THÔNG TIN

Bài viết
Bình luận

ONLINE

Free Global Counter

TRUY CẬP

ALEXA

18 tháng 3 2014

VIỆT NAM LÊN TIẾNG VỀ NHÂN QUYỀN CỦA TRIỀU TIÊN, Y RAN: CÁI TÁT ĐỐI VỚI NHỮNG CÁO BUỘC VỀ TÌNH HÌNH NHÂN QUYỀN VIỆT NAM TRONG QUÁ KHỨ

by An Chiến  |  at  18.3.14

Với những gì đã diễn ra cơ hồ lịch sử đã thực sự lật ngược; những giá trị vốn bị hiêủ nhầm đã được trả lại giá trị nguyên bản ban đâù. Những khổ đau trong quá khứ đã tìm được lối sáng trở lại. Đó cũng là cái giá cho những sự cố gắng, chứng minh sự trong sạch của Việt nam trước bạn bè quốc tế.
...............................................................
"Việt Nam lên tiếng về nhân quyền của Triều Tiên, Iran". Đây có lẽ là thông tin khiến không ít người bất ngờ. Xưa nay, vơí những thông tin đa dạng và khó định lượng, nhất là đến từ những nguồn thông tin không chính thống nên một số nước và người dân của họ đã có cái nhìn không mấy thiện cảm về tình hình nhân quyền tại Việt Nam; dường như đã có lúc họ nhìn Việt Nam như "một vệt tối" trong bầu trời nhân quyền của thế giới. Về lí do để lí giải cho điều này thì chắc không cần nói nhiều bởi việc hạn chế về mặt thông tin và xuất phát từ chính động thái không được cho là trong sáng, khách quan đến từ nhiều chủ thể đã làm xâú chính hình ảnh về Việt Nam. 

Với một cái nhìn như vậy nên lẽ thường tình là chuyện Việt Nam tham gia Hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc trong thời gian qua đã là "một cái tát" quá đau đối với những ai đã nỗ lực tạo nên sự hạn chế và thiếu sót ấy. Họ đã liên tiếp vận động cá nhân, tổ chức bất đồng chính kiến tẩy chay và yêu cầu các thành viên Hội đồng nhân quyền Liên Hợp quốc tẩy chay và khai trừ Việt nam ra khỏi tổ chức này. Hàng loạt hội nghị chính thức, bên lề do số này vận động, lên tiếng vừa qua không những không làm cho Việt nam mất uy tín và gục ngã. 

Từ những thành tưụ về nhân quyền được chứng minh trên thực tế, Việt Nam đã bác bỏ khách quan những cáo buộc, vu khống chính mình và trụ vững trên cương vị là thành viên Chính thức. Và ngày 17/3, trong phiên họp chính thức của Hội đồng nhân quyền Liên Hợp quốc tại Thụy Sỹ trong khuôn khổ phiên đối thoại về tình hình bảo đảm và thúc đẩy quyền con người tại Myanmar, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và Iran, tiếng nói của Việt Nam đã được thể hiện và được xem là một căn cứ quan trọng để tổ chức này đưa ra những biện pháp thúc đẩy và tăng cường tình hình nhân quyền. 

Toàn cảnh hội nghị
Đại sứ Nguyễn Trung Thành, Trưởng Phái đoàn Việt Nam bên cạnh Văn phòng Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva, Thụy Sĩ đã phát biểu: "Cộng đồng quốc tế cần tiếp tục hợp tác với Myanmar trên cơ sở tôn trọng chủ quyền, độc lập của Myanmar, thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau và tiến hành đối thoại xây dựng và hợp tác chân thành nhằm củng cố và phát huy các thành tựu mà nước này đã đạt được trong tiến trình dân chủ hóa, hòa giải dân tộc, phát triển kinh tế, bảo đảm quyền của người dân, đặc biệt là của những nhóm xã hội yếu thế.Trong bài phát biểu, Đại sứ Nguyễn Trung Thành bày tỏ tin tưởng Myanmar đang có những bước đi đúng đắn hướng tới hòa bình, an ninh và thịnh vượng. Đại sứ khẳng định thiện chí và nỗ lực của Việt Nam hỗ trợ Myanmar nâng cao chất lượng cuộc sống và thúc đẩy bảo vệ các quyền của người dân, và Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm của mình về tái thiết đất nước, phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế và khu vực". "Tại Phiên đối thoại với Ủy ban Điều tra về tình hình quyền con người tại CHDCND Triều Tiên, đại diện Việt Nam đã nhấn mạnh các bên liên quan cần kiên trì đối thoại xây dựng, hợp tác chân thành để tìm giải pháp lâu dài phù hợp nhằm cải thiện tình hình tại thực địa nói riêng và các vấn đề trên bán đảo Triều Tiên nói chung"; "Trong phát biểu tại phiên đối thoại với Báo cáo viên Đặc biệt về tình hình quyền con người tại Iran, đại diện Việt Nam hoan nghênh các nỗ lực, cam kết của Chính phủ mới tại Iran, cho rằng những thoả thuận đáng khích lệ gần đây về Chương trình năng lượng của nước này với các bên liên quan hứa hẹn mở ra một giai đoạn hợp tác mới giữa Iran và thế giới, góp phần tăng cường an ninh, hòa bình trong khu vực. 

Dù điều này không phải là một thành tựu đặc biệt đối với một thành viên chính thức của Hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc và Việt Nam cũng không mấy tự hào bơỉ chính mình có quyền và được phép phát biểu; được phép thể hiện chính kiến của mình. Nhưng, có điều khác với trước đây, trong các phiên đối thoại, điều tra Đặc biệt lần trước, Việt nam là chủ thể bị động và tất nhiên cũng chịu chính phán quyết từ các ý kiến của các quốc gia thành viên. Sự đổi thay này cho thấy, Việt Nam đã ít nhiều nâng cao vị thế của mình, từ "bị động" thành "chủ động", từ đối tượng bị phán quyết trở thành chủ thể phán quyết. 

Đặc biệt hơn, trong quá khứ, đi kèm với những cáo buộc từ các thành viên của hội đồng này đồng nghĩa với vịệc Việt nam phải chịu đựng những chế tài hà khắc không đáng có từ thể chế và sự áp đặt với những quốc gia không mấy thiện cảm với Việt Nam. Đó cũng là những năm tháng nền kinh tế trong nước chịu những thiệt thòi nhất định; sức ép từ dư luận quốc tế đã khiến cho Việt Nam phần nào bị cô lập trong các mối quan hệ quốc tế. Sự kiện ngày hôm nay vì thế cũng trở nên đặc biệt và đánh dấu nhiều dấu ấn hơn hết thảy.

Với những gì đã diễn ra cơ hồ lịch sử đã thực sự lật ngược; những giá trị vốn bị hiêủ nhầm đã được trả lại giá trị nguyên bản ban đâù. Những khổ đau trong quá khứ đã tìm được lối sáng trở lại. Đó cũng là cái giá cho những sự cố gắng, chứng minh sự trong sạch của Việt nam trước bạn bè quốc tế./.
An Chiến

14 nhận xét:

  1. Việt Nam đứng lên bảo vệ những đất nước có chung lý tưởng.chúng tôi hiểu rõ những năm tháng bị các nước phương tây nói thẳng ra là Mỹ cố chèn ép sự phát triển.luôn bị các tổ chức họ lập nên gán ghép những điều phi lý,nhưng qua thời gian vàng thau thử lửa cả thế giới đều biết một Việt Nam nhân quyền thành viên hội đồng nhân quyền là như thế nào.và bây giờ họ muốn giúp đỡ lên tiếng vênh vực lẽ phải với những nước như mình,

    Trả lờiXóa
  2. Các nước phương Tây luôn cho rằng Việt Nam vi phạm dân chủ nhân quyền để tiến hành các hoạt động tác động vào nền chính trị Việt Nam. Âm mưu đó sẽ không bao giờ trở thành hiện thực. Những nhà chính trị gia người Mỹ luôn cho rằng mình có quyền can thiệp vào bất cứ việc gì, cho rằng nước Mỹ là đất nước văn minh, bá chủ Thế Giới, tâm lý bá chủ luôn muốn can thiệp vào các quốc gia khác. Mỹ cho rằng mình dân chủ, quyền thực sự thuộc về nhân dân, nhưng tôi thấy chúng ta không nên theo cái kiểu dân chủ phương Tây đó. Nó sẽ khiến cho các cuộc đổ máu diễn ra khắp đất nước này.

    Trả lờiXóa
  3. Việt Nam là một đất nước yêu chuộng hòa bình, luôn có những chủ trương chính sách hợp lý đối với vấn đề mà nước Mỹ và các nước pHương Tây luôn cho rằng Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền. Điều này giải thích cho việc vì sao các nhà "rận chủ" của chúng ta luôn luôn hô hào đấu tranh vì dân chủ, vì nhân quyền. Nhưng thực chất là đấu tranh vì cuộc sống, vì đồng tiền bát gạo mà các ông trùm nước ngoài đem lại mỗi khi có được một tin bài hay, hình ảnh hót đăng lên mạng. Nếu như không có những kẻ chuyên rạch mặt ăn vạ như thế thì xã hội này sẽ tốt đẹp biết bao.

    Trả lờiXóa
  4. tôi không cho rằng nhân dân thế giới lại phần nhiều nhìn nhận vấn đề nhân quyền ở Việt Nam tệ như thế, mà ngược lại, rất nhiều dân tộc, nhân dân trên thế giới tin tưởng vào nền độc lập, tự chủ và nhân quyền của nhân dân Việt Nam được đặt lên hàng đầu, trực tiếp là những du khách đến với Việt Nam, gián tiếp là lịch sử hào hùng của dân tộc ra khẳng định sự làm chủ của nhân dân

    Trả lờiXóa
  5. nhân quyền là một vấn đề mà tôi tin nhất định không bao giờ có thế lực nào đổi trắng thay đen được, bởi lẽ nó quá rõ ràng và ảnh hưởng trên phạm vi cả một quốc gia, nếu không có nhân quyền thì ai cũng nhìn ra, không giấu nổi, ngược lại nhân quyền hiện hữu mọi nơi thì làm gì mà tạo dựng nên được hình ảnh một nước mà nhân dân bị áp bức cơ chứ

    Trả lờiXóa
  6. chẳng biết những nước khác thế nào chứ ở Việt Nam thường xuyên bị các tổ chức với danh nghĩa dân chủ lấy hết lý do này, lý do khác, toàn mấy vụ việc vụn vặn, kể cả không liên quan mấy cũng biến thành liên quan, có phải là nước ta dễ bị thóa mạ thế không? chẳng phải ai cũng nhận ra là chúng nhằm vào nước ta sao, chúng ta muốn yên ổn thì phải đấu tranh!

    Trả lờiXóa
  7. nếu nước nào mà dám mở mồm ra chỉ trích vấn đề nhân quyền ở Việt Nam thì hãy tự nhìn nhận chính bản thân mình đã, nhất là con bạch tuộc Hoa Kỳ đứng đằng sau giật dây, hãy thử nhìn lại những vụ bê bối, vở lở vừa qua trong chính nội địa mình, chương trình bí mật thu thập dữ liệu trên Internet và các mạng điện thoại PRISM do Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ thực hiện là sự vi phạm nghiêm trọng quyền con người

    Trả lờiXóa
  8. vấn đề nhân quyền giờ đây không còn là vấn đề của mỗi nước nữa mà đã là vấn đề toàn cầu, bởi lẽ quyền lợi của bất kỳ một dân tộc nào đều được đặt lên hàng đâu, để phòng trách cho có sự xuất hiện của một nhà nước độc đoán nào xuất hiện, vấn đề nhân quyền của nước đó sẽ được đưa ra để bàn luận và có những hành động bảo vệ quyền lợi cho nhân dân nước đó, mong rằng liên hợp quốc làm tốt điều đó!

    Trả lờiXóa
  9. Các nước phương Tây luôn cho rằng Việt Nam vi phạm dân chủ nhân quyền để tiến hành các hoạt động tác động vào nền chính trị Việt Nam. Âm mưu đó sẽ không bao giờ trở thành hiện thực. Những nhà chính trị gia người Mỹ luôn cho rằng mình có quyền can thiệp vào bất cứ việc gì, cho rằng nước Mỹ là đất nước văn minh, bá chủ Thế Giới, tâm lý bá chủ luôn muốn can thiệp vào các quốc gia khác. Mỹ cho rằng mình dân chủ, quyền thực sự thuộc về nhân dân, nhưng tôi thấy chúng ta không nên theo cái kiểu dân chủ phương Tây đó. Nó sẽ khiến cho các cuộc đổ máu diễn ra khắp đất nước này.

    Trả lờiXóa
  10. Chúng ta nên theo cái kiểu dân chủ phương đông. Thế nhưng dân chủ kiểu phương đông là như thế nào ?

    nếu chúng ta theo kiểu dân chủ phương tây thì đất nước sẽ diễn ra những cuộc đổ máu.
    - Vậy thì những nước theo dân chủ phương tây như là Anh, Pháp, Đức tất sẽ hỗn loạn, đổ máu truyền miên. ?

    Trả lờiXóa
  11. Việt Nam cũng có ghế trong hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc vì vậy hoàn toàn có quyền lên tiếng cho tình hình nhân quyền trên thế giới, cái chúng ta thể hiện ra là sự tôn trọng nhân quyền từ lời nói và những lý lẽ hợp lý cho nhân quyền của các quốc gia. Cái nhìn khách quan của Việt Nam trong nhân quyền tại Triều Tiên, Iran cũng khẳng định rằng Việt Nam không hề mù mờ trong việc nhận thức về nhân quyền, mà ngược lại hoàn toàn tỉnh táo, và luôn có sự nhìn nhận và tiếp xúc, thực hiện đúng đắn về nhân quyền.

    Trả lờiXóa
  12. Chúng ta hãy ngồi lại và phân tích rõ lời phát biểu của đại sứ Việt nam.

    Tại Phiên đối thoại với Ủy ban Điều tra về tình hình quyền con người tại CHDCND Triều Tiên, đại diện Việt Nam đã nhấn mạnh các bên liên quan cần kiên trì đối thoại xây dựng, hợp tác chân thành để tìm giải pháp lâu dài phù hợp nhằm cải thiện tình hình tại thực địa nói riêng và các vấn đề trên bán đảo Triều Tiên nói chung


    ý của câu này là gì ?

    Không có gì hết. Những từ ngữ nói chung chung, không có một ý nghĩa nào hết. Cốt ý diễn tả mối quan hệ của Việt nam đối với Bắc Hán. Ngoài ra không có lời phê bình hay chỉ trích trại tập trung của Bắc Hàn.

    Trả lờiXóa
  13. việt nam làm như thế là cũng đúng thôi mà các bạn. hãy thử nhìn lại những vụ bê bối, vở lở vừa qua trong chính nội địa mình, chương trình bí mật thu thập dữ liệu trên Internet và các mạng điện thoại PRISM do Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ thực hiện là sự vi phạm nghiêm trọng quyền con người. mà như thế thì ảnh hưởng rất lớn tới những quyền con người đấy

    Trả lờiXóa
  14. việt nam cần phải làm như thế mới đúng với cái trách nhiệm của mình chứ, không nên để cho việt nam chúng ta bị thất bại trong tay của những kẻ rân chủ vì cái gọi là không đảm bảo nhân quyền, việt nam chúng ta vẫn mài là một niềm tự hào về hòa bình của thế giới, đùng có làm cho cái nên hòa bình đó bị đổ vỡ các ban à, nó là một trong những khó khăn những mà nhất định việt nam sẽ làm tốt

    Trả lờiXóa

Proudly Powered by Blogger.