Theo thông tin được báo chí thế giới đồng loạt đưa tin: "Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua (17/12) tuyên bố nước này sẽ nối lại quan hệ ngoại giao với Cuba sau hơn 5 thập kỷ gián đoạn.
Theo tin từ Reuters, sau 18 tháng đàm phán bí mật do tòa thánh Vatican và Canada giữ vai trò trung gian, ông Obama và Chủ tịch Cuba Raul Castro ngày 16/12 đã nhất trí trao đổi tù nhân và mở đại sứ quán của nước này tại nước kia".
Là láng giềng của nhau từ hàng trăm năm nay, Mỹ - Cuba dường như chưa bao giờ có một mối quan hệ bang giao hòa hảo như nhiều quốc gia trên thế giới vẫn có. Sự khác biệt về lí tưởng, con đường xây dựng và cả hận thù từ quá khứ được cho là nguyên nhân chính dẫn đến sự lạnh nhạt và thậm chí là "đóng băng" trong mối quan hệ lâu nay. Những chính sách được cho là cứng rắn của Cuba khiến nước Mỹ dù muốn nối lại quan hệ những vẫn e dè mặc dù những cuộc chiến tranh giữa hai nước đã qua đi gần 05 thập kỷ.
Liên Hợp Quốc đã nhiều lần có ý thúc đẩy tiến trình ngoại giao vốn chưa được thiết lập này nhưng tổ chức luôn bị nghi ngờ là phái viên của Mỹ trong các cuộc đình đám có lợi cho Mỹ hơn là cho Cuba. Tổ chức này cũng chưa thực sự tìm ra một giải pháp dĩ hòa được cả hai trên cả phương diện hình ảnh và lợi ích.... Cho nên, sự bế tắc cứ kéo dài trước sự bất lực đó và đương nhiên, trong một bối cảnh Liên Hợp Quốc chịu bó tay thì vai trò của các quốc gia thân Mỹ muốn thực hiện điều đó chắc chắn cũng không hề dễ dàng gì.
Mọi chuyện đã được Giáo hoàng Francis giải quyết trên cương vị của một nhà Ngoại giao con thoi....
Xuất hiện tại Cuba với cương vị người đứng đầu Tòa thánh Vatican, Giáo hoàng Francis đã thông qua một bộ phận công dân Cuba theo đạo Thiên chúa để thuyết Chính phủ nước này "phóng thích Alan Gross, 65 tuổi, một người Mỹ đã bị Cuba giam giữ trong 5 năm. Ngoài ra, Cuba cũng phóng thích một điệp viên làm việc cho Mỹ đã bị nước này giam trong 20 năm. Đổi lại, Mỹ trả tự do cho 3 nhân viên tình báo Cuba mà Mỹ giam giữ".
Trên thực tế, dù đây là hoạt động trao trả theo kiểu "người đổi người đơn thuần", từng được nhiều quốc gia kình địch áp dụng; tuy nhiên, cần thấy rằng mối quan hệ CuBa và Mỹ đã đóng băng quá lâu; Mỹ cùng nhiều năm áp dụng chính sách cấm vận Cuba trong nhiều năm. Vì vậy, chướng ngại trong việc thiết lập này không đơn thuần là việc hai bên mở lòng ra mà còn phải giải quyết rạch ròi chuyện "hận thù" hình thành dai dẳng trong quá khứ. Việc "Vatican làm việc chặt chẽ với cả hai bên và tổ chức các cuộc gặp trực tiếp giữa quan chức cấp cao Mỹ và Cuba" đóng vai trò trong việc bình thường hóa quan hệ có phần nhanh chóng và không để xảy ra những cuộc cãi vả vô thưởng, vô phạt. Vatican cũng tổ chức các cuộc gặp hai bên tại Vatican và Canada.
****
Đến thời điểm hiện tại, Mỹ và Cuba vẫn chưa có một cuộc gặp chính thức và tất cả đang phụ thuộc vào thái độ ứng xử của từng quốc gia. Tuy nhiên, với những con số cho thấy người dân Mỹ và một số chính đảng lớn đã ủng hộ động thái của Tổng thống Obama; sự đồng thuận của Liên Hợp Quốc và những tiếng khen của Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro - một đồng minh thân cận của Cuba tại đây. Theo đó, bình thường hóa quan hệ với Mỹ sẽ là bước đi đầu tiên để cường quốc hàng đầu thế giới "kết thúc lệnh cấm vận thương mại áp dụng bấy lâu"; "Các hạn chế đi lại sẽ được nới lỏng, tạo điều kiện dễ dàng hơn cho người Mỹ tới thăm Cuba". Như thế, những diễn biến mới hiện tại trong quan hệ Mỹ - Cuba là tín hiệu vui cho mỗi nước nhưng đó thực sự là thành công của bản thân của Giáo hoàng Francis và cả Tòa thánh.
Và cũng từ đây, những mối bất hòa, mâu thuẫn song phương, đa phương đã có thêm một giải pháp, một chủ thể đủ sức, đủ uy tín và thậm chí hoàn toàn khách quan trong các chiến dịch hòa giải chính trị. Đây cũng được cho là cách dấn thân vào đời sống xã hội toàn cầu của một trong những tôn giáo lớn nhất thế giới này và hành động là một trong số các dấu ấn sâu sắc của người đứng đầu Tòa thánh sau khi Giáo hoàng Biển Đức XVI từ nhiệm trước thời hạn. Trước đó, trong chuyến công du Châu Á, vị Giáo hoàng này cũng đã mang đến thông điệp cho Châu lục mà Tòa thánh xác định là mục tiêu hướng đến trong thiên niên kỷ mới và các nỗ lực kêu gọi chấm dứt chiến tranh, tạo dựng hòa bình cho toàn cầu.
1. Hình ảnh người dân Cuba ăn mừng sau quyết định lịch sử với Mỹ.
Theo Wikipedia: Giáo hoàng Phanxicô (tiếng Latinh: Franciscus [franˈtʃiskus];; sinh 17 tháng 12 năm 1936; tên thật: Jorge Mario Bergoglio) làgiáo hoàng thứ 266 và là đương kim Giáo hoàng của Giáo hội Công giáo Rôma.
Sinh tại Buenos Aires, Argentina trong một gia đình có năm anh em di dân gốc Ý. Bergoglio bắt đầu học Thần học sau khi có bằng Thạc sĩ Hóa học của Đại học Buenos Aires. Ngày 11 tháng 3 1958, ông gia nhập Dòng Tên ở Argentina. Đến năm 1969, ông trở thành Linh mục và sau đó đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau trong Giáo hội. Từ năm 1998, ông trở thành Tổng Giám mục củaTổng giáo phận Buenos Aires. Đến năm 2001, Giáo hoàng Gioan Phaolô II phong ông làm hồng y.
Ngày 13 tháng 3 năm 2013, ông được bầu làm Giáo hoàng trong cuộc Mật nghị Hồng y sau khi Giáo hoàng Biển Đức XVI thoái vị trước đó vào ngày 28 tháng 2, thánh lễ Khai mạc sứ vụ Mục tử toàn thể Hội Thánh (lễ nhậm chức) được cử hành vào ngày 19 tháng 3, 2013, trùng vào lễ kính Thánh Giuse. Vì ông sinh tại Argentina nên ông là vị Giáo hoàng đầu tiên đến từ Mỹ Latinh, đồng thời cũng là vị Giáo hoàng đầu tiên không phải từ châu Âu kể từ hơn 1200 năm qua (tính từ Giáo hoàng Grêgôriô III); và là tu sĩDòng Tên đầu tiên làm người kế vị Thánh Phêrô. Tông hiệu của ông, Phanxicô, cũng là tông hiệu lần đầu tiên được một Giáo hoàng dùng và nó được lấy từ tên của thánh Phanxicô thành Assisi.
Với tư cách là cá nhân hay là chức sắc tôn giáo, Phanxicô được đánh giá là người khiêm nhường, quan tâm đến người nghèo, và sẵn sàng đối thoại với các nhóm cộng đồng có tư tưởng, xuất thân và niềm tin khác nhau. Sau khi đắc cử Giáo hoàng, ông thể hiện một tác phong giản dị hơn trong quá trình làm việc hàng ngày, chẳng hạn ông chọn nơi cư ngụ là Lưu xá Thánh Mátta (một nhà khách của Vatican) thay vì trong căn hộ dành riêng cho Giáo hoàng tại điện Tông Tòa; mặc áo lễ đơn giản hơn và từ chối mặc chiếc áo choàng sặc sỡ truyền thống dành cho Giáo hoàng sau khi đắc cử. Trong chuyến viếng thăm đầu tiên tới một xứ đạo, Phanxicô nói "đây là thông điệp mạnh mẽ nhất của Thiên Chúa: tình yêu." Mặc dù chỉ mới lên lãnh đạo Giáo hội Công giáo chưa lâu nhưng trong hai năm liên tiếp 2013 và 2014, ông được tạp chí danh giá Forbes xếp hạng ở vị trí thứ 4 trong số những nhân vật quyền lực nhất thế giới. Còn Tạp chí Time bình chọn ông là nhân vật của năm 2013.
Phương Nam OP
cái này đúng là rất tốt cho Cuba vì bấy nhiêu lâu nay Cuba luôn bị Mỹ chống phá, cấm vận nhiều mặt làm cho đất nước này không thể phát triển lên được, và việc Mỹ và Cuba quan hệ ngoại giao mềm dẻo hơn cũng cho thấy được thế giới đang có dần những chuyển biển
Trả lờiXóaCái này cũng dễ hiểu thôi, vì chống phá Cuba lúc này chẳng còn nhiều lợi ích cho Mỹ nữa mà Mỹ cần phải hợp tác với Cuba trên một số lĩnh vực, và điều này cũng cho thấy được một điều đó là thế giới bắt đầu chuyển dần sang hợp tác nhiều hơn là đối đầu nhau giữa tư bản và xã hội chủ nghĩa
Trả lờiXóaĐúng là đạo giáo có sức mạnh cũng không hề nhỏ trong xã hội hiện nay thật, nó cũng là một điều tốt cho giải quyết những vấn đề phức tạp trên thế giới hiện nay. vấn đề Cuba và Mỹ đặc biệt quan trọng hơn nữa khi mà từ trước đến giới Mỹ vẫn luôn chống phá Cuba, không để quốc gia đảo này phát triển
Trả lờiXóaád
Trả lờiXóaGiáo hoàng Francis làm thế này cũng rất đúng thôi, với cương vị là người đứng đầu của một tôn giáo hoạt động này của ông cho thấy mặt tích cực của tôn giáo, nhưng vấn đề cần quan tâm ở đây đó là từ trước đến giới Mỹ đã kìm hãm sự phát triển của Cuba, điều này cho thấy âm mưu rất lớn của Mỹ
Trả lờiXóaCái này thì nên có từ lâu mới phải chứ, Mỹ đã thể hiện mình là một nước lớn và chèn ép cấm vận Cuba khiến quốc đảo này khó phát triển lên được, và việc Cuba bắt gián điệp của Mỹ là đúng nước nào cũng có những điều luật để bảo vệ chế độ chứ, Mỹ cũng thế thôi
Trả lờiXóaTrải qua mấy chục năm cấm vận nhưng Cuba vẫn phát triển và có những dịch vụ phúc lợi xã hội. Thế giới ngày nay không phải chỗ có chân của đối đầu mà là hợp tác. Hợp tác ở đây nên hiểu vì mục tiêu quốc gia, vì lợi ích quốc gia và hòa hảo thế giới. Mong trong tương lai người bạn Cuba sẽ có những bước phát triển mạnh hơn nữa.
Trả lờiXóaĐây là cột mốc đánh dấu sự thay đổi và phát triển của đất nước Cuba. Trải qua bao khó khăn vì cấm vận, Cuba đang đứng trước ngưỡng của của sự phát triển mạnh mẽ. Tuy vậy, Cuba cũng sẽ gặp những khó khăn không nhỏ khi hòa nhập lại với thế giới sau cấm vận. Chính phủ và nhân dân Cuba cần đủ tỉnh táo. Trên thế giới này, không có bữa ăn nào là miễn phí cả. Đặc biệt là từ người hàng xóm lắm chiêu như Mỹ
Trả lờiXóa