Tôi đã tưởng rằng, thế giới Phương Tây đang có những thứ biến đổi theo hướng tích cực mà nhiều quốc gia từng tồn tại quá lâu hoặc hiện vẫn duy trì chế độ Phong kiến hay một phần của chế độ này khó có thể có được. Điều thuyết phục và hình thành suy nghĩ nói trên chủ yếu được hình thành qua việc người Đức chấp nhận bà Angela Merkel - người đàn bà sinh trưởng tại Đông Đức (thời kỳ còn có bức tưởng Berlin phân giới của Đông và Tây Đức) lên làm Thủ tướng và chuyện nước Mỹ - nơi được xem là "Dân chủ đầu đàn" chấp nhận ông Obama - một người da màu, lớn lên tại một quốc gia Châu Á lên làm Tổng thống Mỹ - nơi người da trắng được cho là thiểu số và giữ những cái địa vị mang tính tuyệt đối....

Nếu chỉ nhìn vào hai thực tế đó thì xem ra nước Đức là điển hình cho cái gọi là "Quyền của người phụ nữ" trong thời đại mới, những thành công của bà Angela Merkel đã tôn vinh, khẳng định được hình ảnh, tầm vóc cũng như tài năng của người phụ nữ.... Và thế giới cũng chỉ cần nhìn vào nước Đức để tìm ra điều nên làm đối với nước mình nếu có mong muốn nâng tầm người phụ nữ. Tương tự như thế, nước Mỹ nơi được xem là nơi hội tụ đầy đủ, sinh động nhất điều kiện để hình thành nạn phân biệt chủng tộc đã xóa đi cái nghi ngại, vết nhơ khó rửa khi chấp thuận cho ông Obama chính thức đăng quang làm Tổng thống của mình; và những gì đã từng xuất hiện dưới bức tượng 'Nữ thần tự do" giờ chỉ là quá khứ và quốc gia nào đang tồn tại vấn nạn đó chỉ việc học tập nước Mỹ.
****
Sự kiện ông Obama đăng quang làm Tổng thống có thể xem là dấu mốc quan trọng trong tiến trình phát triển của Mỹ - một quốc gia được hình thành từ chế độ chiếm hữu nô lệ có thể xem là khốc liệt nhất thế giới. Tuy nhiên, nó không còn là niềm vui của mỗi ông Obama và gia đình của ông; những người da màu tại Mỹ đã hi vọng vào chính ông Obama trên cương vị người đứng đầu Chính phủ sẽ thúc đẩy sự công bằng của cư dân da màu tại đây, chấm dứt một thời kỳ dài họ sống trong ngược đãi, bất công và bạo lực hoành hành do chính người da trắng (chiếm đa số) tại đây gây nên. Mong muốn đó chắc chắn người đứng đầu Nhà Trắng cũng đã tiếp nhận sau những cuộc tiếp xúc người dân hoặc qua Thỉnh nguyện thư mà số người này đã gửi đến Tổng thống? Và tất thảy đang chờ động thái chính thức đến từ ông này dành cho những người cùng màu da, sắc tộc? Họ cũng băn khoăn ông Obama sẽ dung hòa như thế nào giữa một bên là cái quyền lợi chính ông phải phục vụ - Nhà nước Mỹ và một bên là những người cùng gốc gác đang đặt quá nhiều niềm tin vào ông! Dư luận tiến bộ tại Mỹ cũng đang chờ cái tài thao lược của vị Luật sư tài năng này trên cương vị mới để kết luận Obama trung thành bao nhiêu % với những người da trắng - khi ông được đa số người này chọn lựa và liệu ông có phải là tội đồ với những người da màu?
Và thực tế là gì? Các học giả, dư luận tiến bộ Mỹ đánh giá: Nền dân chủ và những thành tựu về chống, nỗ lực giảm thiểu nạn phân biệt chủng tộc tại Mỹ chỉ có bước tiến về mặt hình thức và không thực chất!
Trên cương vị Tổng thống, thành công và cũng có thể xem là thành tựu của ông này với người da màu là việc điều chỉnh thông thoáng nhất có thể trong chính sách nhập cư - chủ yếu hướng đến người da màu đến từ Châu Phi, gốc Phi. Ông này cũng nhiều lần lên tiếng bảo vệ chính sách nhập cư. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu theo sát các chính sách đối nội dưới thời ông Obama thì "Chính sách nhập cư của ông Obama đang được xem là giải pháp “cứu vớt” cho Đảng Dân chủ sau thất bại bầu cử giữa kỳ vừa qua". Nghĩa là, việc Chính phủ Mỹ hiện tại quan tâm và có phần ưu ái hơn đối với người da màu, người nhập cư vào Mỹ không bởi ông Obama "thực tâm" giành sự thuận lợi cho đối tượng có phần yếm thế này mà đơn giản đó cũng chỉ là con bài chính trị hòng cứu vớt cái nguy cơ bết bát và để lại di sản đổ nát cuối nhiệm kỳ của ông này. Cho nên, sự kiện hôm 22/11, khi Tổng thống Mỹ Obama đăng đàn bảo vệ về chính sách nhập cư của mìnhkhi cho rằng: "Dự luật này sẽ bảo đảm biên giới của chúng ta, trong khi cho người nhập cư không có giấy tờ. Để cho họ một con đường sống, có thể đóng thuế, trả các khoản tiền phạt và bước ra khỏi bóng tối. Những chuyên gia độc lập đều nói rằng, những người này sẽ đóng góp cho sự tăng trưởng của nước Mỹ và giúp chúng ta giảm thâm hụt ngân sách” thì đó cũng chỉ là trò mỵ dân của một nước lớn với con dân của chính họ. Sự việc đến với công dân Da màu bị Cảnh sát da trắng người Mỹ đánh chết (khi Cảnh sát da trắng người Mỹ được trắng án tại một phiên tòa) càng cho thấy sở dĩ người Mỹ chấp thuận Obama làm Tổng thống Mỹ đơn giản vì họ nhìn thấy Obama sẽ không đứng về người da màu như số người này vẫn tưởng và địa vị của người da trắng vẫn là bất khả xâm phạm. Hơn thế nữa, tiếng nói của Obama trong các dự thảo luật không phải là cuối cùng, Chính phủ chỉ có thể trình dự thảo, hai Viện (Thượng - Hạ) mới là chủ thể quyết định cuối cùng trong các chính sách đó? Vì thế, Obama có quyền đổ lỗi nếu Dự thảo luật Nhập cư kia không được thông qua cho khách quan, nó không liên quan nỗ lực của bản thân.

Người ta đã chế giễu Obama như sau: "Liệu ông ta có bảo vệ 13 triệu người nhập cư chủ yếu là người gốc phi của ông không? nếu hạ viện Mỹ không thông qua luật nhập cư mới ông Obama có dám cải lại bọn da trắng và... Do Thái không?
Thậm chí ông dám công khai bảo vệ chính nghĩa trước cái chết của hàng ngàn người dân Palestine trước sự giết chóc của đám Do Thái không? trong khi cả thế giới (kể cả EU) đều ủng hộ nhân dân Palestine. Ông dám bảo vệ người dân Cu-Ba trước sự bao vây cấp vận của bọn Da Trắng và Do Thái không? trong khi cả thế giới (kể cả EU) đều ủng hộ nhân dân Cu Ba". Để rồi kết thúc câu chuyện đăt ra một hoài nghi: "Hay ông cũng chỉ là thứ "bù nhìn tay sai cho bọn da trắng và Do Thái mà thôi" như lời của một tộc trưởng người da đỏ". Và có thể với ai đó, đó đang còn là hoài nghi nhưng với tôi đó thực sự là một câu khẳng định hết sức đanh thép cho những gì đã qua. Đừng ai hi vọng rằng, cuộc đời mình sẽ biến đổi hoàn toàn chỉ với một dấu hiệu có phần đơn chiết và lẻ loi như cái cách người Da màu đặt niềm tin vào Tổng thống Obama./.
Phương Nam OP
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaTừ khi thành lập tới nay nước Mỹ đã đón biết bao nhiêu người nhập cư. Đó cũng là nguồn nhân lực dồi dào cho Mỹ, đặc biệt nhất là lao động khoa học kỹ thuật. Có thể nói người nhập cư 1 phần cũng tạo nên sự phát triển của Mỹ.
Trả lờiXóanhững người da màu ở Mỹ tưởng rằng sau khi Obama lên nắm chính quyền có thể thực hiện được những chính sách có thể khẳng định được mục tiêu của mình trên con đường đi lên giành được vị thế quan trọng cũng như giải quyết căn bản vấn đề dân chủ nhân quyền nhưng điều đó là quá khó khi chế độ của Mỹ là đa đảng cũng như người dân nơi đây chỉ có quý đồng tiền mà thôi.
Xóanói chung việc làm của obama là đáng ghi nhận tuy nhiên điều đó cũng khó có thể giải quyết được triệt để được vấn đề nạn phân biệt chủng tộc đã trở thành vấn đề có tính chất lâu dài của quốc gia này. Dù đó có thể là những chính sách có tầm quan trọng lớn có thể khẳng định được bản lĩnh của ông, có thể nói rằng việc làm đó cũng chỉ là khởi nguyên của những vấn đề có tính chất xã hội thôi mà.
Trả lờiXóacũng thật đáng thương cho Obama có thực hiện thêm được nhiều điều quý giá nhưng cũng không thể xóa bỏ được cái gốc của những rào cản ngăn cách giữa những người khác màu đâu nhé. Có thể nói đó là những vấn đề có tính chất quan trọng ngăn cản việc làm đó của những con người thực hiện những việc làm tiêu cực đó thôi.
Trả lờiXóanhững cố gắng của Obama là rất đáng ghi nhận nhưng từng đó thì có thể làm được cái gì chứ vì việc làm đó có thể khẳng định được cái gì trong cái chế độ có sự phân biệt màu da quá là lớn như thế chứ. Việc làm có thể nói là rất ý nghĩa nhưng không có nghĩa lý gì trong cái xã hội chỉ có đồng tiền là tối thượng chứ.
Trả lờiXóacũng có thể nói có rất nhiều người đã từng mơ có cái xã hội tốt đẹp từ việc Obama được lên năm chính quyền của Mỹ nhưng điều đó có thể khẳng định được cái gì chứ. Tuy nhiên đó đang còn là hoài nghi nhưng với tôi đó thực sự là một câu khẳng định hết sức đanh thép cho những gì đã qua, có thể chúng cũng có thể nằm trong tầm tay của ông nhưng cũng khó có thể khẳng định được cái điều gì đâu.
Trả lờiXóatôi thấy obama đáng được khen ngợi khi đã có những chính sách thích hợp ủng hộ người da màu, nhưng xin được nói thẳng, chừng ấy chưa đủ để xóa hết nạn phân biệt chủng tộc vẫn đang tồn tại trong lòng xã hội mỹ. cho dù ông có là tổng thống đi chăng nữa thì nhiều người da trắng mỹ vẫn đang kỳ thị những người da màu giống như ông thôi. nói thật, mình ông chẳng thể làm được trong hệ thống chính trị tam quyền phân lập đó cả. ông không phải là người cuối cùng quyết định. vậy nên nếu ông vẫn còn muốn tiếp tục giúp đỡ người da màu giống ông thì tôi e điều đó sẽ hơi khó, bởi vì ngoài chính phủ ông còn phải đấu tranh với cả thượng viện và hạ viện, nơi tập trung phần lớn là người da trắng để mang lại quyền lợi cho người da màu kia. nếu ông không đủ vững vàng và kiên định, ông sẽ chỉ là tên bù nhìn cho đám kia đứng sau sai bảo mà thôi.
Trả lờiXóa