THÔNG TIN

Bài viết
Bình luận

ONLINE

Free Global Counter

TRUY CẬP

ALEXA

29 tháng 3 2014

NỰC CƯỜI CHUYỆN NGUYỄN THANH GIANG SO SÁNH

by An Chiến  |  at  29.3.14

Chắn hẳn tôi sẽ không quan tâm đến chuyện một ông Tiến sỹ Vật lý như Nguyễn Thanh Giang viết và nói về câu chuyện chính trị, nhất là lại lí giải về nguyên nhân chính biến tại Ukraine và những hệ quả đi kèm. Cho dù tình hình tại Ukraine, nơi mà được xem là "rốn bão" của thế giới đương đại, khu vực tranh giành quyền ảnh hưởng của rất nhiều cường quốc như Mỹ, Nga và rất nhiều quốc gia đến từ EU; mối quan hệ giữa Ukraine - Việt Nam trong quá khứ cũng là một điều làm rõ tính liên quan giữa hai nước. Liên quan là vậy nhưng thử hỏi nó sẽ là gì và nói lên cái gì nếu được nhìn nhận qua lăng kính của một kẻ luôn chỉ biết khai thác những câu chuyện chính trị giật gân để khoe tài mọn như Nguyễn Thang Giang. Những bài viết không thể ngưởi được trong quá khứ cũng là nguyên nhân đi kèm những cuộc tẩy chay, không thèm đếm xỉa đến những bài viết của Y. Tuy nhiên, lần này có thể xem là ngoại lệ. 
Chân dung Tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang.

Sau những giọng điệu quen thuộc khi gã lượm lặt và lải nhải những tư liệu từ các nhà bình luận trong và ngoài nước để cho ra đời một sản phầm hòng đi đến làm rõ tình hình tại chính trường Ukraine, nguyên nhân và những hệ quả. Và không hổ là một Tiến sỹ Vật lý, Nguyễn Thang Giang đã có một cách xâu chuỗi vấn đề dựa trên những tư liệu lượm lặt được không thể nào tốt hơn. Cho nên, chúng ta đừng bất ngờ cho đó là một sự trưởng thành hơn trong tư duy chính trị và cách hành văn của con người này. Nên chăng chúng ta khen Giang ở cái tài lượm lặt và chăm chỉ chắt góp những tư liệu để có được ngày hôm nay. Nhưng giá như Y chỉ dừng lại đấy thôi chắc sẽ ít ai hiểu nổi gã đã làm gì để có được một sản phẩm như hôm nay.

Sự ý thức quá lớn về cái tôi và những thú vui của một kẻ ưa khoe mẽ tầm thường đã xui khiến Giang viết thêm và tất nhiên, nếu trước đó Giang sắp đặt dụng công và khéo léo bao nhiêu thì những dòng viết sau khiến Y hở sườn nghiêm trọng. Nếu một ai đó tinh ý sẽ không khó để phát hiện ra sự tồn tại của hai giọng văn trong cùng một bài và tệ hại hơn, đoạn văn sau không xứng tầm với đoạn văn trước....Tất cả chỉ cho thấy một điều, đoạn sau mới là sản 'phẩm của Giang. 

Vậy Giang đã làm gì gây nên nỗi.....
Mọi điều xuất phát từ cái thú liên hệ tùy hứng của Y. Viết về Ukraine, Giang đã không bằng lòng với việc bó buộc cái không gian và thời gian ấy tại quốc gia Đông Âu mà y đòi đưa về cho bằng được cái bối cảnh ấy về với đất nước Việt Nam. Về mục đích thì chắc không cần nhiều thời gian để lí giải ra vấn đề....

Tất nhiên, đã từ lâu, trong xu thế mà mọi vấn đề quốc tế đều ít nhiều ảnh hưởng đến Việt Nam nhất là khi đất nước chúng ta đang hội nhập ngày càng sâu rộng. Cũng chính với lẽ đó, chúng ta không có quyền ngăn cấm và ngăn cản gì Giang trong chuyện này. Chỉ có được chức năng liên hệ và chuyển loại vấn đề nên đặt vào tay chủ thể khác, chứ không thể là Giang, đơn giản một việc khó như vậy e Giang không đủ tầm. 

Và không ngoài những gì chúng ta đã dự đoán. Với nhãn quan của một kẻ luôn chỉ biết hằn thù và xoi mói vào từng bước đi của Chế độ và những thiết chế liên quan, có chăng Giang cũng chỉ suy luận ra một cái mà y cho là tất yếu: Một viễn cảnh như Ukraine sẽ xảy ra ở Việt Nam....

Y viết: "Việt Nam cũng đang chất chứa trong lòng nhiều yếu tố Ukraina khuếch đại". Nghĩa là trong suy nghĩ của Giang, xã hội Việt Nam đang tồn tại những nhân tố như Ukraine. Với ý nghĩa Ukraine là nạn nhân của chế độ do Stalin dựng nên, là vật thí nghiệm của chính sách tập thể hóa nông nghiệp thì chính biến tại Ukraine thời gian qua như một cuộc giải phóng thực sự thì cơ hồ Việt Nam cũng đang cần tiến hành một cuộc giải phóng, những thật khó hiểu Việt Nam phải giải phóng ai mới được chứ? Không lẽ là Mỹ nhưng sau năm 1975 Mỹ đâu có còn hiện diện như một thế lực trên dải đất hình chữ S này. Hay đó là Trung Quốc, hình như điều này lại càng không phải bởi kể từ sau Chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979, TQ đã có những động thái tích cực hòa bình. Vậy, đâu là lời giải mang tính đoán định trong nội dung bài viết của Giang? 

Bằng những câu chuyện mang ý nghĩa thời sự được lượm lặt từ lâu, Giang đã không khó vẽ ra một viễn cảnh Việt Nam phụ thuộc ngày càng sâu vào TQ từ kinh tế (liên qluan đến những dự án kinh tế), các hoạt động gây hấn trên Biển Đông và gã cũng không ngần ngại đưa luôn nội dung trong bản ghi nhớ "giữa Nguyễn Phú Trọng với Hồ Cẩm Đào ngày 15-10-2011 ghi: “Năm là, đi sâu hơn nữa hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực thi hành pháp luật và an ninh … cùng phòng ngừa và tấn công các hoạt động vi phạm pháp luật, tội phạm xuyên biên giới; tăng cường phối hợp và ủng hộ lẫn nhau trong việc giữ gìn ổn định trong nước của mình”. 

Nhưng đến đây, thử hỏi tầm nhận thức của một kẻ mang học vị Tiến sỹ như Giang đang đến mức độ nào. Quan hệ quốc tế mang tính toàn diện nên chuyện một quốc gia sang quốc gia khác để đầu tư và thiết lập nên hàng loạt dự án kinh tế là chuyện hết sức bình thường; và với những khó khăn về vốn, khoa học kỹ thuật thì việc tiếp nhận đầu tư cũng là lẽ đương nhiên và hợp lý. TQ có biên giới gần Việt Nam và TQ cũng có những yếu tố Việt Nam đang cần...Vậy nên chuyện những dự án như Khu kinh tế Vũng Áng-Formosa, Nhiệt điện, Xi măng Hải Phòng ... ở Quảng Trị, Hà Tĩnh, Bình Dương ...mang nhiều ý nghĩa kinh tế hơn là một câu chuyện cần cảnh báo.

Chúng ta sống lâu bên TQ, một cường quốc nhiều tham vọng và chúng ta cũng hiểu hơn quốc gia nào hết về dã tâm của bạn. Nhưng thử hỏi rằng, chúng ta cứ "bế quan tỏa cảng", không thiết lập quan hệ làm ăn với bạn vì những lí do an ninh hay đại loại là một cuộc xâm lấn từ từ thì hỏi rằng, nền kinh tế trong nước sẽ biến chuyển và đi đến đâu. Và chúng ta sẽ có gì để đối phó lại với những động thái về quân sự, xâm chiếm đến từ rất nhiều chủ thể. Đã có lúc chúng ta quá đề cao những nguy cơ có thể mang lại mà quên đi rằng, thế giới đương đại luôn xen lẫn giữa đối tác và đối tượng. Một quốc gia hôm nay đang là đối tác thì có thể ngay ngày mai thôi là đối tượng, và ngược lại. Cho nên, thay vì bị động và tự bó buộc mình chúng ta nên mạnh dạn hợp tác và đối phó. Hành động như vậy cơ hội phát triển và đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chủ quyền cũng sẽ cao hơn. 

Nói như vậy để thấy rằng, Nguyễn Thanh Giang đã hoàn toàn sai lầm khi nhận định mối quan hệ giữa TQ - Việt Nam với Ukriane - Nga. Sự ảnh hưởng và những lệ thuộc mang tính tương đối ấy xuất hiện ở bất kỳ nước nào chứ không riêng gì ở Việt Nam và nó cũng chưa là gì nếu so sánh với những lệ thuộc của Ukraine vào nền kinh tế Nga. Cho nên, nhỡn tiền là việc Ukraine điêu đứng như thế nào sau chính biến. Vậy thì, đến đây có lí giải được câu hỏi nêu trên có hay không chuyện Việt Nam có tiền đề như Ukraine trước khi xảy ra chính biến. 

Và tôi ngờ rằng, với một lời kích động chống đối ở cuối bài viết: "Hãy sẵn sàng xuống đường rầm rộ cho đến lúc có thể tóm cổ hết những “con rệp”, những “con ong trong tay áo” và lật nhào bọn Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắc đặng hiện thực hóa kịch bản Ukraina ở Việt Nam" đã là căn cứ xứng đáng để đưa gã Tiến sỹ này vào tù./.
An Chiến

4 nhận xét:

  1. Rõ ràng thì không phải ai cũng có thể làm nhiều việc một cách xuất sắc, một nhà văn,một tiến sĩ vật lí cũng có thể giỏi khi đứng trên vai trò của một người làm chính trị. Nó đúng với Nguyễn Thanh Giang, một tiến sĩ Vật lí, ông có thể rất giỏi trong lĩnh vực vật lí thế nhưng có điều chắc chắn là tư tưởng chính trị của ông thì quá dở. Việt Nam và Ukraina là hai quốc gia khác nhau hoàn toàn từ thể chế chính trị lẫn điều kiện kinh tế xã hội.. thế nên sự đánh động sai lầm của ông đã làm mất đi chính giá trị con người ông. Cái tư tưởng đó chỉ xuất hiện trong các bài đăng của bè lũ phản động, khi mà chúng liên tiếp lợi dụng vấn đề này để chống phá nước ta, và tôi tự hỏi rằng, liệu có chuyện ông Giang cũng dần thoái hóa tư tưởng để chuyển sang đồng lõa với chúng hay không ?

    Trả lờiXóa
  2. Việt Nam và Ukraina là hai đất nước khác nhau, đi theo hai con đương phát triển hoàn toàn khác nhau. Một nước đi theo chế độ tư bản chủ nghĩa vần còn đó quá nhiều bất công trong xã hội, còn Việt Nam đi theo con đường xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của duy nhất một đảng, nhân dân đồng tâm một lòng thì có cái gì mà giống ? Cái giống ở đây là tư tưởng sai lệch chuyên đi chống phá đồng nhất của các bọn rận nhằm đưa thông tin sai sự thật tới tai nhân dân nhằm hạ uy tín của Đảng và Nhà nước trong dân chúng. Rõ ràng, cần xem lại tư tưởng đạo đức của một người đã là tiến sĩ Vật lí !

    Trả lờiXóa
  3. Bạn Độc bước hình như tâm thần bất an ấy nhỉ.

    "còn Việt Nam đi theo con đường xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của duy nhất một đảng, nhân dân đồng tâm một lòng thì có cái gì mà giống "

    phải nói là còn Việt Nam đi theo con đường xã hội chủ nghĩa dưới sự thống trị tàn bạo duy nhất một đảng, nhân dân không hề đồng tâm một lòng thì có cái gì với đảng cả. Nhân dân sợ Đảng thì đúng hơn

    Trả lờiXóa
  4. Việt Nam và Ukraina là hai quốc gia khác nhau hoàn toàn từ thể chế chính trị lẫn điều kiện kinh tế xã hội.. thế nên sự đánh động sai lầm của ông đã làm mất đi chính giá trị con người ông. Cái tư tưởng đó chỉ xuất hiện trong các bài đăng của bè lũ phản động, khi mà chúng liên tiếp lợi dụng vấn đề này để chống phá nước ta,

    Trả lờiXóa

Proudly Powered by Blogger.