Phạm Chiến
Trong lịch sử thế giới không phải khi nào việc vận hành và thực thi "Chủ nghĩa dân tộc" cũng gắn với các cuộc tranh chấp pháp lý và các cuộc chiến vũ trang bởi từ "Chủ nghĩa dân tộc" sẽ sản sinh và nuôi dưỡng lòng yêu nước của mỗi công dân. Tuy nhiên cũng không ngoại trừ vấn đề này bị biến tướng và trở thành chiêu bài của những kẻ vốn mang trong mình tư tưởng hiếu chiến, cực đoan.
***
Từ xưa đến nay, nguyên nhân hàng đầu và mang tính cố hữu của phần lớn các cuộc chiến tranh lớn nhỏ trên thế giới đều xuất phát và gói gọn trong cụm từ "chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi". Việc để cho những cá nhân trong phái diều hâu thắng thế sẽ đẩy những mâu thuẫn, xung đột đi xa hơn và đối diện với những cuộc chiến vũ trang thực sư. Và không phải tất cả con người trong dân tộc đó đều có và mang trên mình những tư tưởng dân tộc hẹp hòi và bành trướng sang các quốc gia bên ngoài. Nó chỉ tập trung vào một bộ phận những kẻ thích gây hấn và những kẻ có quyền lực trực tiếp và thiết thân nếu cuộc chiến và các tranh chấp đó được khơi mào. Chính nhữnng quyền lợi đó đã thôi thúc họ bằng mọi giá, mọi thủ đoạn phải giành được thế thượng phong trong cuộc bỏ phiếu để đưa ra quyết định đường hướng đối ngoại cũng như thực thi những kế hoạch quân sự - chính trị liên quan. Thực tế cho thấy quốc gia nào thường xuyên có các hoạt động quân sự để xâm lược nước khác dù là với mục đích này hay mục đích khác đều chứng tỏ chủ nghĩa dân tộc tại nơi đó đang trỗi dậy một cách mạnh mẽ và quyết liệt nhất.
Học giả Linda Jakobson
Trong một thế giới đại đồng khi mà nhân loại đều hướng đến việc giải quyết tất cả mọi vấn đề xung đột bằng những cuộc thương thuyết, hòa đàm thì chủ nghĩa dân tộc có rất ít đất để phát triển nhưng không có nghĩa là nó hoàn toàn lịu tắt và chết đi. Vẫn còn một bộ phận mà chúng ta vẫn quen gọi là phái "Diều hâu" trong hệ thống nhà nước luôn luôn muốn giải quyết tất cả mọi xung đột bằng biện pháp vũ trang. Họ tích cực triển khai các cuộc vận động hành lang để những con người có tên tuổi trong nước ủng hộ chính sách ngoại giao của họ. Khi những bất đồng và những luồng dư luận trái chiều trong nước đã cơ bản được ổn định thì họ sẽ xúc tiến những bước đi tiếp theo đã được định sẵn.
Trong xu thế mới để áp đặt và có cơ sở thắng thế trong vấn đề thực thi cái gọi là "chủ nghĩa dân tộc", những kẻ mang trong mình toan tính xâm lược và cướp bóc trắng trợn những gì vốn không thuộc về mình cũng khéo tạo ra cho mình những vỏ bọc pháp lý an toàn và cũng đủ để kích động được một bộ phận không nhỏ những người sẵn sàng hưởng ứng theo. Trong số đó chiêu bài với cái gọi là bảo vệ "chủ quyền" đang chứng minh được tính hiệu quả cũng như độ thuyết phục cao với những con người từng hoài nghi với chính sách ngoại giao của họ.
Trong lịch sử Trung Quốc luôn chứng minh mình là một nước lớn và tư tưởng nước lớn cũng vì vậy mà cũng trở nên quyết liệt và chi phối chính sách, đường hướng ngoại giao của Quốc gia hơn 1.2 tỷ dân này. Trung Quốc cũng là một trong năm thành viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc nên họ cũng có được hành lang pháp lý đối với các hoạt động liên quan đến tranh chấp về lãnh thổ. Trong nhiều cuộc tranh chấp Trung Quốc thể hiện là một người hòa giải, một trong những thành viên mà tiếng nói của họ cũng quyết định một phần cục diện của vấn đề. Nhưng chính bản thân Trung Quốc không phải không có những vấn đề cần giải quyết. Sự phát triển một cách thần kỳ trong chiến lược mà chúng ta vẫn quen gọi là :"Trung Quốc đang trỗi dậy hòa bình" ấy đã khiến Trung Quốc đối diện với không ít những khó khăn mang tính căn cơ để đi lên. Một trong những vấn đề đó chính là nguồn nguyên liệu để phục vụ cho một đại công trường đang từng ngày, từng giờ làm việc. Chính những khó khăn này đã thách thức không nhỏ lòng tin của người dân vào vai trò của Đảng Cộng sản và bộ máy lãnh đạo Đảng và nhà nước mới hiện nay do ông Tập Cận Bình đứng đầu nên Trung Quốc một mặt thực hiện cái gọi là ve vãn ngoại giao với những lời hứa đầu tư và tài trợ vốn, khoa học kỹ thuật với các quốc gia có sẵn nguồn tài nguyên dồi dào, phong phú nhằm bổ sung nguồn nguyên, nhiên liệu đang thiếu hụt trầm trọng mà sản lượng trong nước không thể đáp ứng được. Mặt khác, Trung Quốc tiến hành gấy hấn xung đột với các quốc gia láng giềng có nhiều nguồn dầu mỏ, khí đốt và băng cháy. Trong sách lược này, Biển Đông và Biển Hoa Đông trở thành tâm điểm và cũng dồn lại sức nóng nhất. Trung Quốc đã dựa trên những chứng cứ pháp lý mang tính chất "tự có", "lần đầu tiên" được công bố rồi tự cho mình cái quyền được bảo vệ những gì thuộc về mình bằng cách cho tàu hải giám, ngư chính, tuần duyên được trang bị những vũ khí tối tân được hoạt động vào vùng lãnh hải của nước khác. Thực hiện các hoạt đông thăm dò và khai thác dầu khí trên hai vùng lãnh hải này. Không dừng lại đó, phía Trung Quốc cũng tiến hành những hành động công bố những tư liệu chứng minh hai vùng lãnh hải trên là của mình một cách ngang ngược và bất chấp công luận quốc tế.
Theo bà Linda Jakobson là Giám đốc Chương trình Đông Nam Á tại Viện Lowy từng có 20 năm sống và làm việc tại Trung Quốc và là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu chính sách đối ngoại, an ninh Trung Quốc nhận định trên mạng Quan hệ an ninh quốc tế (ISN) ngày 24/6 thì "mối bận tâm về tốc độ tăng trưởng kinh tế và ổn định nội bộ vẫn là ưu tiên hàng đầu của giới lãnh đạo Trung Quốc cho nên những năm tới chính sách đối ngoại chỉ giữ một vai trò khiêm tốn" và "Ông Tập Cận Bình đang chịu nhiều áp lực từ các lĩnh vực của xã hội để giải quyết các vấn đề bức xúc trong nước, muốn duy trì quyền lực ông Bình phải đảm bảo tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội. Do những mối bận tâm này, chính sách đối ngoại của Trung Quốc có thể gây ra những phản ứng ngược." Và như vậy, tình hình nội bộ trong nước hiện nay sẽ chi phối và ảnh hưởng trực tiếp đến chính sách đối ngoại của quốc gia giàu tham vọng này. Ai cũng biết rằng, khả năng giải quyết những vấn đề mang tính tự thân của Trung quốc đối với những khó khăn trong nước hiện nay là hạn chế và giới lãnh đạo Trung Quốc đang hướng tới đẩy sự chú ý của công chúng và dư luận ra bên ngoài. Lâu nay, người dân Trung Quốc đã xuất hiện tâm lý hoài nghi vào khả năng giải quyết các vấn đề mang tính nội sinh từ nhiệm kỳ của ông Hồ Cẩm Đào và nó được tiếp tục dưới thời ông Tập Cận Bình - một người được dự báo sẽ theo đuổi những mục tiêu với sự cứng rắn nhất định. Và khi chưa thể giải quyết được một sớm, một chiều, giới lãnh đạo Trung Quốc đang muốn đẩy sự quan tâm vào những mâu thuẫn bên ngoài. Việc dấy lên những tranh chấp liên quan đến lãnh thổ tại hai vùng biển với hàng loạt các quốc gia láng giềng bước đầu đã giúp Trung Quốc đạt được những mục tiêu nhất định. Nhưng chính những bước đi quá xa mà bản thân họ không dự báo được trước đã tạo nên thế tiến thoái lưỡng nan hiện nay về cục diện trên Biển Đông và Biển Hoa Đông. Hay nói cách khác, Trung Quốc đã lấn quá sâu vào một cuộc chơi mà bản thân họ không đặt mục tiêu hàng đầu vào vấn đề này. Và như chúng ta hay quen ví von: "đâm lao phải theo lao". Vị thế của Trung Quốc từ lâu được xác lập trên chính trường quốc tế không cho phép họ tự nhận thua trong trường hợp này. Đồng thời, cái lúc mà họ biết không nên dấn sâu hơn vào cuộc tranh chấp này thì cũng là lúc họ đối diện với những cá nhân cụ thể theo đường lối hoạt động cực đoan và cổ súy cho chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi và bành trướng lãnh thổ ra bên ngoài. Những áp lực từ dư luận, từ những chính trị gia tên tuổi đã khiến bao công lao mà Trung Quốc theo đuổi vào vấn đề này thành công cốc. Mục đích chính của vấn đề không giải quyết được. Uy tín của họ đã bị tụt thảm hại trong khu vực và trên thế giới cũng từ những hành động có phần quá khích và ngang ngược ấy và nay thì họ đang phải đối diện với những sự suy giảm uy tín mới từ những người dân trong nước trước làn sóng thúc ép và kêu gọi ban lãnh đạo Trung Quốc và cá nhân ông Tập Cận Bình tiếp tục thực thi chính sách đối ngoại trên Biển Đông và Biển Hoa ĐÔng của phái "Diều hâu" - chủ nghĩa dân tộc. Việc ông Bình vượt qua được những áp lực từ những người theo đuổi chủ nghĩa dân tộc sẽ quy định cục diện của vấn đề này. Những người dân Việt Nam - những người chịu ảnh hưởng trực tiếp từ những hoạt động tranh chấp này mong muốn Ban lãnh đạo Trung Quốc và cá nhân ông Bình đủ tỉnh táo để suy xét và có những bước đi mà mục tiêu cao nhất là giữ gìn hình ảnh của đất nước Trung Quốc trên trường quốc tế. Đó mới là những cái mà công luận thế giới và bản thân những người dân Trung Quốc yêu chuộng hòa bình mong muốn./.
Người ta bảo làm chính trị khô khan nhưng thực chất thì hoàn toàn ngược lại như thế ! đối với kinh tế có những biến đổi hàng ngày thì chính trị cần có những cái nhìn sâu sắc từng vấn đề ! nó biến đổi chậm chạm nhưng khó lường ! chỉ một hành động nhỏ thôi đã khiếm cục diện thay đổi và có thể hủy hoại cả một dân tộc ! như tác giả nói về chủ nghĩa dân tộc một chủ nghĩa mà chính sách xâm lược đặt lên hàng đầu thì có lẽ TQ cần phải tránh ! việc tranh chấp biển cần được giải quyết bằng thương thuyết chứ không thể có chủ nghĩa diều hâu ở đây được !
Trả lờiXóaTư tưởng dân tộc hẹp hòi đang đưa Trung Quốc tiến gần hơn tới chủ nghĩa phát xít thời đại mới. Bọn Tàu khựa đang có rất nhiều âm mưu để tranh giành lãnh thổ với các nước láng giềng. Tàu khựa có rất nhiều lợi thế để trở thành một trùm phát xít. Tàu khựa bây giờ là một kẻ mạnh vì gạo và bạo vì tiền cộng với vị thế là thành viên thường trực Liên hợp Quốc. Vì thế nên cái tư tưởng dân tộc hẹp hòi đại Hán sẽ là một thứ nguy hiểm vô cùng với hòa bình thế giới.
Trả lờiXóaChủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, nước lớn đang gây ra những hệ lụy nhất định cho các nước trên toàn thế giới. Trung Quốc đang dần thể hiện chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi của mình, vì lợi ích của dân tộc mình mà quên đi lợi ích của các quốc gia khác. Gây ảnh hưởng đến hòa bình chung của thế giới.
Trả lờiXóaThế giới đã từng lâm vào cảnh chiến tranh thế giới bởi vì những tư tưởng dân tộc hẹp hòi của người Đức. Chế độ Đức quốc xã đã tạo ra một trong những cuộc chiến tranh tàn khốc nhất trong lịch sử. Vì thế nên nếu người Trung Quốc bây giờ lại muốn bành trướng theo chủ nghĩa đại Hán thì sẽ là kẻ thù của cả thế giới mà thôi. Nếu bây giờ mà có một cuộc thăn dò dư luận về Trung Quốc thì người dân của các nước sẽ chỉ có mộtkết quả đó là đều muốn tiêu diệt Trung Quốc mà thôi. Chính các chính trị gia diều hâu đang đẩy đất nước Trung Quốc vào con đường mà cả thế giới đều thù ghét.
Trả lờiXóaNếu cả thế giới này đều có cái tư tưởng dân tộc hẹp hòi như nước Đức hitle hay Tàu khựa bây giờ thì cả thế giới sẽ mãi chìm trong chiến tranh và loạm lạc. Tàu khựa bây giờ đang là một phát xít trong tương lai. Tàu khựa bây giờ đang có những điều kiện tiên quyết để trở thành một nước phát xít. Có khi thế giới đang gắp hiểm họa mất.
Trả lờiXóaChủ nghĩa dân tộc là một chủ nghĩa mà người Trung Quốc,đầu là Tập Cận Bình đang sử dụng để làm niềm tin cho hơn một tỉ nhân dân Trung Quốc phấn đấu khôi phục giấc mơ đại Hán của Trung Quốc. Đây là những tư tưởng cực đoan có thể đưa thế giới cuốn vào những cuộc chiến tranh tàn khốc trong tương lai. Trung Quốc vì chỉ nghĩa dân tộc mà đang biến mình dần xấu đi trong con mắt của thế giới. Người Trung Quốc bây giờ hầu như không còn thiện cảm với thế giới nữa. Do có sức mạnh lớn về kinh tế cũng như quân sự và vị thế trên trường Quốc tế nên Trung Quốc liên tục có những yêu sách lãnh thổ ngang ngược.
Trả lờiXóaPhát xít Đức sản sinh ra trên nền của chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi. Nó đã đưa cả thế giới cuốn vào một cuộc chiến tranh tàn khốc chưa từng có. Ngày hôm nay thì Trung Quốc đang từng bước để gần hơn với một phát xít của thời đại mới. Vì thế nên có thể nói Trung Quốc đang trỗi dậy là một sự đe dọa đối với hòa bình thế giới cũng như đe dọa hòa bình khu vực. Trung Quốc hay bất kỳ nước nào có chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi đều là những Quốc gia không có trách nhiệm với thế giới cũng như đáng để thế giới kiêng dè. Việt Nam chúng ta là láng giềng với Trung Quốc nên sự ảnh hưởng bởi những nguy cơ từ chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi là sẽ rõ rệt nhất.
Trả lờiXóavì dã tâm chiếm cứ vài hòn đảo của các nước khác, chính quyền Trung Quốc đã dùng truyền thông để bôi xấu các nước tranh chấp với họ, làm cho người dân trung quốc hiểu sai lệch đi lịch sử. khiến cho quan hệ giữa các nước trở nên căng thẳng. Trung Quốc đang dần đi đến cực đoan.
Trả lờiXóatrong lịch sử trung quốc có thứ tồn tại gọi là bành trướng, đã từng đi xâm lược rất nhiều nước trên thế giới, từ châu á đến châu âu, do vậy cái chủ nghĩa dân tộc bành trướng nó đã ăn sâu vào trong máu thịt của người trung quốc, và để bỏ được cái tư tưởng này dường như là điều khong thể, tùy thời điểm, tùy tình hình mà nó bộc lộ theo những cách khac nhau mà thôi. Khi trung quốc có bước phát triển mới về kinh tế, quốc phòng, thì cái chủ nghĩa dân tộc kiểu bành trướng này lại xuất hiện trở lại.
Trả lờiXóaKhông phủ nhận mỗi quốc gia đều đặt lợi ích dân tộc lên hàng đầu trong mọi quan hệ, nhưng chúng phải có chừng mực, không thể quá phát xít như Trung Quốc được, nếu như vậy thì không sớm thì muộn chúng ta sẽ có chiến tranh thế giới thứ 3
Trả lờiXóatrong nôi bộ trung quốc có sự chia làm các phái, trong đó có phái gọi là Diều hâu" trong hệ thống nhà nước luôn luôn muốn giải quyết tất cả mọi xung đột bằng biện pháp vũ trang. Họ tích cực triển khai các cuộc vận động hành lang để những con người có tên tuổi trong nước ủng hộ chính sách ngoại giao của họ. Khi những bất đồng và những luồng dư luận trái chiều trong nước đã cơ bản được ổn định thì họ sẽ xúc tiến những bước đi tiếp theo đã được định sẵn.
Trả lờiXóaCuối cùng của cái tư tưởng này rồi sẽ đến chỗ diệt vong mà thôi. Sớm thôi điều này sẽ xảy ra nếu Trung Quốc không chịu thay đổi. Chúng ta cứ chờ cái ngày Trung Quốc kia sụp đổ trong tay những kẻ ngu dốt với chính sách dân tộc hẹp hòi này đi.
Trả lờiXóaChẳng có nước nào như Trung Quốc cả. thời kì toàn cầu hóa mà cứ bo bo cái lợi ích quốc gia đặt lên hàng đầu bảo sao mà bị lên án nhiều như vậy. Sống thì cũng phải nhìn trước ngó sau chứ cái gì lợi thì giữ cho mình hại thì thải ra ngoài thì đúng là chẳng thể tồn tại lâu được
Trả lờiXóaNước Việt Nam ta luôn yêu chuộng hòa bình, nền tự do dân chủ, người dân được làm chủ mọi việc, người dân được bàn được làm, được kiểm tra. Vì vậy không bao giờ tồn tại chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi trên đất nước Viêt Nam.
Trả lờiXóaTrung quốc nó gây hấn với cả thế giới chứ đâu chỉ gây hấn với mấy nước láng giềng đâu chứ, chính vì như thế mà người trung quốc không được sự tin tưởng của nước khác, mọi hành đọng, sự việc , mọi hoạt động của trung quốc đều khiên người ta lo ngại,nghi ngờ, đẻ xóa tan được điều này thì trước tiên phải thay đổi cái lối suy nghĩ dân tộc hẹp hòi của trung quốc đi.
Trả lờiXóanói đi thì cũng phải nói lại, không biết dưới góc nhìn của các chuyên gia thì nó thế nào, chứ còn dưới cái nhìn của một phó thường dân như tôi thì tôi thấy nó cũng là điều hợp lý thôi, tuy không phải là tuyệt đối nhưng dù sao tư tưởng mạnh được yếu thua nó còn ăn sâu vào tư tưởng của nhiều người lắm
Trả lờiXóaTrung Quốc đang tự cho mình là nước mạnh cũng phải thôi, dân số đông, diện tích lớn. Những Trung Quốc lại ngông cuồng muốn chiếm hết phần lợi về mình thì đúng là sai lầm lớn nhất của Trung Quốc rồi. Trong cái thời buổi đa phương thế này cứ vì bản thân thôi thì sớm muộn gì cũng đến ngày diệt vong mà thôi
Trả lờiXóanhững hệ lụy này là không thể không bàn tới được , nước lớn thì có phải nước nào cũng là nước lớn đâu, và cơ bản thì nước gọi là không lớn là nhiều hơn mà thôi, vậy mà những nước lớn cứ cậy mình mạnh, mà có những hành động xâm phạm tới những nước khác thì thật không tốt chút nào, dân thì ở đâu cũng như nhau, dân họ bị chèn ép thì họ có chịu được không
Trả lờiXóaCái chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi sẽ giết dần giết mòn Trung Quốc nếu Trung Quốc không chịu thay đổi tư tưởng và suy nghĩ đi. Cứ suy từ những kẻ nhà giàu lắm tiền thôi mà chỉ biết sống bo bo ích kỷ cho bản thân thôi là thấy ngay kết cục của Trung Quốc ngay thôi mà
Trả lờiXóaThời buổi nào mà vẫn còn cái chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi này nhỉ. Thế kỉ 21 rồi mà sao vẫn có cái nước như Trung Quốc nhỉ? hay là họ đã quên mất cái lịch sử bị xâm lược của họ từ trước rồi nhỉ? Có nên dạy cho họ một bài học nữa để họ có thể tỉnh ngộ ra không đây
Trả lờiXóanước nào lớn mà cũng hành động như vậy thì loạn à , bảo sao thế giới không có chiến tranh, sống phải biết người biết ta nước nào cũng thế, có lúc nọ lúc kia, lúc thịnh lúc suy, phải biết tôn trọng người khác chứ, cái gì cũng có những luật lệ của nó, sao có thể làm bừa được cơ chứ, có nhân quả cả đấy
Trả lờiXóaThưc tế phải công nhận một điều, trung quốc là một nước lớn, những năm gần đây thì trung quốc có những bước phát triển vượt bậc trong kinh tế và cả trong quân sự nưa, Nhưng kèm theo đó tư tưởng dân tộc hẹp hòi lại bùng phát, vì thế người trung quốc luôn muốn bành trướng, xâm lược nước khác, điều đó ảnh hưởng tới hòa bình, ổn định của thế giới, trong đó có cả việt nam ta bị ảnh hưởng một cách trưc tiếp của cái tư tưởng đó.
Trả lờiXóatrên thế giới quốc gia nào thường xuyên có các hoạt động quân sự để xâm lược nước khác dù là với mục đích này hay mục đích khác đều chứng tỏ chủ nghĩa dân tộc tại nơi đó đang trỗi dậy một cách mạnh mẽ và quyết liệt nhất. và trung quốc chính là một nước như thế, chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi của người trung quốc đang trỗi dậy nhưng không phải trỗi dậy trong hòa bình, mà đó là sự hiếu chiến
Trả lờiXóaChủ nghĩa dân tộc không chỉ có ở trung quốc đâu, ngay cả ở mỹ tôi thấy cũng xuất hiện thôi, nói đến chủ nghĩa dân tộc là muốn đè bẹp nước khác, xâm lược nước khác, bành trướng lãnh thô, như thế thì phải nói đến cả mỹ nưa chứ khhoong chỉ trung quốc, cái bà này nên nói về chính cái đất nước của bà ta trước đi, còn trung quốc với cái tư tưởng đó sớm muộn cũng gánh hậu quả mà thôi, tưởng ăn người ta là dễ ah.
Trả lờiXóaLịch sử thế giới đã chứng minh không có một quốc gia nào có thể bành trướng thế giới và Trung Quốc cũng không ngoại lệ, dù cái chủ nghĩa dân tộc trong họ có lơn đến đâu thì trước hết họ phải học hai chứ TÔN TRỌNG.
Trả lờiXóaTrung Quốc qua hàng ngàn năm vẫn không bao giờ từ bỏ âm mưu bá chủ, cùn với đó là bản tính ích kỷ và nham hiểm. Không chỉ là những hành động lén lút, mà còn cả những hành động trắng trợn công khai, Trung Quốc đã làm thế giới đã và đang ngày càng có những phản ứng gay gắt
Trả lờiXóaChủ nghĩa dân tộc là tốt, có tinh thần dân tộc, ý thức phát triển đất nước phồn vinh không ai phủ nhân, Nhưng qua đó mà lợi dụng chủ nghĩa dân tộc để biến tướng chúng thành chủ nghĩa phát xít
Trả lờiXóaSự biến tướng, hướng lái bao giờ cũng là nguy hiểm nhất trong tất cả mọi sự việc, lợi dụng những điều vốn tốt đẹp để thêu dệt, xen lẫn vào nó những thứ sai trái, từ đó hướng những điều sai trái ấy phát triển...
Trả lờiXóaVấn đề quốc gia thì sự biến tướng của chủ nghĩa dân tộc lại càng vô cùng nguy hiểm và Trung Quốc đã và đang lợi dụng điều đó để thực hiện âm mưu của mình. Nhưng tất nhiên không ít người đã nhận ra điều đó.
Lúc nào cũng đặt lợi ích của bản thân lên hàng đầu thế nào rồi cũng có ngày gặp quả báo mà coi. Sống trên đời thì nên biết nhìn trước ngó sau xem mình làm như vậy có đúng không sai thì sửa, đằng nay Trung Quốc không như vậy, mình ông một ý bắt người khác nghe theo. Xin lỗi Trung Quốc đừng nằm mơ giữa ban ngày nữa đi
Trả lờiXóaHàng ngàn năm quá Trung Quốc vẫn không từ bỏ đi được bản chất hiếu chiến và tư tưởng chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi của mình. Có lẽ nó đã ăn sâu vào dòng máu của những người Hán rồi nên không thể ngày một ngày hai là bỏ được. Cần có thời gian để họ có thể thay đổi tất cả để hướng tới tương lai tươi đẹp hơn
Trả lờiXóaThời buổi nào rồi mà Trung Quốc vẫn như một nước trẻ mới thành lập và còn nhiều hiếu thắng đến vậy? Phải nói thế nào để TQ hiểu được rằng họ đang sai lầm rất nghiêm trọng với chủ trương này của mình? Thực sự là chúng ta cũng bó tay rồi, chỉ biết hòa hỏa đến vậy thôi. Nếu họ làm càn thì phải xử lý thôi
Trả lờiXóaTrung Quốc rồi sẽ lụi tàn dần nếu như không tự thay đổi bản thân. Thế giới đã thấy bao nhiêu nước như thế rồi mà sao Trung Quốc không rút ra bài học cho nước minh. Nếu chính quyền Bắc Kinh mà cứ lạm dụng vũ lực không đi theo tự nhiên thì chẳng thể thành công được đâu
Trả lờiXóaĐúng là chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi đang dần nhấn chím chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc có vẻ như nó đang dần dần biến tướng thành chủ nghĩa phát xít mất cụ thể là họ đang gây hấn đang bành trướng âm mưu chiếm trọn biển đông họ đang chiếm biển chiếm đảo của nước khác nhưng mà một điều đáng nói là người dân của họ cũng coi những hành động đó của chính phủ Trung Quốc là đúng.Đúng là chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi đang dần cô lập họ phải trăng họ lại thâm vọng như trong lịch sử của đất nước họ đó là đô hộ ư???
Trả lờiXóacũng chẳng phải là bi quan hay thiếu niềm tự hào dân tộc gì đó đâu, tuy nhiên cũng phải công nhận trong thực tế là mỗi nước có một vị thế khác nhau, đó là điều không phải bàn cãi, và đương nhiên là cũng có nước có vị thế cao hơn, có nước có vị thế lớn hơn
Trả lờiXóađó là một tư tưởng hết sức lạc hậu rồi, trong thế giới mở cửa và hội nhập hiện nay thì việc hợp tác giữa các quốc gia, đôi bên cùng có lợi là một việc hết sức quan trọng, và điều quan trọng nữa là phải tôn trọng độc lập chủ quyền của nhau
Trả lờiXóaông nào mà lớn mạnh một chút cũng muốn chèn ép các quốc gia khác thì còn nói làm gì ,nước lớn nước nhỏ thì nước nào cũng có chủ quyền của mình chứ còn gì nữa chả có lý do gì mà nước lớn muốn làm gì thì làm cũng được, quá là vô lý
Trả lờiXóachủ nghĩa dân tọc hẹp hòi nước lớn sẽ có nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới nước ta, dù muốn hay không thì cũng phải thừa nhân thực tế tương quan của ta và trung quốc, vì vậy nêu tư tưởng này mà được thực hiện triệt để thì đối với chúng ta thì đó là thông tin không vui chút nào cả
Trả lờiXóanước nào thường xuyên có các hoạt động quân sự để xâm lược nước khác dù là với mục đích này hay mục đích khác đều chứng tỏ chủ nghĩa dân tộc tại nơi đó đang trỗi dậy một cách mạnh mẽ và quyết liệt nhất.
Trả lờiXóacó thẻ đối với những nước gọi là nước lớn thì họ nghĩ như vậy là đúng, nhưng thực sự thì công bằng mà nói thì những chính sách như thế này là những chính sách đi lùi lịch sử ,thời đại bây giờ thì những chính sách như vậy không còn hợp lý nữa, không phù hợp một chút nào cả
Trả lờiXóalỗi thời lằm rồi, bây giờ nước lớn nước nhỏ không còn là vấn đề quá quan trọng nữa, thực sự là như vậy rồi, có chăng thì nó giúp cho vị thế của nước đó trên trường quốc tế một chút thôi, chứ lấy cái đó đẻ mà áp đặt cho nước khác là không nên và cũng là không thể được
Trả lờiXóabao da iphone 7 nillkin
Trả lờiXóa