THÔNG TIN

Bài viết
Bình luận

ONLINE

Free Global Counter

TRUY CẬP

ALEXA

02 tháng 5 2013

MẠN ĐÀM VỀ BÀI VIẾT: BỐN ÔNG HỌ LÊ (PHẦN I)

by Mõ Làng  |  at  2.5.13

Phạm Chiến
         Một trong những điều làm nên sự đa dạng văn hóa của người Việt Nam chính là nền văn hóa dòng họ. Mỗi dòng họ đều giữ riêng cho mình những điều khác biệt với ý nghĩa làm nền tảng cho sự phân biệt giữa dòng họ này hay dòng họ khác. Đôi khi chính sự khác biệt ấy lại được đưa ra làm bệ đỡ cho những kiểu ví von chết người như đưa ra một số nhân vật sừng sỏ với những "chiến tích" vốn có rồi từ đó mà lần mò đặt tên cho cả một cộng đồng người. Suy cho cùng thì điều này thực sự không công bằng nhưng lâu ngày cũng thành thói quen.
Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu
         Trong mấy ngày gần đây câu chuyện về Bốn ông họ Lê đang trở thành một chủ đề nóng (Nhất là khi cả dân tộc đang tưng bừng kỷ niệm 38 năm ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước. Câu chuyện xoay quanh bốn nhân vật là nguyên Tổng Bí thư Lê Duẩn, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ, nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh với những điều dấu kín lần đầu tiên được hé lộ. Như chính bài viết có nói: "Bốn ông họ Lê – thực ra chỉ có ba ông họ Lê thôi, còn một ông họ Phan (Phan Đình Khải – Lê Đức Thọ)" và "Những chức danh quan trọng nhất trong thiết chế chính trị VN, bốn ông họ Lê đều đã từng nắm giữ: Tổng bí thư, Bí thư thứ nhất, Chủ tịch nước, Trưởng ban Tổ chức Trung ương, Bí thư Quân ủy Trung ương, Tổng tham mưu trưởng, Bộ trưởng Quốc phòng, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị, Thượng tướng, Đại tướng…"           
         Lâu nay, tiếp cận những giá trị lịch sử dân tộc hình ảnh những con người này hiện lên với những chiến tích lẫy lừng và mang đầy đủ những phẩm chất của người lãnh đạo dân tộc trong những giai đoạn lịch sử khó khăn nhất. Trong khuôn khổ bài viết này tôi xin mạn đàm về những nhận định của tác giả về nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu được đăng tải trên: http://quechoa.vn/2013/05/02/bon-ong-ho-le-phan-4/
         Lần theo bài viết của tác giả, người đầu tiên và cũng được tác giả đề cập nhiều nhất là Nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu: "Trong khi các cánh quân đang buộc phải rút lui khỏi Huế trong Mậu Thân 68 thì Trung đoàn 9 chủ lực do Lê Khả Phiêu làm Chính ủy lại được tăng cường vào chiến trường. Gạo hết, tất cả đều rất khó khăn, dựa vào dân cũng có hạn, vì dân đâu có nhiều gạo mà san sẻ cho bộ đội. Theo tự truyện của nhà sử học Nguyễn Đắc Xuân, ông Trần Anh Liên, Chính ủy cánh Bắc ra lệnh cho Đội công tác thanh niên đi quyên góp lương thực cung cấp cho Trung đoàn 9. Có người kêu lên:
         - Trời ơi, người ta đã rút ra rồi mà các ông còn vào chiến trường nữa, khổ đến thế này!
Vẫn theo tự truyện nêu trên, năm 1997, ông Nguyễn Đắc Xuân đến giúp ông Trần Anh Liên biên tập cuốn hồi ký, nhân xem truyền hình, được biết Hội nghị lần thứ 4, Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) vừa bầu Lê Khả Phiêu làm Tổng bí thư.
Ông Trần Anh Liên hỏi ông Nguyễn Đắc Xuân:
         - Anh có nhớ Trung đoàn 9 vào chiến trường nhằm lúc có lệnh rút lui, không chiến đấu được lại thiếu gạo nhờ anh em mình chạy gạo cho họ hồi Tết Mậu Thân không?
         - Dạ nhớ chứ! Em bị các bạn thanh niên Huế thắc mắc vì sao đơn vị đang thiếu gạo mà lại đem gạo chia cho bộ đội chủ lực.
Ông Liên cười khặc khặc:
         - Đúng rồi, đúng rồi. Ông Chính ủy đơn vị thiếu gạo ấy là Lê Khả Phiêu vừa được bầu làm Tổng bí thư đấy. Ông ta tiến bộ nhanh thật.
         Trước đó, tháng 1.1994, Lê Khả Phiêu được bầu vào Bộ chính trị. Như vậy, việc ông ta vào Bộ chính trị hay lên Tổng bí thư đều không phải diễn ra trong Đại hội Đảng toàn quốc, mà là Đại hội giữa nhiệm kỳ và Hội nghị Trung ương.
Rời Cambodia, ông Lê Đức Anh trở về nước năm 1986, làm Tổng tham mưu trưởng rồi Bộ trưởng Quốc phòng. Sau khi quân VN rút khỏi Cambodia, ông Lê Khả Phiêu cũng trở về nước với chức vụ Phó Chủ nhiệm rồi Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị. Con đường thăng tiến đến đỉnh cao quyền lực của ông Phiêu diễn ra khá nhanh chóng.
         Cũng là gặp Giang Trạch Dân, nhưng hai ông họ Lê mỗi người có một cách ứng xử khác nhau. Ta biết, TQ luôn luôn tìm mọi cách tác động vào nội bộ VN và họ sử dụng rất nhiều âm mưu, thủ đoạn thâm độc. Để bình thường hóa quan hệ Việt – Trung, tháng 8.1991, với tư cách “đặc phái viên của Bộ chính trị”, ông Lê Đức Anh sang thăm nội bộ TQ. Trước khi vào hội đàm, có ít phút trò chuyện, Giang nói với Lê Đức Anh: “Tôi ở địa phương mới lên làm Tổng bí thư. Trước chưa biết, nhưng nay nghiên cứu lịch sử mới biết Trường Sa là của TQ”. Ông Lê Đức Anh đáp: “Tôi cũng giống như đồng chí, tôi ở chiến trường mới về. Khi về Trung ương có dịp nghiên cứu về lịch sử, địa lý và pháp lý thì thấy rõ, Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc lãnh thổ VN”. Nghe vậy, Giang không nói gì nữa, chỉ cười. Rõ ràng, đây là một cú nắn gân của Giang.
         Khi Lê Khả Phiêu làm Tổng bí thư, Giang lại đề nghị cuộc gặp với ông Phiêu để bàn về biên giới và Biển Đông. Đáng chú ý là trong những người cùng đi có Bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm và Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Trần Đình Hoan bị phía TQ ngăn lại, không cho vào hội đàm. Sự việc này đã gây nên nhiều phiền phức cho Lê Khả Phiêu sau này. Vào ngày cuối cùng của năm 1999, truyền hình đột ngột loan tin về việc ký Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa VN và TQ – một Hiệp ước có rất nhiều tranh cãi cho đến nay.
         Dường như Lê Khả Phiêu muốn tạo ra một sự khác biệt so với những người tiền nhiệm và có vẻ ông đã làm được điều đó, chí ít là ở bề nổi. Cuộc họp báo quốc tế do Tổng bí thư chủ trì sau khi nhận chức không lâu với gần 200 phóng viên trong nước và quốc tế tham dự quả là một sự kiện đặc biệt. Ngồi “rỉ tai, mách nước” bên cạnh Lê Khả Phiêu là Nguyễn Mạnh Cầm, Bộ trưởng Ngoại giao. Cũng có đôi câu hỏi tương đối khó từ phóng viên phương Tây, nhưng ông ta trả lời khá trôi chảy. Các ngài đổi mới, chấp nhận kinh tế thị trường, vậy tại sao Thủ tướng Phan Văn Khải mới đây lại tuyên bố không đi theo chủ nghĩa tư bản? Ngài xuất thân từ quân đội, liệu ngài có hiểu biết về kinh tế hay không? Theo ông Phiêu, Phan Văn Khải trả lời như vậy là đúng. Còn nói tôi xuất thân từ quân đội, thì nhiều người tiền nhiệm của tôi như Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười cũng vậy. Dĩ nhiên, chúng tôi nắm vững các vấn đề về kinh tế…"
         P/s: Không biết trong câu chuyện được tác giả thêu dệt có bao nhiêu phần trăm là sự thật và liệu những con người được sắm vai người kể chuyện đó (nhà sử học Nguyễn Đắc Xuân, ông Trần Anh Liên) ai dám chắc họ nói đúng sự thật. Dẫu biết rằng, có thời điểm giữa họ và người được nói đến kề vai sát cánh trên cùng một "chiến trường" nhưng không ai dám chắc giữa họ không có những bất đồng kiểu "ghen ăn tức ở" nên chăng chúng ta có quyền nghi ngờ về tính chân thực của những chi tiết được tác giả đề cập. Những câu chuyện "kiểu thiếu gạo" trong những ngày tháng khó khăn của cả dân tộc là bình thường. Và nếu bản thân Ông Lê Khả Phiêu lúc ấy có kiểu hành xử " Em bị các bạn thanh niên Huế thắc mắc vì sao đơn vị đang thiếu gạo mà lại đem gạo chia cho bộ đội chủ lực." cũng là phải lẽ. Ở những năm tháng gian lao đó, cả dân tộc đang hướng đến cái chung, những cái thuộc về riêng tư hoặc của một bộ phận người đã phục vụ cho cái chung một cách tự nguyện, không thắc mắc với một tinh thần quyết tâm đánh thắng giặc giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước. Đồng thời, đơn vị mà được Ông Lê Khả Phiêu ra lệnh lấy gạo các đơn vị khác chia là bộ dội chủ lực, những con người trong một hoàn cảnh nhất định họ chính là những "chiến binh" quyết định cục diện nơi chiến trường. Cho nên, sự hi sinh của một bộ phận con người (Những đơn vị đang thiếu gạo) dẫu là việc không đành lòng nhưng vì đại cục, vì những mục tiêu lớn hơn thì việc hành động của người chủ tướng nơi chiến trường ấy cũng nên làm. Dưới con mắt của những con người như nhà sử học Nguyễn Đắc Xuân, ông Trần Anh Liên câu chuyện thiếu gạo ấy được đưa ra đánh đồng như một vết nhơ của một con người được bầu vào chức vụ đứng đầu Đảng - Tổng bí thư "Ông Chính ủy đơn vị thiếu gạo ấy là Lê Khả Phiêu vừa được bầu làm Tổng bí thư đấy. Ông ta tiến bộ nhanh thật."
         Tiếp đó, tác giả có nêu lên một điều mà không hợp quy luật lắm "Trước đó, tháng 1.1994, Lê Khả Phiêu được bầu vào Bộ chính trị. Như vậy, việc ông ta vào Bộ chính trị hay lên Tổng bí thư đều không phải diễn ra trong Đại hội Đảng toàn quốc, mà là Đại hội giữa nhiệm kỳ và Hội nghị Trung ương." Thực sự bản thân tôi cũng không hiểu tác giả đang hướng tới điều gì. Việc bầu một con người cụ thể vào những chức danh nhất định như thành viên Bộ Chính trị hay chức vụ Tổng bí thư không phải nhất thiết phải diễn ra Đại hội Đảng toàn quốc, nó có thể được bầu qua những Đại hội giữa nhiệm kỳ và Hội nghị Trung ương. Không phải những người làm công tác tổ chức muốn như vậy, lại càng không phải ý đồ của một cá nhân nào bởi một trong những tiêu chí trong việc bầu cử là con người đó đủ sức khỏe cũng như năng lực để có thể đi hết nhiệm kỳ nên những con người được bầu qua những Đại hội giữa nhiệm kỳ và Hội nghị Trung ương như cá nhân Ông Lê Khả Phiêu bởi xuất phát từ những lí do riêng của nó được công bố sau khi tại Hội nghị này. Nên việc nói rằng, Ông Lê Khả Phiêu được bầu vào Bộ Chính trị và vào cương vị Tổng bí thư vào thời điểm Đại hội giữa nhiệm kỳ và Hội nghị Trung ương không nói lên được năng lực hay một dụng ý nào. Có chăng là Đảng Cộng sản Việt Nam đang cần có một con người chèo lái con thuyền cách mạng vào thời điểm nhạy cảm, nó phản ánh đúng quy luật lịch sử và là đòi hỏi mang tính tất yếu khách quan.
         Và càng không thể đưa tiến trình thăng tiến của một con người từ cương vị này đến cương vị khác để đặt những dấu hỏi hoài nghi. Tác giả đã so sánh những nấc thang danh vọng của hai con người cùng rời chiến trường để rồi quy kết bản chất của một con người còn lại: "Rời Cambodia, ông Lê Đức Anh trở về nước năm 1986, làm Tổng tham mưu trưởng rồi Bộ trưởng Quốc phòng. Sau khi quân VN rút khỏi Cambodia, ông Lê Khả Phiêu cũng trở về nước với chức vụ Phó Chủ nhiệm rồi Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị. Con đường thăng tiến đến đỉnh cao quyền lực của ông Phiêu diễn ra khá nhanh chóng." bởi không nhất thiết một con người "cần kề" như Ông Lê Đức Anh khi ông vào thời điểm ấy đã là "Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng" trong khi Ông Lê Khả Phiêu mới là "Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị" nhưng ông lại thăng tiến nhanh hơn. Phải chăng chinh tác giả cũng đang nói đến sự công bằng của việc bổ nhiệm chức danh nhưng tác giả lại vô tình phủ nhận đi "tính lịch sử" của công việc này. Sự lựa chọn một con người vào một cương vị đôi khi không nhất thiết phải có chức vụ "cận kề" mà cần xét đến vào thời điểm ấy dân tộc đang cần ai. Trong hoàn cảnh đó có chăng dân tộc Việt Nam cần một con người như Ông Lê Khả Phiêu.
         Trong câu chuyện ứng xử với người bạn láng giềng xấu tính, tác giả cũng thể hiện được sự tinh tường của mình khi cho rằng: " TQ luôn luôn tìm mọi cách tác động vào nội bộ VN và họ sử dụng rất nhiều âm mưu, thủ đoạn thâm độc". Nên chăng có thể coi đây là một phát kiến, một tổng kết mới của chính tác giả. Để dẫn dắt cho câu chuyện tác giả cũng nêu lên câu chuyện giữa Chủ tịch nước TQ lúc đó và Ông Lê Đức Anh: "Cũng là gặp Giang Trạch Dân, nhưng hai ông họ Lê mỗi người có một cách ứng xử khác nhau. Ta biết, TQ luôn luôn tìm mọi cách tác động vào nội bộ VN và họ sử dụng rất nhiều âm mưu, thủ đoạn thâm độc. Để bình thường hóa quan hệ Việt – Trung, tháng 8.1991, với tư cách “đặc phái viên của Bộ chính trị”, ông Lê Đức Anh sang thăm nội bộ TQ. Trước khi vào hội đàm, có ít phút trò chuyện, Giang nói với Lê Đức Anh: “Tôi ở địa phương mới lên làm Tổng bí thư. Trước chưa biết, nhưng nay nghiên cứu lịch sử mới biết Trường Sa là của TQ”. Ông Lê Đức Anh đáp: “Tôi cũng giống như đồng chí, tôi ở chiến trường mới về. Khi về Trung ương có dịp nghiên cứu về lịch sử, địa lý và pháp lý thì thấy rõ, Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc lãnh thổ VN”. Nghe vậy, Giang không nói gì nữa, chỉ cười. Rõ ràng, đây là một cú nắn gân của Giang." để rồi tác giả hướng đến sự chê bai, dè bỉu Ông Lê Khả Phiêu trong cách hành xử với Trung Quốc mà tác giả gọi là "Dường như Lê Khả Phiêu muốn tạo ra một sự khác biệt so với những người tiền nhiệm và có vẻ ông đã làm được điều đó, chí ít là ở bề nổi". Dẫu chưa xác minh được tính xác thực giữa câu chuyện giữa Ông giữa Chủ tịch nước TQ lúc đó và Ông Lê Đức Anh nhưng nó ít nhiều nói lên được tầm cao trí tuệ Việt Nam và sự thống nhất, cương quyết của Việt Nam trong việc khẳng định chủ quyền hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Nhưng đó cũng chính là cái giá đỡ để tác giả khai triển những nhận định mang tính phỏng đoán cá nhân, phi lịch sử như: "Khi Lê Khả Phiêu làm Tổng bí thư, Giang lại đề nghị cuộc gặp với ông Phiêu để bàn về biên giới và Biển Đông. Đáng chú ý là trong những người cùng đi có Bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm và Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Trần Đình Hoan bị phía TQ ngăn lại, không cho vào hội đàm. Sự việc này đã gây nên nhiều phiền phức cho Lê Khả Phiêu sau này. Vào ngày cuối cùng của năm 1999, truyền hình đột ngột loan tin về việc ký Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa VN và TQ – một Hiệp ước có rất nhiều tranh cãi cho đến nay." Cho đến nay, chúng ta đều thấy được giá trị của việc ký Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa VN và TQ, một hiệp ước đánh dấu bước đi dài của dân tộc Việt Nam trên lãnh thổ đất liền. Chính Hiệp ước đó đã chấm dứt những tranh cãi mang tính pháp lý và lịch sử xoay quanh việc khẳng định chủ quyền và nó mở ra những bước phát triển mới trong quan hệ ngoại giao của hai dân tộc. Và như vậy, việc thúc đẩy và định hướng, đi đến ký kết Hiệp ước này công đầu thuộc về cá nhân Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, đáng lẽ Ông phải được ngợi khen. (Hình như tác giả đang đảo lộn khái niệm khen - chê).           
          Còn về câu chuyện xoay quanh cuộc họp báo quốc tế do Tổng bí thư chủ trì sau khi nhận chức không lâu với gần 200 phóng viên trong nước và quốc tế tham dự là một vấn đề được không ít học giả chứng minh và khẳng định đó là bước đi riêng có, là sự vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam một cách sáng tạo, đúng nguyên tắc: Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và đó là nhân tố hàng đầu để Việt Nam chúng ta vượt qua cuộc khủng hoảng và vươn lên như hôm nay.         
          (Câu chuyện về chống tham nhũng của Nguyên Tổng Bí thư được tác giđề cập xin được bàn ở bài viết sau.)
(Còn nữa)
Theo: Dân lầm than

6 nhận xét:

  1. Đúng là ăn không ngồi rồi mấy ông sử học ! đành rằng ông chuyên nghiên cứu sử rồi ! nhắc đến sử là múa rùi qua mắt thợ rồi ! nhưng tại sao ông thích bới móc lịch sử thế ! mà bới móc kiểu nói sai ! nói lệch sự thật ! nói một cách chủ quan ! Phải chăng do già quá nên cầm rùi cũng không chắc nữa rồi ! Tại sao lại cứ đi nói xấu những người đã từng lãnh đạo đất nước ! chả hiểu các ông nghĩ gì ! ghen ăn tức ở hay là muốn bôi xấu cái gì đó @@

    Trả lờiXóa
  2. Việt nam mình bao đời nay, từ thời phong kiến cha truyền con nối nên đã xây đắp nên những dòng họ khoa bảng, danh gia vọng tộc. Nhiều dòng họ đã sản sinh cho nước nhà những bậc hiền tài. Như chuyện về 4 ông họ lê cũng là một điển hình. Tuy nhiên trong quá trình sống, làm việc và cống hiến thì người nào cũng có những yếu điểm của mình. Không nên nhìn vào đó để bêu xấu mà hãy nhìn nhừng đóng góp của họ cho Đảng, chính phủ và cho nhân dân Việt Nam thì mới thấy được con người thật của họ.

    Trả lờiXóa
  3. Dòng họ Lê là một trong những dòng họ chiếm số đông của nước ta đây là dòng họ gốc Việt và dòng họ cũng sản sinh cho đất nước biết bao vị hiền tài 4 vị lãnh đạo cấp cao họ Lê hiện tại cảu nước ta cũng vậy đều là những con người tài năng đức độ.Việc một số kẻ cố tình xuyên tạc hòng hạ uy tín của các vị lãnh đạo cấp cao của Đảng và nhà nước chúng ta không còn lạ gì nữa âm mưu thủ đoạn của chúng ta cũng không còn lạ gì nữa.

    Trả lờiXóa
  4. Đảo qua trên các trang wap phản động, những bài viết nhằm bôi nhọ danh dự và nhân phẩm của các vị lãnh đạo cao cấp trong bộ máy chính quyền nhà nước xuất hiện một cách thường xuyên. Chúng ta không nên tin tưởng những bài viết như thế.

    Trả lờiXóa
  5. người ta cũng bảo rằng thời nào thế ấy, những chính sách kinh tế lúc này là lạc hậu nhưng mà ở thời kì đó nó hợp vs hoàn cảnh của nhân dân của nền kinh tế thời kì đó,giống như chế độ bao cấp ở lúc chiến tranh nổ ra thì chính sách đó là phù hợp vs nhân dân ta nhưng khi dành độc lập nó lại ko còn thích hợp nữa,...tóm lại rằng đừng nhìn vào những gì mà xã hội ngày nay lên tiếng mà nhìn vào con người của họ đã làm gì cho đất nước vào thời điểm mà họ đã sống

    Trả lờiXóa
  6. bọn vnch bỏ chạy đay ma.thich gi viêt đo.môt lu đien

    Trả lờiXóa

Proudly Powered by Blogger.