Có lẽ với nhiều người theo đạo Công giáo Việt Nam thì khi nhắc đến ngày 3/12 sẽ không quá khó để gọi ra các lễ đặc biệt nhân ngày này: Lễ thánh Phanxico Xavie - bổn mạng của rất nhiều cộng đoàn, các tổ chức tôn giáo trực thuộc trên khắp Việt Nam. Và cũng đúng hôm nay, trường Đại chủng viện liên địa phận Vinh - Thanh (cái nôi đào tạo Linh mục địa phận Vinh) cũng đang chứng kiến một sự kiện đặc biệt khi cùng lúc sẽ cử hành 05 nghi thức quan trọng: Phong chức Linh mục, mừng Quan thầy ĐCV Vinh Thanh, mừng kỷ niệm 137 năm thành lập Chủng Viện Xã Đoài, 25 năm thành lập ĐCV Vinh Thanh, khánh thành công trình trùng tu ĐCV Vinh Thanh.
Lẽ ra trong cái khung cảnh có phần vui tươi đó của Đại chủng viện Vinh - Thanh tôi không muốn nói đến chuyện ngoài lề nhưng sẽ là thiếu sót nếu chúng ta không nhắc đến Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, một người có tên thánh là Phanxico Xavie (3/12) và đang được Toà thánh tiến hành các hồ sơ cần thiết đệ trình đề nghị phong chân phước và hiển thánh cũng như mong muốn Nhà nước công nhận. Cho đến nay, Hồng Y Nguyễn Văn Thuận được biết đến là người Việt Nam giữ cương vị cao nhất trong Toà thánh Vatican là Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hoà bình cho tới lúc qua đời. Ông Thuận cũng biết đến một ứng cử viên sáng giá cho tước vị Giáo hoàng trong một số thời điểm. Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng, danh tiếng và tầm ảnh hưởng của ông tại Vatican cũng như giáo hội ở nhiều nước trên thế giới thì có thể mặc nhiên công nhận giá trị đó cũng tồn tại ở Việt Nam. Thế giới nói chung, người Công giáo Việt Nam có thể tự hào về Nguyễn Văn Thuận, từ hào về một người Việt "lần đầu tiên một người Việt Nam được bổ nhiệm làm Chủ Tịch Hội Ðồng Giáo Hoàng Công Lý và Hòa Bình, tương đương với chức vụ Tổng Trưởng trong Quốc Gia Vatican. Chưa hết, lần đầu tiên một người Việt Nam được Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II lựa chọn để giảng thuyết trong suốt một tuần lễ Tĩnh Tâm Mùa Chay Năm Thánh 2000 cho chính Ðức Thánh Cha và toàn thể nhân viên cao cấp thuộc Giáo Triều Vatican. Và cũng lần đầu tiên, chính con người sống ngoài Việt Nam ấy lại được vinh thăng Hồng Y, trong một thánh lễ đại trào vô cùng long trọng ngày 21 tháng 2, 2001 tại Quảng trường Thánh Phêrô, cái nôi của Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ" nhưng ai dám chắc đó là niềm vui chung của cả dân tộc Việt Nam?
Có một điều mà bất cứ ai quan tâm đến bây giờ đều biết là cho đến bây giờ quan hệ Việt Nam - Vatican cũng chỉ thiết lập ở một tầng mức nhất định thông qua chức danh "Đặc phái viên không thường trú" của Giáo hoàng, thay Ngài thực hiện các hoạt động tôn giáo trên đất nước Việt Nam giành cho người theo đạo Công giáo. Điều này cho thấy, dù đã rất cố gắng tin tưởng và thúc đẩy mối quan hệ song phương trong bối cảnh quốc tế đang diễn ra nhiều hoạt động đối ngoại tương tự; tuy nhiên lịch sử đang thực sự là một rào cản mà Nhà nước Việt Nam đã không ít lần đề nghị Toà Thánh vượt qua nhưng không thành. Hay nói cách khác, có thể xã hội đã đổi thay và cái cách con người hôm nay nhìn nhận về quá khứ cũng có phần thoáng và tích cực hơn nhưng lịch sử vốn có những giá trị riêng của nó, và nó cũng ít nhiều ảnh hưởng, chi phối tới đường hướng ngoại giao của một quốc gia. Trong quá khứ, sự du nhập của Đạo Công giáo gắn với bước tiến chân của những đoàn binh xâm lược với cảnh tượng tan hoang và ghê rợn mà trong khoảng 1 vài trăm năm người Việt chưa thể nào quên. Với những gì đã diễn ra người Việt hôm nay cần Toà thánh, cần một thể nhân có trách nhiệm đứng ra xin lỗi và đó là điều kiện cần thiết để bắt đầu một mối quan hệ đi xa hơn trong tương lai....Việc khước từ của Toà thánh và xúc tiến hoạt động phong thánh cho một loạt cá nhân từng là chức sắc, giáo dân, thậm chí những người có tước vị cao như Hồng Y Nguyễn Văn Thuận thành bậc Chân phước và hiển thánh trong chừng mực nào đó đã ảnh hưởng đến tình cảm sâu thẳm nhất của người Việt! Họ sẽ đối diện sao với cái quá khứ đau thương mà cha anh họ đã từng nếm trải? Cho nên, dù hai bên đều muốn nhưng sẽ là có tội với quá khứ, với lịch sử của dân tộc nếu thế hệ hôm nay chấp nhận một viển cảnh mới mà quên đi cái gì đã từng diễn ra trước đó?
Có thể vì niềm tin, đức ngưỡng vọng của Hồng y Nguyễn Văn Thuận Toà thánh có thể đơn phương phong Chân phước và hiển thánh cho ông này nhưng nó chắc chắn sẽ thiếu sự đồng thuận của Nhà nước Việt Nam cũng như đã từng diễn ra trong các kỳ hội đàm thiết lập quan hệ Ngoại giao cả hai bên. Nhưng chắc chắn niềm vui sẽ trọn vẹn và chính thức hơn khi những sự kiện lớn lao của giáo hội có sự chứng thực của Nhà nước./.
Phương Nam OP
tôi cho rằng vatican vẫn đang có ảo tưởng rằng công giáo của bọn họ là số một, là tất cả, vẫn cho rằng các tôn giáo khác là tà giáo dù ngoài mặt không thể hiện điều đó, vẫn cho rằng tất cả người dân trên thế giới đều phải là con chiên của chúa, đề phải nghe theo chúa. có điều họ nhầm rồi. họ không được cái quyền áp đặt giáo lý của họ lên người việt nam, lên nhà nước việt nam. tôi cho rằng bản thân vatican nên tự xem xét lại mình chứ đừng có ATSM như vậy nữa.
Trả lờiXóaXin Chúa tha thứ cho những người lọan ngôn vì sự kém hiểu biết về Chúa, cộng đồng công giáo luôn ghi nhớ lòng thương xót của Chúa, noi gương của tha thứ những lỗi lầm cho dù đó là kẻ thù, nếu cần hy sinh để chứng minh đức tin và bảo vệ đức tin của người Công Giáo thì chúng tôi cũng sẵn sàng, chúng tôi không hiếu chiến, tham vọng,... nhưng chúng tôi không hèn nhác, kiêu ngạo như luận ngôn của bạn White
XóaVatican không cho họ là số một , họ cho đường lối Chúa là số một. Chúa (Elohim) của họ là Chúa của người do thái, Chúa (Allah subhanahu wa ta'ala)của anh em Hồi Giáo, Chúa của anh em tin làm, Chúa (Yave) của người Giehova. Những người như White đáng bị treo cổ, đáng bị bêu đầu, bị ném đá vì sự ngu dốt !
XóaNhững bạn bè người Công giáo quanh tôi là những người luôn hiểu đạo, cư xử hòa đồng và rất đoàn kết. Tôi không biết những biểu hiện đó là bề nổi của họ hay còn có bề chìm nào khác? Nhưng tôi cảm thấy yêu họ hơn những người Công giáo ở Nghi Phương hay ở những chỗ bạo động khác.
Trả lờiXóaChắc toàn bộ những con chiên của Chúa tại VN chỉ sót lại Hồng Y Thuận đấy thôi. Của hiếm.
Trả lờiXóaSớm hay muộn gì cũng tới lượt mày thôi, Danh Nguyễn à
Xóahttp://news.zing.vn/Phien-quan-Hoi-giao-chat-dau-10-nguoi-post463615.html
Người theo Đạo hay không theo Đạo, cốt ở cái Tâm. Gia đình tôi sống ở trong môi trường Công giáo từ nhỏ (gia đình tôi bên Lương). Khi nào gia đình tôi có việc, họ không ngần ngại sấn vào làm giúp gia đình tôi. Họ là những người hàng xóm tốt của gia đình tôi. Đến ngày lễ, tết, các Cha xứ có quà cho con chiên Họ mình, và gia đình tôi cũng có quà. Nhiều lúc, quà chỉ là cặp bánh chưng nhưng điều đó càng làm gia đình tôi thêm phần đoàn kết, yêu và cảm ơn họ - những người Công giáo chân chính.
Trả lờiXóaTôi không thích người Công giáo. Từ trước tới nay vẫn thế! Đơn giản thế thôi! Vì tôi biết, Linh mục đáng nhẽ ra là không được lấy vợ, có con nhưng có quá nhiều Linh mục vẫn có con đầy dẫy ra đấy. Thật là Nhục!!!
Trả lờiXóaốp samsung note 7
Trả lờiXóa