Tôi xin nhắc lại, thế giới nói chung, đặc biệt là Phương Tây đang nhìn nước Nga như một thành lũy sắp sửa bị công phá bởi sự tiêu hao, khó khăn đến từ bên trong nhưng cái cách nói, cách đưa ra thông điệp từ lãnh đạo nước Nga thì có vẻ như họ đủ tư tin để đối đầu thêm một "kẻ thù" nữa trong trường hợp Ukraine quá dễ dãi trong việc để Phương Tây điểu khiển. Hay nói cách khác, nước Nga đang bằng nhiều cách khác nhau, họ đang thể hiện cái sức sống của chính mình trước những cơn bão tố và cuồng phong sắp sửa đến.
..................................................
Nền kinh tế Nga đang trong giai đoạn khó khăn khi Đồng Rúp và giá dầu thô (vốn được xem là thế mạnh và là nguồn cung cấp ngoại tệ chủ yếu thông qua các hoạt động giao dịch). Từ trong khó khăn nước Nga cũng đang liên tục chứng minh mình đã tính toán và chuẩn bị kỹ lưỡng, công phu như thế nào trong đảm bảo việc chọn cho mình một lối đi riêng an toàn cũng như dám đương đầu với những đại kình địch hàng đầu thế giới hiện nay: Mỹ.
Trong khi Phương Tây, nhất là Mỹ liên tục rêu rao rằng nền kinh tế Nga đang chạm đáy, nhất là sau các hệ quả từ chính sách cấm vận toàn diện, triệt để nhắm vào nền kinh tế Nga (Chủ yếu là xuất khẩu Dầu thô của Nga ra bên ngoài). Mọi điều càng trở nên quan ngại hơn khi Đồng Rúp liên tục rớt giá mà phía Chính phủ chỉ đưa ra những câu khẳng định hết sức sáo rộng. Và có vẻ như dưới cái cách tuyên truyền của Phương Tây, nước Nga không đủ 5 - 10 năm nữa cũng sẽ là đống đổ nát như mẫu hình Liên Xô và Đông Âu đã sụp đổ cách đây gần 25 năm. Tuy nhiên, cái cách nước Nga đối diện với những vấn nạn, những mối nguy hiện tại không quá ồn ào và cũng không quá quyết liệt như cái cách nước Mỹ từng đối diện với những khoản nợ công, cắt giảm chi tiêu của Chính phủ cách đây gần 1 năm. Báo chí nước ngoài nhận thấy sự bất thường và lao vào cuộc tìm kiếm câu trả lời xác đáng nhất thì được biết: "NƯỚC NGA KHÔNG CHỈ CÓ DẦU VỚI KHÍ", họ còn có những thế mạnh khác mà vì những lí do khách quan Dầu mỏ không còn giữ vị thế chủ đạo và điều đó đảm bảo cho họ một tương lai có thể xuay chuyển theo nhiều hướng thay vì bó buộc vào một lĩnh vực duy nhất.
Những con số biết nói từ thống kê của NHTW Nga năm 2013 cho thấy một bức tranh kinh tế sinh động và đa chiều: "Năm 2013 Nga xuất khẩu hàng hóa 523 tỷ USD và dịch vụ 70 tỷ USD. Tổng cộng là Nga xuất khẩu 593 tỷ năm 2013. Trong đó bán dầu thô 174 tỷ, sản phẩm dầu mỏ 109 tỷ, khí tự nhiên 67 tỷ, khí hóa lỏng 5 tỷ. Như vậy xuất khẩu sản phẩm hydrocarbon thô và chế phẩm của nó là 355 tỷ USD năm 2013. Nga cũng thu từ xuất khẩu 238 tỷ USD hàng hóa dịch vụ khác bên cạnh dầu khí.
238 tỷ không phải dầu mỏ này là nhiều hay là ít? Cũng tùy cách tính, nhưng nó là nhiều nhất kể từ thời Liên Xô đến nay. 70 tỷ từ dịch vụ, đó là vận tải, du lịch, dịch vụ tài chính, bảo hiểm, máy tính, công nghệ, giáo dục, xây dựng… Nói chung trong đó có 1 số có thể coi là xuất khẩu kỹ thuật cao, có một số công ty Nga hoàn toàn có thể cạnh tranh được với thế giới trong các lĩnh vực này".
Và như thế, năng lượng (trong đó khai thác Dầu mỏ) là một trong 25 lĩnh vực sinh lời tại Quốc gia có diện tích lãnh thổ lớn nhất thế giới này. Sự phát triển đa dạng ngành nghề, lĩnh vực kinh tế được cho là giải pháp mà Tổng thống Putin cố gắng hình thành sau khi lên nắm quyền Tổng thống Nga khi nước này dự báo được sự khó khăn từ chính sách bao vây, cô lập từ các nước thù địch.
***
Đi cùng với những chính sách kinh tế để ứng phó với những khó khăn kinh tế trước mắt, nước Nga cũng liên tục phát đi tiếng nói bảo vệ mình. Tôi cho rằng, về điểm này thì nước Nga rất đặc biệt: Họ dám nhìn thẳng và đối diện với khó khăn, dù đó là hoạt động chống phá, thù địch từ bên ngoài để từ đó tìm hướng giải quyết.
Thủ tướng Medvedev.
Trong quá khứ, trên các diễn đàn Quốc tế, Nga tham gia với tư cách là thành viên hoặc khách mời thì nước này đã nhiều lần làm điều tương tự. Lãnh đạo nước này (Tổng thống Puitin và Thủ tướng Medvedev) đã không ngần ngại chỉ trích các chiến dịch tuyên truyền của Phương Tây nhắm vào bộ máy nhà nước Nga và cho đó là hành động đê hèn của chính sách ngoại giao thiếu thân thiện. Nga cũng cáo buộc Mỹ và một số quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu (EU) sử dụng một số quốc gia láng giềng của nước Nga trong các hoạt động thù địch với nước Nga mà trong bối cảnh gần đây nhất là sự hiện diện của Chính phủ Ukraine thân Phương Tây.
Trong tuyên bố mới đây nhất, Thủ tướng Nga Medvedev cho rằng "các hành động không thân thiện của tổng thống Mỹ - Obama và tổng thống Ukraine - Poroshenko đã biến Ukraine sẽ thành kẻ thù tiềm năng của Nga. Hai nước Nga và Mỹ sẽ có nhiều thập kỷ quan hệ "thù địch" nhau". Có thể nhiều người sẽ cho rằng, đó là phản ứng ngoại giao đơn thuần của nước Nga (từ lãnh đạo nước này) sau các động thái "Tổng thống Obama ký thông qua đạo luật tự do cho Ukraine năm 2014 và quốc hội Ukraine có thể bỏ phiếu hủy bỏ một đạo luật quốc gia cấm Ukraine tham gia vào một liên minh quân sự" mà thực chất là thúc đẩy nhanh hơn tiến trình gia nhập NATO của Ukraine. Tuy nhiên, nếu nhìn ở bối cảnh nước Nga đang gặp khó khăn thì đó là một tuyên bố cứng rắn và có sức nặng nhất định. Tôi xin nhắc lại, thế giới nói chung, đặc biệt là Phương Tây đang nhìn nước Nga như một thành lũy sắp sửa bị công phá bởi sự tiêu hao, khó khăn đến từ bên trong nhưng cái cách nói, cách đưa ra thông điệp từ lãnh đạo nước Nga thì có vẻ như họ đủ tư tin để đối đầu thêm một "kẻ thù" nữa trong trường hợp Ukraine quá dễ dãi trong việc để Phương Tây điểu khiển. Hay nói cách khác, nước Nga đang bằng nhiều cách khác nhau, họ đang thể hiện cái sức sống của chính mình trước những cơn bão tố và cuồng phong sắp sửa đến./.
Phương Nam OP
Cuộc chiến giữa Nga với Châu Âu và Mỹ không chỉ ảnh hưởng đến các bên tham gia mà còn đang làm ảnh hưởng đến nhiều vấn đề, nhất là nền kinh tế, tài chính và năng lượng của thế giới, khi cuộc chiến này đang gay cấn thì làm cho giá dầu giảm mạnh , điều nữa, cuộc chiến này đang làm cho người dân ukraina đang sống trong khốn khổ
Trả lờiXóaNước Nga vì cuộc chiến này mà cũng đang rơi vào tình trạng rất khốn khổ, nền kinh tế đang chịu ảnh hưởng nặng nề, thêm nữa đó là những lệnh trừng phạt bằng cách cấm vận từ Mỹ và châu âu. Rồi bên phía Mỹ và CHâu âu cũng không khá hơn là mấy khi mà nguồn dầu khí của các nước này sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng
Trả lờiXóaCuộc chiến này đang ảnh hưởng không nhỏ đến Nga, đến Mỹ đến châu âu và cả thể giới nữa, chứng minh rõ ràng nhất đó là giá dầu khí của thế giới giảm mạnh giá vàng cũng theo đó giảm, nhưng tôi thấy khổ nhất là người dân ukraina khi đang bị 2 phía chèn lại khiến họ vô cùng khốn khổ và sống trong sợ hãi
Trả lờiXóaKhi Liên Xô sụp đổ nước Nga còn rơi vào tình trạng tồi tệ hơn bây giờ rất nhiều, nhưng họ vẫn đứng lên, vẫn phát triển được và chỉ sau một thời gian họ đã trở lại tuy không còn là một siêu cường kinh tế như trước nhưng cũng vẫn là một nền kinh tế lớn, có vai trò và vị trí quan trọng trong nền kinh tế thế giới. Vì thế mà tôi nghĩ rằng với tình hình hiện nay Nga sẽ có cách ứng phó thích hợp để sớm vượt qua những khó khăn này.
Trả lờiXóaNói chung là hiện nay nhân dân Nga vẫn đang rất tin tưởng vào chính phủ, ngài Putin. Chỉ cần như thế thôi, với khả năng của lãnh đạo nước Nga bây giờ tôi tin là có thể vượt qua được. Cuba nghèo nàn lạc hậu như thế bao nhiêu năm nay bị cấm vận mà Mỹ nào đã đạt được mục đích của mình.
Trả lờiXóacuộc chiến giữa nga với mỹ và các nước châu âu có vẻ như đang ngày một căng thẳng hơn. nga đang bị các nước phương tây cô lập, nhưng tôi tin rằng nga sẽ thành công vượt qua thời kỳ khó khăn này. tôi nhận định nga không phải thành phần dễ chọc ngoáy hay dắt mũi như mỹ và các nước châu âu tưởng đâu.
Trả lờiXóa