Luật sư Trần Lâm, nguyên nguyên Thẩm phán Toà án Nhân dân Tối cao "qua đời vào hồi 13h30 ngày hôm 13/11/2014, tang lễ sẽ được cử hành hồi 15h00 ngày 14/11/2014 tại Nhà tang lễ Hải Quân, Thành phố Hải Phòng". Thông tin này đã được gia đình và nhiều tờ báo lớn trong nước xác nhận. Theo thông tin được BBC ban Việt ngữ đăng tải thì "Luật sư Trần Lâm (tên thật là Trịnh Đình Trung), nguyên Thẩm phán Toà án Nhân dân Tối cao, sinh ngày 10 tháng 6 năm 1925 tại Nho Quan, Ninh Bình. Tin từ Việt Nam cho hay ông qua đời vào hồi 13h30 ngày hôm 13/11/2014.
Luật sư Trần Lâm từng kinh qua các vị trí trong chính quyền do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo ở giữa thế kỷ trước như tham gia Ban Tuyên huấn của tỉnh bộ Việt Minh ở tỉnh Lạng Sơn. Ông từng đảm trách với vai trò Trưởng ty Thông tin - Tuyên truyền của thành phố Hải Phòng và Hồng Quảng (nay thuộc tỉnh Quảng Ninh) từ năm 1950-1951. Từ năm 1962, ông được bổ nhiệm làm giảng sư chính trị trung cao cấp chính ngạch".
Với bề dày thành tích hoạt động chính trị trong nước và có nhiều đóng góp cho dân tộc qua nhiều thời kỳ, Luật sư Trần Lâm được bạn bè, đồng nghiệp đánh giá cao. Nói về Cố Luật sư Trần Lâm, "Luật sư Trần Lâm là một nhân cách lớn, một nhà yêu nước lớn, ông không chỉ là một người phản tỉnh, một nhà đổi mới". Tuy nhiên, là một người bạn đúng nghĩa, là luật sư nhiệt thành cho đến giây phút cuối, không ít hành động của ông trong một số thời điểm thực sự đã gây ra không ít hiểu lầm. Có thể đơn cử như việc ông có mặt tại đám tang và chấp bút trong điếu văn của Cố Giáo sư Hoàng Minh Chính; rồi chuyện "Luật sư Trần Lâm được chú ý nhiều trong các lần bào chữa cho những nhà bất đồng chính kiến như luật sư Lê Thị Công Nhân và luật sư Nguyễn Văn Đài" và cả những cái ảnh với số chủ trang Boxit như Nguyễn Huệ Chi hay Nguyễn Quang A... Và cho đến nay những thông tin trên đây chưa có một cuộc kiểm chứng nào chính thức và thực hư câu chuyện vẫn còn trong bóng tối. Không ai hiểu có thực ông Trần Lâm là tác gỉa của bản điếu văn cố GS Hoàng Minh Chính hay đó đơn thuần là tên ông được xướng hòng tăng tính long trọng và hạ bệ một nhân cách thuần khiết. Và càng không ai hiểu có bão nhiêu phần trăm cái sự thật đằng sau thông tin Luật sư Trần Lâm tham gia bào chữa cho Lê Thị Công Nhân và Nguyễn Văn Đài; liệu rằng hai kẻ hiểu biết luật đầy mình ấy có mạo hiểm không khi dám đặt cả tương lai vào một vị luật sư đàn anh vào cái tuổi xưa nay hiếm???
Để rồi chỉ chờ cái thời khắc, Luật sư Trần Lâm qua đời thì những cái nghi ngại đó là được dấy lên. Luật sư Trần Lâm vô tình lại đứng chung hàng ngũ với những kẻ mà ông từng được gán ghép vào lúc còn sống. Nếu ai đó theo dõi trên Blog cá nhân của Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Thanh Giang hay FB của Nguyễn Tiến Trung, Luật sư Lê Công Định đều có bài viết với ý nghĩa tưởng nhớ Cố Luật sư Trần Lâm. Đáng nói hơn, số này đã liệt ông Trần Lâm với hàng "đồng chí", "cùng hội, cùng thuyền" với những dòng cảm xúc đa sắc thái. Trên FB của mình, Nguyễn Tiến Trung viết: "Nhận được tin luật sư Trần Lâm mất mình chết lặng. Vậy là ông không kịp thấy ngày đất nước thật sự có dân chủ tự do rồi. Mình cũng không còn có thể gặp lại ông nữa. Ông là người đã sẵn sàng đứng ra bào chữa cho các anh Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long, Lê Công Định và mình miễn phí. Tuy nhiên, bộ công an đã từ chối với lý do ông là người có liên quan đến vụ án. Dù chỉ gặp ông có một lần tại Hà Nội nhưng mình đã thấy đồng cảm với ông lắm". Và như thế, cuối cùng cái gì cần đến đã đến, đáng bẩn thỉu thay khi Nguyễn Tiến Trung, Lê Công Định, Nguyễn Thanh Giang, Nguyễn Xuân chỉ chờ có vậy để bôi lem nhân cách, giá trị một con người./.
Phương Nam OP
tôi không hiểu tại sao những kẻ tự xưng là nhà dân chủ lại có thái độ như thế nữa!
Trả lờiXóamột luật sư tùng là một vị thẩm phán của toàn án nhân dân tối cao, đã từng lập nên nhiều thành tích, có tên tuổi trong giới luật sư rồi mà lại có thể cùng bè cùng cánh với những tên dân chủ kia ư?
liệu có là ngộ nhận!??
Có đi đám tang ông mới biết kẻ nào bẩn thỉu hè hạ !
Trả lờiXóa