Chiềng Chạ (Mõ Làng).

"Trung Quốc trả tự do cho vị Giám chức Yujiang sau sáu tháng giam giữ" có lẽ là thông tin mới nhất về đạo Thiên chúa tại quốc gia đông dân nhất thế giới. Conggiao.info (UCAN 21.11.2014) cũng cho hay: "Đức Giám mục John Peng Weizhao của Yujiang thuộc tỉnh Giang Tây được trả tự do sau khi bị chính quyền Trung Quốc bắt giam sáu tháng khi ngài được Vatican tấn phong bí mật. Đức cha Peng được trả tự do hôm thứ Sáu với điều kiện là ngài không được ra khỏi tỉnh Giang Tây trong ba tháng tới, theo một nguồn tin thân đức cha, từ chối cho biết tên vì lý do an ninh".
Tiếp nhận thông tin trên, điều mà tôi quan tâm nhất là việc Giám mục John Peng Weizhao của Yujiang được Vatican tấn phong bí mật. Nghĩa là ở Trung Quốc, Thiên chúa giáo có cơ cấu tổ chức và hình thức sinh hoạt không khác gì các giáo hội Thiên chúa truyền thông nằm dưới ảnh hưởng và sự chi phối của giáo triều Vatican nhưng sự khác biệt lớn nhất là việc nó bị giới hạn trong lòng Nhà nước Trung Quốc; hình thức tổ chức giáo hội cao nhất có trụ sở tại Trung Quốc thay vì đặt tại Vatican (Ý). Đặc điểm này cũng quy định luôn việc Vatican sẽ không có quyền can thiệp hay lên tiếng gì trong vấn đề ứng xử của Nhà nước Trung Quốc với tôn giáo này và đương nhiên, do không có một sự lệ thuộc nào nên dù rất muốn (về phía Vatican) nhưng nhà nước Trung Quốc chưa bao giờ đồng thuận cho việc thiết lập quan hệ ngoại giao dù là ở cấp thấp nhất. Vì vậy, tiếng nói của Nhà nước ảnh hưởng rất lớn đến tình hình phát triển của giáo hội Thiên chúa biệt lập này.
Nói những điều trên đây để thấy rằng, việc Giám mục John Peng Weizhao của Yujiang thuộc tỉnh Giang Tây bị bắt giam 06 tháng và vừa được trả tự do là chuyện không hề lạ tại Trung Quốc. Theo đó, Nhà nước có quyền bắt, xử phạt một người (kể cả người đó thuộc hàng giáo phẩm cấp cao trong giáo hội) miễn là nhà nước chứng minh được cá nhân đó phạm tội hoặc gây phương hại cho lợi ích của Nhà nước được pháp luật bảo vệ. Sự tự do của Giám mục John Peng Weizhao sau lần bắt giam này đồng nghĩa ông này phải thực hiện những yêu cầu kèm theo của nhà chức trách là "ngài không được ra khỏi tỉnh Giang Tây trong ba tháng tới, theo một nguồn tin thân đức cha, từ chối cho biết tên vì lý do an ninh",đồng thời "Ngài có thể thi hành thừa tác vụ linh mục nhưng không được thực hiện sứ vụ giám mục”.
Như vậy, có thể thấy rằng, những gì Nhà nước Trung Quốc ứng xử với Giám mục John Peng Weizhao của Yujiang thuộc tỉnh Giang Tây nói riêng, với giáo hội Thiên chúa giáo tại Trung Quốc nói chung cho thấy các tôn giáo được quyền phát triển, có quyền được thể hiện tín ngưỡng của mình nhưng nó sẽ là chuyện khác khi điều đó gây phương hại cho lợi ích Nhà nước; để bảo vệ quyền lợi của mình thì Nhà nước có quyền đưa ra các hình thức xử lý phù hợp.
Cách ứng xử này thêm một lần nữa, Chính quyền Trung Quốc đang gián tiếp chuyển đến bức thông điệp rằng, dù có thiên hướng phụng sự và đi theo bất cứ ai (trong trường hợp này là Tòa thánh Vatican) thì không có nghĩa lợi ích và quyền của Nhà nước sẽ bị coi thường. Một Vị Giám mục do Vatican (tấn phong bí mật, khi không có sự đồng ý của Nhà nước) nhưng họ vẫn là một công dân và dĩ nhiên đã là công dân thì họ sẽ được thực hành "Quyền" của mình nhưng kèm theo đó cũng thực hiện cái nghĩa vụ của chính mình đó là tôn trọng Nhà nước, tôn trọng thể chế đương nhiệm. Trái hoặc không thực hiện cái quyền "tối thiểu" đó thì họ đang gián tiếp thể hiện hành vi chống đối.
Khác với cách ứng xử của Nhà nước Trung Quốc, ở Việt Nam đang có xu hướng cởi mở và thân thiện theo hướng tạo điều kiện cho các tôn giáo, trong đó có Thiên chúa giáo phát triển. Nhiều địa phương đang giành cho chức sắc và tín đồ các tôn giáo những sự ưu ái nhất định; tuy nhiên, mọi nguyện vọng hay nguyện vọng luôn có giới hạn và nó cần được thực hiện trên nền nguyên tắc tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau. Có thể câu chuyện "tấn phong bí mật" (tấn phong chui) của Giám mục John Peng Weizhao kia là chuyện nhỏ nhưng chuyện nhỏ không ngăn ngừa thì tất yếu chuyện lớn sẽ xảy ra. Cho nên, việc Nhà nước Trung Quốc xử phạt Vị Giám mục kia 06 tháng tù giam cùng hình thức quản chế sau khi tại ngoại kia thiết nghĩ cũng là cách Nhà nước đang cố gắng thiết lập một xã hội đặt vấn đề pháp luật lên vị trí thượng tôn. Dẫu biết rằng, sẽ có tín đồ Thiên chúa giáo cho sự việc vừa qua của Nhà nước TQ là "độc đoán", "chuyên quyền", là cách ứng xử "thô bạo" với tôn giáo nhưng cái lợi nó đạt được cho xã hội lại không hề nhỏ. Một trật tự xã hội mà bất cứ công dân nào cũng tuân thủ luật pháp thì bao giờ tính nghiêm minh và kỷ cương xã hội cũng lớn hơn nhiều. Tôn giáo nói chung, Thiên chúa giáo nói riêng là một lĩnh vực trong đời sống xã hội, cần sự quản lý của Nhà nước và đương nhiên công cụ "Pháp luật" có vai trò to lớn trong quá trình này.
Tôi cho cách ứng xử của Nhà nước TQ là vừa phải và hợp tình, hợp lý./.
Cái gì đó thì không, nhưng cái này nên học Trung Quốc!
Trả lờiXóa