‘sốt rét’. Có chuyên gia đã phân tích cho rằng nguy cơ thiểu phát đã hiện hữu, và nguy cơ lạm phát có thể trở lại, không được chủ quan… năm ngoái chúng ta cũng đã có một giai đoạn ngắn các chỉ số giá tiêu dùng giảm và đã có ý kiến cho rằng sẽ có thiểu phát, thậm chí có ý kiến suy diễn cho rằng sẽ dẫn tới suy thoái nền kinh tế, thậm chí suy thoái kép, nhưng đúng một tháng sau thì chúng ta lại thấy nguy cơ lạm phát rất rõ. Trước tình hình hiện nay, Chính phủ vẫn đang kiên định mục tiêu Quốc hội thông qua, đó là ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý”."
         Tuy nhiên chúng ta cũng phải công nhận rằng, dù có được những quy trình chặt chẽ trong việc kiểm duyệt những con số thống kê nhưng phần lớn những công việc này đều do con người thực hiện nên việc có những sai sót là chuyện bình thường và không nên đặt ra những vấn đề nặng nề như lòng trung thực hay đại loại thế. Điều quan trọng là tâm thế, là thái độ của những người tiếp nhận và báo cáo tới những đại biểu. Có thế những số liệu ấy chưa chân thực, chưa phản ánh đúng những điều mà thực tế đang diễn ra nhưng đó là lỗi của những người làm công tác kiểm duyệt và những người đại diện Chính phủ báo cáo không có rắp tâm báo cáo sai ahy tô hồng sự thật là được. Nhấn mạnh vấn đề này nhưng không có nghĩa là bản thân Chính phủ chấp nhận nó sai và tiếp tục xin lỗi vào lần sau mà theo Ông Đam: "số liệu báo cáo như thế nào thì Chính phủ báo cáo chính xác với Quốc hội như vậy, còn các số liệu ấy có đáng tin cậy hay không thì nếu có ý kiến phân tích và chỉ ra, Chính phủ hết sức cầu thị và sẽ xem xét lý do là vì sao, nếu do công tác thống kê có vấn đề gì thì phải chấn chỉnh." Chính tinh thần cầu thị, dám thừa nhận cái sai để khắc phục là điều mà những đại biểu cần nhất từ câu trả lời của vị đại diện Chính phủ này. /.
Phạm Hải An (Đăng bởi http://tuoitrevietnam2012.blogspot.com/)

12 nhận xét:

  1. Vấn đề đặt ra ở đây là chính phủ việc gì phải báo cáo sai sự thật, tô hồng số liệu làm gì chứ? Con người chứ không phải những cái máy. Mà máy thì cũng có khi còn sai sót chứ làm sao mà đòi hỏi chính xác tuyệt đối được. Xã hội luôn vận động và biến đổi, nhất là những tình hình về tài chính và các vấn đề về xã hội. Vậy làm sao yêu cầu những báo cáo thống kê có thể chính xác tại mỗi thời điểm được? Chính phủ đang nỗ lực để làm tốt hơn trong vấn đề này, sao không nhìn nhận những cố gắng bộ máy đó đã làm được mà lại phải soi xét những sai lầm do một số cá nhân mắc phải chứ?

    Trả lờiXóa
  2. Những câu trả lời mang tính chất cầu thị của chính phủ nhận được rất nhiều sự tán thưởng của nhân dân. Nhưng việc có tô hồng số liệu báo cáo hay không thì chỉ có thể kiểm toán làm việc mới biết được. Nhưng tôi nghĩ có thể có những sai sót nhưng chắc chắn không có những bàn tay ai đó dính vào. Chính phủ của một quốc gia chứ không phải là của một nhóm hội nước chè. Vì thế mà mỗi chúng ta hãy đặt niềm tin vào sự minh bạch của chính phủ.

    Trả lờiXóa
  3. Chính phủ của một nước chứ có phải của một vài người đâu. Chúng ta ngoài việc đối nội còn phải đối ngoại nữa chứ. Sao lại có thể tô hồng số liệu báo cáo như thế được chứ. Tôi vẫn tin rằng không có chuyện này xảy ra. Nếu có thì cũng chỉ là do sơ suất của thống kê chứ không phải có kế hoạch thực hiện việc thay đổi số liệu này với mục đích đánh bóng, tô hồng gì đó.

    Trả lờiXóa
  4. Mỗi khóa (QH) có đến hơn 100 vị không phát biểu bao giờ*
    (Nguyễn Minh Thuyết/TT)

    Cuối khóa XI, một đại biểu Quốc hội cao tuổi nói với tôi: “Tôi tham gia hai khóa Quốc hội. Ghi chép đầy đủ ý kiến của từng đại biểu mới biết mỗi khóa có đến hơn 100 vị không phát biểu bao giờ”

    Có thể vị đại biểu cao tuổi chỉ đề cập đến ý kiến trên hội trường. Nhưng sự thật là số đại biểu không lên tiếng, kể cả ở những buổi thảo luận tổ, khá nhiều. Điều này thật không bình thường vì hình thức hoạt động chủ yếu của Quốc hội (quốc dân đại hội) là họp. Đã họp thì phải nói. Đại biểu không nói, chẳng lẽ chỉ phản ảnh tâm tư, nguyện vọng, ý chí của cử tri bằng cách lẳng lặng ấn nút tán thành, không tán thành hoặc không có ý kiến?

    Nhưng vì sao có những đại biểu không nói bao giờ?

    Thường thì đại biểu là lãnh đạo ở cơ quan trung ương và cấp tỉnh không hay phát biểu. Có thể các vị đó nghĩ rằng mình đã có chỗ khác để bày tỏ ý kiến rồi? Nhưng mỗi diễn đàn có vị trí riêng. Làm đại biểu Quốc hội mà không nói ở Quốc hội thì thật sự là chưa hoàn thành trách nhiệm với cử tri đã bỏ phiếu cho mình. Thiết tưởng, nếu thấy chất vấn không tiện thì các vị cũng nên tham gia thảo luận về kinh tế – xã hội, về dự án luật… Những việc đó có va chạm gì đâu?

    Cũng có thể có đại biểu không nói vì ngại bộc lộ chính kiến và năng lực của mình? Nhưng nếu ngại như vậy thì tốt nhất là không nên ứng cử.

    Còn một lý do nữa khiến một số đại biểu không muốn phát biểu. Đó là thấy mọi việc hình như đã được “an bài” rồi, nói cũng không giải quyết được vấn đề gì.

    Quả thật ở diễn đàn dân chủ này cũng có không ít trường hợp cơ quan có trách nhiệm dựa vào lý do này khác để bảo vệ quan điểm của mình, không chịu tiếp thu ý kiến đại biểu.

    Đến mức ông Vũ Mão, lúc đương chức chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, phải có thơ nhại kiểu tiếp thu, giải trình ấy thế này: “Ý kiến đại biểu thì rất hay/ Nhưng nếu tiếp thu thì rất gay/ Mong đại biểu vui lòng chấp nhận/ Và tiếp tục… phát biểu hăng say”. Mấy câu thơ ấy nổi tiếng đến mức mãi cho đến bây giờ ai về công tác ở Quốc hội cũng biết. Nhưng nếu chỉ vì sợ “chuyện đã an bài” mà không ai dám nói thì dân biết nhờ cậy ai?

    Anh bạn tôi, một giảng viên tiếng Pháp, có lần bảo: “Tiếng Tây nó gọi nghị sĩ là parlementair, bắt nguồn từ parler có nghĩa là nói. Đã là ông bà nghị thì phải nói. Nói tức là làm việc”.

    Trả lờiXóa
  5. Việc báo cáo các số liệu thống kê và các tình hình trong nước được đưa ra trong quốc hội giúp đưa ra cái nhìn tổng thể và khách quan nhất về thực trạng xã hội để từ đó rút ra những điều đã làm được và chưa làm được để đề ra các phương án giải quyết tối ưu nhất. Vì thế những con số này phải được kiểm tra gắt gao, qua nhiều lần mới được đưa lên đến quốc hội, không có chuyện chính phủ tô hồng để tự nâng nhau lên như vậy

    Trả lờiXóa
  6. Máy móc còn có những lúc sai xót còn có những sai số nữa là con người cái quan trọng là những sai số ấy chấp nhận được.Vậy những con số thống kê nhưng phần lớn những công việc này đều do con người thực hiện có hoàn toàn chính xác được hoàn toàn không.Tất nhiên là không thể chính xác tuyệt đối được nó sẽ có những sai số và cái quan trọng là sai số là bao nhiêu.Không có cái chuyện chính phủ "tô hồng" những số liệu được.Nếu muốn chính xác hoàn toàn là điều không thể căn bản là bám sát được thực tế bám sát được hiện thực.

    Trả lờiXóa
  7. Đúng rồi , làm ao có những thứ chính xác được 100% cơ chứ , chẳng có cái gì là đúng đắn hoàn toàn cả ,nhưng trong một phạm vi nào đó sai lệch có thể chấp nhận được thì không có gì đáng để phải lôi ra để mà bàn cái cả , sai số cũng là những chuyện bình thường thôi mà , điều này có lẽ cũng là tất yếu thôi , tránh làm sao được những cái chuyện như thế cơ chứ

    Trả lờiXóa
  8. Đúng rồi đấy , những việc cũng đều là do con người làm thôi mà , những cái báo cáo như thế làm sao mà tránh khỏi được những sai sót chứ , nhưng không phải là do khống quá , tô hồng nó để mà báo cáo trước chinh phủ ở trong giới hạn nào đó thì cũng có thể xem xét bỏ qua được mà , chuyện gì thì cũng thê thôi , cũng phải hợp lí , cứ quá lên thì kiểu gì mà chẳng có nghi ngờ , có vấn đề chứ

    Trả lờiXóa
  9. Tôi thiết nghĩ nhìn lại vị thế của Việt Nam thời gian quá có thể thấy rõ ràng rằng vị thế của Việt Nam đang ngày càng được khẳng định và vững vàng trên trường quốc tế. Đó là điều chắc chắn không thể chối cãi, tiếng nói của Việt Nam ngày càng có trọng lượng trong các cuộc tọa đàm trên thế giới. Điều đó cho tôi một suy nghĩ là không hề có chuyện chính phủ cố tình tô hồng để báo cáo với quốc hội. Thân ái!

    Trả lờiXóa
  10. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  11. Thống kê và báo cáo là nhiệm vụ của nhiều bộ phận, ban ngành. Để có con số tuyệt đối là rất khó. Xét ở từng góc độ và tại mỗi thời điểm thiết nghĩ việc đưa ra con số thống kê gần sát với thực tế là hoàn toàn phù hợp trong điều kiện nền kinh tế, xã hội thay đổi từng ngày. Thiết nghĩ việc Chính phủ tô hồng các con số thống kê theo như ý kiến của một số người là điều hoàn toàn không thể xaỷ ra.

    Trả lờiXóa
  12. Đúng là vấn đề cần phải được nhìn nhận thấu đáo, từ những số liệu thống kê sẽ nói lên được nhiều điều vậy nên nó phải chính xác mới có quyết sách đúng được.

    Trả lờiXóa

Proudly Powered by Blogger.