Thiếu tướng Harold Greene là quan chức quân đội cao cấp nhất của Hoa Kỳ tử nạn ở Afghanistan
Cuộc chiến do nước Mỹ khai mào ở nhiều quốc gia Trung Đông, Tây Á như Afghanistan, Yraq...đã thất bại. Họ đã sai khi chọn lựa một phương cách thuần hóa những nền văn minh lớn của nhân loại của thế giới bằng sức mạnh của vũ khí và cả đồng Đô la.
Nếu như ban đầu, khi lao vào cuộc chiến, nhân dân Mỹ và nhiều nghị sỹ của hai viện *(Thượng viện và Hạ viện) của hai đảng Dân chủ và Cộng hòa) phản đối chỉ đơn giản vì nó sẽ tiêu tốn hàng chục tỷ đô la trong ngân sách của nước Mỹ trên những vùng đất được xem là địa hạt của giới khủng bố và những cái chết chóc được báo trước. Và họ đã tiến hành một cuộc chiến, lôi kéo nhiều đồng minh của mình tham chiến với mục tiêu là đánh đổ, làm tan ra chính quyền đương nhiệm và thay thế một thể chế mới; trong đó những cái gọi là "giá trị Mỹ" được đặt lên hàng đầu và được xem là khuôn mẫu.
Nhưng rồi, họ lại tiếp tục lãnh nhận những trái đắng thực sự cho những kỳ vọng của mình. Hàng loạt Chính phủ thân Mỹ được dựng lên nhiều nước (mà người Mỹ vẫn quen cho đó là thành quả của chính mình) với những thiết chế Quân đội, An ninh được người Mỹ trang bị từ A đến Z. (Nếu ai đó nhìn vào cái cách người Mỹ trang bị, đầu tư không hạn chế cho những đội quân bảo vệ địa chính trị, sự ảnh hưởng tại các nước, khu vực lãnh thổ này sẽ động chạm ít nhiều tới các nước cho đến nay vẫn nằm trong quỹ đạo bảo trợ của người Mỹ). Song, thật thê thảm khi những đội quân ấy vừa có những động thái rút lui và trao quyền lại cho những lực lượng của Chính phủ sở tại thì ngay lập tức có chuyện. Sự phản kháng đến yếu ớt và vô vọng của đội quân của Chính phủ Afghanistan là một điển hình cho sự sai lầm đã đến lúc phải sửa chữa và đổi thay.
Ấy vậy mà, trong những diễn biến mới đây nhất, với một ảo vọng tái diễn lại những gì đã qua, những người Mỹ vẫn có thể nói về những câu chuyện khả quan trên những vùng đất chết này. Và tất nhiên điều này ngay lập tức đã nhận những phản ứng trái chiều từ những người Mỹ, nhất là những gia đình có con em tử trận trong những chiến dịch của Quân đội Mỹ. Tuy nhiên, lại thêm một lần nữa, chính thái độ ứng xử với "ý nguyện người dân" và việc đưa ra những giải pháp bảo đảm lợi ích người Mỹ trên những mảnh đất này đã khiến Nghị viện nước này thông qua một kế hoạch hỗ trợ quân đội Chính phủ các nước này đối phó với phiến quân đang hoành hành và đe dọa sẽ chiếm đóng, đẩy lui quân Chính phủ ra rìa. Và trong khi những kế hoạch tác chiến, tham chiến trở lại đang nằm trên giấy thì chính nước Mỹ đã phải nhận thêm một hung tin thực sự. Xét trong bối cảnh hiện nay thì một Sỹ quan Cấp tướng của Quân đội Hoa Kỳ tử nạn tại Afghanistan sẽ ít nhiều tác động đến động thái của những người phản đối cuộc chiến tranh của Mỹ cũng như những quyết định cuối cùng của chính giới Mỹ.
Nhiều người nói rằng, việc nước Mỹ đang sẵn sàng cho một cuộc quay trở lại là một việc làm nằm trong thế bắt buộc; nó như một động thái trấn an những quốc gia đồng minh vốn đã hao người tốn của trong các cuộc chiến không có hồi kết này; rằng, sức mạnh nước Mỹ vẫn đủ bảo trợ và dẫn dắt họ, những tổn thất vừa qua cũng chỉ là nhất thời mà hoàn toàn không ảnh hưởng nhiều đến thế cục hiện tại. Và cho đến nay, dù chưa có những gì sáng sủa cho một tương lai sắp tới nhưng sự có mặt của Quân đội Mỹ và Quân đội một số nước đồng minh tại Afghanistan có thể coi là một thành công của nước Mỹ.
Trong các động thái tăng cường tiềm lực quân sự tại Afghanistan, Quân đội Mỹ đã cử một loạt những Sỹ quan có kinh nghiệm sang làm công tác đào tạo tại chỗ nhằm tạo ra một lực lượng vừa thân Mỹ vừa có thể đối phó được với những nguy cơ hiện tại. Sự có mặt của Thiếu tướng Harold Greene (Sỹ quan cấp cao nhất của Quân đội Hoa Kỳ tính đến thời điểm hiện tại có mặt tại Afghanistan). Nói ra điều này để thấy rằng, người Mỹ đã chọn ra một đội ngũ tinh anh nhất cho kế hoạch và chiến lược hậu chiến tại đây bởi ngay trong những cuộc chiến khốc liệt những ngày đầu người Mỹ chưa có bao giờ nghĩ sẽ đưa một sỹ quan cấp tướng sang trực tiếp làm việc. Sự xuất hiện Thiếu tướng Harold Greene vì vậy sẽ có nhiều ý nghĩa hơn và rằng cái chết của ông cũng sẽ gây ra ít nhiều bão dư luận.
Trái hẳn với những gì đã diễn ra trước đây, Quân đội Hoa Kỳ đang có những động thái tuy bề ngoài có vẻ trầm lắng, không khoa trương, ầm ĩ như những ngày đầu nhưng không có nghĩa họ không quyết liệt. Việc huy động nhiều lực lượng có kinh nghiệm trong công tác huấn luyện, trang bị thêm nhiều vũ khí tại đây đã giải thích vì sao họ chưa bao giờ có ý định từ bỏ Afghanistan dù dư luận nước Mỹ đã, đang và sẽ cản đường họ. Cái chết của Thiếu tướng Harold Greene một lần nữa khiến chúng ta phải suy nghĩ. Phải chăng, dù trang bị, dù đưa nhiều sỹ quan cao cấp song thực sự họ chưa giải quyết được những biến động bên trong.
Trong khi chính phủ Afghanistan và cả người Mỹ đang nghĩ tới việc đối phó với lực lượng phiến quân (đây được xem là nguy cơ số một mà cả hai đang cố gắng kìm giữ). Họ đã nghĩ vậy, ưu tiên cho đối tượng này những liệu pháp đối phó khả dĩ nhất mà quên mất chính người đang cùng họ chiến đấu cũng đang có nguy cơ chống lại họ. Thiếu tướng Harold Greene bị bắn chết bởi một quân nhân có ba năm thâm niên có mặt tại Học viện Quốc phòng gần thủ đô Kabul, nơi mà Quân đội Nato đang tiến hành các hoạt động đào tạo trước khi có những động thái chuẩn bị cho việc rút liên quân khỏi nước này vào cuối năm. Thử hỏi rằng, ai sẽ đảm bảo được một kết cục an toàn nếu như họ cùng nhau tham gia chiến đấu với lực lượng phiến quân. Và tôi cũng xin nhắc lại đây chỉ là môi trường huấn luyện, chứ chưa phải là chiến trường thực sự và không chỉ nghi ngờ chỉ mỗi khả năng huấn luyện quân Afghanistan của Nato, trong khi quân đội phương Tây đang dần rút lui mà nên xem xét đó là hệ quả tất yếu được hình thành từ nhiều nhân tố. Nó được bắt đầu từ cuộc chiến đầu tiên năm 2001 và nó chỉ có thể giải thích là người dân Afghanistan đang chán ghét sự có mặt của người Mỹ tại đây. Họ nên sắp xếp và thúc đẩy cho một tiến trình rút lui khỏi Afghanistan sớm hơn dự định.
Phương Nam OP
đừng ngĩ người Mỹ tốn tiền ngu mà lại đâm đầu vào " những vùng đất được xem là địa hạt của giới khủng bố và những cái chết chóc được báo trước." đâm đầu được vào đấy là quyết định sáng suốt nhất đấy, đâm đầu vào những nước nhỏ bé như Việt Nam nhưng đoàn kết thì cái giá phải trả nó to hơn gấp bao nhiêu lần mà kết quả thu về thì không tí lợi nào, còn chọn những nước khủng bố là chiến lược khôn ngoan của Mỹ vì ít ra cũng tạo dựng được thêm một nước "nô nệ"
Trả lờiXóaTưởng rằng Mỹ đã biết rút kinh nghiệm khi gặp thất bại tại Việt Nam và không còn sử dụng cái hình thức xâm lược kiểu biến nước khác thành "đồng minh" như thế nữa. Hi vọng cái chết của 1 tướng quân đội là một bài học để Mỹ biết rồi rút quân khỏi Afganistan và dừng những hành động xâm lược đội lốt "đồng minh"
Trả lờiXóacũng phải công nhận là Mỹ bảo trợ quân đội của mình quá tốt đi, một người đi lính có thể nuôi cả nhà, họ nuôi quân rất chuẩn vì đơn giản họ sẽ dùng quân rất hiệu quả cho mục đích của mình, quân nhân mà được đáp ứng mọi nhu cầu thiết yếu thì sẽ rất tận tụy cống hiến, VN ít ra nên học hỏi điều này, còn việc dùng quân vào chính nghĩa hay phi nghĩa là bản chất của mỗi nhà cầm quyền rồi, không thể thay đổi bằng vài lời được
Trả lờiXóaNgười dân Afghanistan quá chán ghét với sự có mặt của người Mỹ tại đây. Hãy biến về nước mình đi, đồ Đế quốc Mỹ lộng hành...
Trả lờiXóaHãy để cho các dân tộc nhỏ hơn mình được 1 ngày bình yên.
Máu những người dân vô tội đã đổ quá nhiều rồi. Xin hãy thương tới người dân đen vô tội !!!
Trả lờiXóaHãy rút quân đôiị về nước và đừng để tham vọng chính trị, bá quyền xưng vương mà giết hại dân lành. Hãy dừng ngay cuộc "xâm lược" tại đây
Thấy sang bắt quàng làm họ hông à. Thấy ai giỏi cũng bảo, cũng truyền thông là "gốc Việt". Xin lỗi, họ nhiều lúc cũng chả biết VN là nước nào mà "gốc" với chả "gác" !!!
Trả lờiXóaNhìn ông í đang còn trẻ quá, một cái chết thật là oan uổng. Trả giá cho những tham vọng bá quyền thế giới của Mỹ.
Trả lờiXóaĐang còn nhiều cái chết như thế nữa. Hãy cảnh tỉnh đi các đại quốc
Rồi đến lúc các nước nhỏ sẽ bị nuốt chửng bởi các nước lớn. Sẽ thế giới phẳng và phẳng lỳ mà thôi. Ôi, thân phận bèo dạt mây trôi của các nước nhỏ!
Trả lờiXóaMỹ vẫn luôn là 1 nước lớn mạnh và có những âm mưu thâm hiểm hơn cả nước trung quốc, bọn chúng có nhiều thủ đoạn, nhiều phương án khác nhau. Chỉ đứng sau và âm thầm chỉ đạo, bề ngoài có vẻ trầm lắng, không khoa trương, ầm ĩ như những ngày đầu nhưng không có nghĩa họ không quyết liệt, họ luôn nhìn nhận vấn đề 1 cách khách quan nhất, cho nên cần rất thận trọng với đất nước này.
Trả lờiXóathật sự ai có thể hiểu được những gì mà Mỹ làm và sắp làm chỉ có thần tiên mới biết được điều đó một trong những nước có tham vọng làm chủ thế giới thì làm gì có từ thủ đoạn nào mỗi nước đi của chúng đều hàm chứa những âm mưu và mục đích đen tối tới mức khi chúng ta biết thì thấy kinh khủng vì những gì nhơ bẩn nhất những gì mà người ta cho là không thể xảy ra thì chúng vẫn có thể làm được
Trả lờiXóađừng bao giờ coi thường đừng bao giờ mất cảnh giác chúng ta phải chịu hậu quả nghiêm trọng với những gì mà Mỹ sẽ làm với chúng ta vì thực tế ngoài kia đã chứng minh Mỹ cũng không từ một thủ đoạn nào để có thể đạt được mục đích của chúng. Với mỗi một nước đi chúng đã làm và tính toán bước tiếp theo mọi thứ bên ngoài chỉ là cái cớ mà thôi
Trả lờiXóa