Đã không ít lần những phát biểu của Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh liên quan các nội dung nhạy cảm, mang đậm tính thời sự đến với những ai quan tâm bằng một cách thức đã được ông Nguyễn Đăng Quang diễn tả trong bài "Ghi nhanh cuộc "khách thăm" nhà Cụ Nguyễn Trọng Vĩnh" mới được đăng tải gần đây:
"Chiều 19/11/2014 Hà Nội đã vào cuối thu, bầu trời nắng vàng đẹp đẽ. Tôi tranh thủ đến thăm sức khỏe lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh. Tôi quen biết cụ đã gần 40 năm nay và rất kính trọng và khâm phục cụ về nhân cách, đạo đức cũng như tấm lòng của cụ đối với dân và đất nước. Dù năm nay đã 99 tuổi song cụ vẫn nhanh nhẹn, khỏe mạnh và minh mẫn! Mặc dù hơn tôi 26 tuổi song cụ vẫn coi tôi là một người bạn vong niên thân thiết. Tiếp tôi, ngoài cụ còn có con gái cụ là nhà văn Nguyên Bình và chồng chị là anh Trịnh Văn Trà, một đại tá quân đội đã nghỉ hưu".
Có thể nói, ông Quang (NĐQ) đã dẫn dắt người đọc bằng một lối kể chuyện có thể nói là dung dị và cũng rất tự nhiên. Sẽ chẳng ai có thể phàn nàn rằng, ông Quang đang nói câu chuyện "Chính trị" (Liên quan đến nội dung Thư ngỏ của 61 Đảng viên mà ông và tướng Vĩnh là 2 trong 61 Đảng viên đồng ký tên), mà nói đúng hơn là phản đối chính trị bằng một sắc thái mà chỉ những ai chuyên tâm và đi sâu như ông mới hiểu hết, hiểu nổi. Và trong cách diễn đạt của ông Quang thì ông này sẽ chẳng có gì để nói, để viết với công chúng nếu tướng Vĩnh không yêu cầu ông ở lại để tiếp mấy vị khách đến từ Thành ủy Hà Nội ("Tôi đứng lên chào và xin phép cụ ra về vì đã tâm tình và trò chuyện với cụ hơn một tiếng đồng hồ thì cụ bảo tôi cố nán lại ít phút để dự buổi cụ tiếp đoàn khách của Thành ủy Hà Nội đến thăm cụ. Năm phút sau khách đến"); gợi ý của tướng Vĩnh có thể xem là một cái cớ hoàn hảo để ông Quang trở thành người chứng kiến có thể xem là duy nhất giữa hai phía mà ông ta biết chắc là đoàn khách đến để phê bình tướng Vĩnh xung quanh lá thư ngỏ 61 kia. Đây cũng chính là cái nguyên cớ để ông Quang nói rằng, vì được mời, vì có danh phận chính thức nên trong một câu chuyện liên quan đến mình thì ông ta có quyền phản biện và giờ khi mọi chuyện qua đi thì ông ta có quyền kể, tâm sự với những người mà ông cho là quan tâm tới câu chuyện!
Ông Quang cũng kể lể tương đối tường tận câu chuyện mà ông có "vinh hạnh" góp mặt và cùng chứng kiến. Những chi tiết đấu tranh - phản biện giữa Đoàn khách Thành uỷ Hà Nội với bên kia là tướng Vĩnh (cùng ông Quang) đã được ông Quang kết thúc bằng một chi tiết mà tôi cho là rất đỗi quen thuộc: "Đoàn khách cũng cảm thấy khó có gì để nói thêm nên đứng dậy xin phép ra về". Với một cái kết như thế thì xem ra Đoàn khách Thành uỷ Hà Nội đã bất thành trong việc thuyết giảng và cảm hoá con người Tướng Vĩnh và vị khách có mặt bất ngờ - ông Quang. Và cái đó đã được ông Quang miêu tả như một phép "thắng lợi tinh thần" mà ông này cũng có công góp thành.
Không phải ngẫu nhiên mà tôi cất công miêu tả tương đối kỳ công xung quanh bài viết "Ghi nhanh cuộc "khách thăm" nhà Cụ Nguyễn Trọng Vĩnh" của nguyên Đại tá Công an Nguyễn Đăng Quang. Nếu ai đó tinh ý và thường xuyên theo dõi các phát biểu của Tướng Vĩnh xung quanh những chủ đề "nóng" như chuyện về chủ quyền trên Biển Đông trong mối tương quan với Nhà nước Trung Quốc, chuyện những dự án kinh tế tại Tây Nguyên, Vũng Áng (Hà Tĩnh)...thì dường như câu chuyện đều bắt đầu bằng một lối dẫn dắt như thế. Rất hiếm khi Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh bắt đầu câu chuyện, bắt đầu việc nói lên chính kiến của mình với sự "tự thân" vốn có mà đã có những người như ông Quang nói thay, nói hộ. Có thể nhiều người sẽ cho rằng, ông Vĩnh luôn phát biểu về những vấn đề nóng của đất nước với các người bạn cùng chung quan điểm; và bằng cách này, cách khác thì những người nghe chuyển tải đến công chúng dù chưa biết điều đó có được sự đồng ý của ông Vĩnh hay không? Có chăng những người như ông Quang chỉ có lỗi chưa xin phép mà đã đăng tải công khai???
Quan điểm của tôi về vấn đề này thì hoàn toàn khác. Điều mà bất cứ ai quan tâm cũng đều mong muốn là được nghe tường tận và chân thực nhất về ý kiến của vị lão tướng, nhất là khi ý kiến đó được biết đến như một thứ kế sách vẹn toàn để đưa đất nước phát triển. Do đó, việc ý kiến của tướng Vĩnh được chuyển tải tương đối thường xuyên bằng phương thức "gián tiếp" như cái cách ông Quang đã diễn đạt nói trên thì có chăng nó mới thoả mãn được một nửa vấn đề. Nghĩa là có thông tin nhưng chưa ai dám khẳng định đó là tất thảy những điều tướng Vĩnh nói, tướng Vĩnh nghĩ. Nói ra thứ giả thuyết này tôi không hề ám chỉ có chuyện có kẻ lợi dụng danh tiếng, uy tín của tướng Vĩnh để làm biến dạng suy nghĩ của ông nhưng câu chuyện khi đã qua một người thì nó vốn dĩ đã biến dạng "chút ít" và nó sẽ trở thành một vấn đề đáng lưu tâm nếu chủ thể chuyển tải (gián tiếp) ấy là kẻ hoàn toàn cơ hội! Và đáng lưu tâm hơn khi những kẻ chuyển tải đó đều tự sắm cho mình một cái vai có thể nói là hợp lý nhất, nhất là bối cảnh xuất hiện thì không có gì phải bàn cãi....Có hay không đang có việc dàn dựng một cách công phu và kỹ lưỡng đê mục đích cuối cùng là đánh lừa "cảm giác" của người đọc, để họ tin vào nội dung câu chuyện thay vì quan tâm đến lí do vì sao có sự xuất hiện của họ?
Hi vọng băn khoăn này sẽ có câu trả lời thích đáng nhất!
"Chiều 19/11/2014 Hà Nội đã vào cuối thu, bầu trời nắng vàng đẹp đẽ. Tôi tranh thủ đến thăm sức khỏe lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh. Tôi quen biết cụ đã gần 40 năm nay và rất kính trọng và khâm phục cụ về nhân cách, đạo đức cũng như tấm lòng của cụ đối với dân và đất nước. Dù năm nay đã 99 tuổi song cụ vẫn nhanh nhẹn, khỏe mạnh và minh mẫn! Mặc dù hơn tôi 26 tuổi song cụ vẫn coi tôi là một người bạn vong niên thân thiết. Tiếp tôi, ngoài cụ còn có con gái cụ là nhà văn Nguyên Bình và chồng chị là anh Trịnh Văn Trà, một đại tá quân đội đã nghỉ hưu".
Có thể nói, ông Quang (NĐQ) đã dẫn dắt người đọc bằng một lối kể chuyện có thể nói là dung dị và cũng rất tự nhiên. Sẽ chẳng ai có thể phàn nàn rằng, ông Quang đang nói câu chuyện "Chính trị" (Liên quan đến nội dung Thư ngỏ của 61 Đảng viên mà ông và tướng Vĩnh là 2 trong 61 Đảng viên đồng ký tên), mà nói đúng hơn là phản đối chính trị bằng một sắc thái mà chỉ những ai chuyên tâm và đi sâu như ông mới hiểu hết, hiểu nổi. Và trong cách diễn đạt của ông Quang thì ông này sẽ chẳng có gì để nói, để viết với công chúng nếu tướng Vĩnh không yêu cầu ông ở lại để tiếp mấy vị khách đến từ Thành ủy Hà Nội ("Tôi đứng lên chào và xin phép cụ ra về vì đã tâm tình và trò chuyện với cụ hơn một tiếng đồng hồ thì cụ bảo tôi cố nán lại ít phút để dự buổi cụ tiếp đoàn khách của Thành ủy Hà Nội đến thăm cụ. Năm phút sau khách đến"); gợi ý của tướng Vĩnh có thể xem là một cái cớ hoàn hảo để ông Quang trở thành người chứng kiến có thể xem là duy nhất giữa hai phía mà ông ta biết chắc là đoàn khách đến để phê bình tướng Vĩnh xung quanh lá thư ngỏ 61 kia. Đây cũng chính là cái nguyên cớ để ông Quang nói rằng, vì được mời, vì có danh phận chính thức nên trong một câu chuyện liên quan đến mình thì ông ta có quyền phản biện và giờ khi mọi chuyện qua đi thì ông ta có quyền kể, tâm sự với những người mà ông cho là quan tâm tới câu chuyện!
Ông Quang cũng kể lể tương đối tường tận câu chuyện mà ông có "vinh hạnh" góp mặt và cùng chứng kiến. Những chi tiết đấu tranh - phản biện giữa Đoàn khách Thành uỷ Hà Nội với bên kia là tướng Vĩnh (cùng ông Quang) đã được ông Quang kết thúc bằng một chi tiết mà tôi cho là rất đỗi quen thuộc: "Đoàn khách cũng cảm thấy khó có gì để nói thêm nên đứng dậy xin phép ra về". Với một cái kết như thế thì xem ra Đoàn khách Thành uỷ Hà Nội đã bất thành trong việc thuyết giảng và cảm hoá con người Tướng Vĩnh và vị khách có mặt bất ngờ - ông Quang. Và cái đó đã được ông Quang miêu tả như một phép "thắng lợi tinh thần" mà ông này cũng có công góp thành.
Không phải ngẫu nhiên mà tôi cất công miêu tả tương đối kỳ công xung quanh bài viết "Ghi nhanh cuộc "khách thăm" nhà Cụ Nguyễn Trọng Vĩnh" của nguyên Đại tá Công an Nguyễn Đăng Quang. Nếu ai đó tinh ý và thường xuyên theo dõi các phát biểu của Tướng Vĩnh xung quanh những chủ đề "nóng" như chuyện về chủ quyền trên Biển Đông trong mối tương quan với Nhà nước Trung Quốc, chuyện những dự án kinh tế tại Tây Nguyên, Vũng Áng (Hà Tĩnh)...thì dường như câu chuyện đều bắt đầu bằng một lối dẫn dắt như thế. Rất hiếm khi Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh bắt đầu câu chuyện, bắt đầu việc nói lên chính kiến của mình với sự "tự thân" vốn có mà đã có những người như ông Quang nói thay, nói hộ. Có thể nhiều người sẽ cho rằng, ông Vĩnh luôn phát biểu về những vấn đề nóng của đất nước với các người bạn cùng chung quan điểm; và bằng cách này, cách khác thì những người nghe chuyển tải đến công chúng dù chưa biết điều đó có được sự đồng ý của ông Vĩnh hay không? Có chăng những người như ông Quang chỉ có lỗi chưa xin phép mà đã đăng tải công khai???
Quan điểm của tôi về vấn đề này thì hoàn toàn khác. Điều mà bất cứ ai quan tâm cũng đều mong muốn là được nghe tường tận và chân thực nhất về ý kiến của vị lão tướng, nhất là khi ý kiến đó được biết đến như một thứ kế sách vẹn toàn để đưa đất nước phát triển. Do đó, việc ý kiến của tướng Vĩnh được chuyển tải tương đối thường xuyên bằng phương thức "gián tiếp" như cái cách ông Quang đã diễn đạt nói trên thì có chăng nó mới thoả mãn được một nửa vấn đề. Nghĩa là có thông tin nhưng chưa ai dám khẳng định đó là tất thảy những điều tướng Vĩnh nói, tướng Vĩnh nghĩ. Nói ra thứ giả thuyết này tôi không hề ám chỉ có chuyện có kẻ lợi dụng danh tiếng, uy tín của tướng Vĩnh để làm biến dạng suy nghĩ của ông nhưng câu chuyện khi đã qua một người thì nó vốn dĩ đã biến dạng "chút ít" và nó sẽ trở thành một vấn đề đáng lưu tâm nếu chủ thể chuyển tải (gián tiếp) ấy là kẻ hoàn toàn cơ hội! Và đáng lưu tâm hơn khi những kẻ chuyển tải đó đều tự sắm cho mình một cái vai có thể nói là hợp lý nhất, nhất là bối cảnh xuất hiện thì không có gì phải bàn cãi....Có hay không đang có việc dàn dựng một cách công phu và kỹ lưỡng đê mục đích cuối cùng là đánh lừa "cảm giác" của người đọc, để họ tin vào nội dung câu chuyện thay vì quan tâm đến lí do vì sao có sự xuất hiện của họ?
Hi vọng băn khoăn này sẽ có câu trả lời thích đáng nhất!
Phương Nam OP
0 nhận xét: