THÔNG TIN

Bài viết
Bình luận

ONLINE

Free Global Counter

TRUY CẬP

ALEXA

27 tháng 1 2015

CHÍNH TRƯỜNG THÁI LAN VÀ NHỮNG CÂU CHUYỆN ĐÁNG SUY NGHĨ

by An Chiến  |  at  27.1.15

Có lẽ gia tộc Shinawatra chưa bao giờ trụ quá lâu tại chính trường Thái Lan mặc dù họ đã góp hai thành viên trên cương vị người đứng đầu Chính phủ nước này. Trong quá khứ, cựu Thủ tướng Thaksin đã từng bị lật đổ và liên tục đối diện với những cáo buộc từ Tòa án Hiến pháp Thái Lan được cho là vì những sai lầm, chính sách trong giai đoạn cầm quyền; đây cũng được cho là nguyên nhân hàng đầu khiến ông Thaksin chấp nhận cuộc sống lưu vong tại nhiều quốc gia khác nhau. Và những tưởng rằng, sự thất bại của ông Thaksin trên cương vị Thủ tướng sẽ là dấu chấm hết cho sự nghiệp Chính trị của gia tộc Shinawatra tại quốc gia xuất khẩu lúa gạo hàng đầu thế giới này; sự xuất hiện của bà Yingluck Shinawatra trên cương vị là ứng viên tranh cử của Đảng Pheu Thái đảng đối lập trong Quốc hội Thái Lan và vốn vẫn có quan hệ mật thiết với ông Thaksin và sự thắng lợi vang dội của Chính đảng này và bà Yingluck Shinawatra khiến nhiều người bắt đầu thay đổi suy nghĩ: Họ nhìn thấy những triển vọng mà gia tộc Shinawatra có thể bắt đầu lại ở Thái Lan và cũng không ngoại trừ các tư tưởng của cựu Thủ tướng Thaksin chưa thực hiện trong nhiệm kỳ của mình sẽ được tái hiện lại ở nhiệm kỳ của em gái ông! Và nếu điều này xảy ra thì cùng lúc bà Yingluck phải giải quyết cùng lúc hai nhiệm vụ mà dự báo trước là không hề nhẹ nhàng chút nào: Khẳng định mình và làm cho người dân Thái Lan, các chính đảng đối lập thừa nhận người anh trai của mình - ông Thaksin. 

Việc thất bại sau gần 4 năm cầm quyền trên cương vị Thủ tướng Thái Lan là một minh chứng, nó đã quá sức người phụ nữ xinh đẹp này; không phải người phụ nữ nào trên cương vị nhà lãnh đạo đất nước đều có thể tạo ra những sự khác biệt và địa vị chính trị ổn định như bà Thủ tướng Đức Angela Merkel. Và thật đáng buồn hơn khi sự kết thúc đó không hề êm ả tí nào, rời cương vị Thủ tướng, không quá lâu sau đó bà Yingluck đã phải dối diện với một cuộc luận tội của cơ quan luật pháp cao nhất tại nước này được thành lập sau đảo chính của Quân đội. Kết quả: "Bà cựu thủ tướng xinh đẹp này đã bị khởi tố hình sự và có thể phải đối mặt với mức án 10 năm tù trong vụ "trợ giá gạo" của mình". 

Liệu rằng, phán quyết này có thực sự khách quan không khi Chính quyền đương nhiệm đối xử với một cựu Thủ tướng từng đem lại sự ổn định tương đối dài cho Chính trường Thái Lan? hay chăng lí do gia tộc mới là nguyên nhân chính khiến bà Yingluck liên tiếp đối diện với những khó khăn về mặt pháp lý? 

Từ một góc nhìn khác, một số nhà phân tích quốc tế đã lí giải điều này, xin được diễn lại để những ai quan tâm cùng tham khảo: Trên thế giới mô hình đa đảng phái tham gia chính trường là chuyện diễn ra ở nhiều nước và cho đến nay sự ổn định của các nước này đều gắn với việc sự đối lập về mặt đảng phái đó diễn ra trong tương đối; nghĩa là về mặt hình thức thì đó là các chính đảng đối lập nhau, họ sẵn sàng lên án và hạ bệ nhau trong các kỳ tranh cử vào cương vị cao nhất Nhà nước cũng như các cơ quan dân cử (Thượng viện - Hạ viện hay Quốc hội). Mọi chuyện sẽ chấm hết khi những cuộc bầu bán đó kết thúc và các chính đảng thua cuộc sẽ có bổn phận phụng sự chính đảng thắng cuộc để chèo lái con thuyền đất nước. Họ cũng sẽ có các hành động tranh đấu nhưng vấn đề xương sống và các vấn đề cốt lõi vẫn được giữ vững và nghiêm nhiên bất khả xâm phạm. Đồng thời quyền lực, quyền phủ quyết của thành viên đảng cầm quyền vẫn có một vai trò đặc biệt quan trọng để hướng lái và giữ vững sự ổn định trong suốt nhiệm kỳ. 

Ở Thái Lan, mô hình đa đảng vẫn như thế; tuy nhiên, sự đối lập, thậm chí có thể xem là đối kháng diễn ra quyết liệt hơn; phe quân sự có tiếng nói và vai trò trong giải quyết các tranh chấp xung đột và phe phái đó. Và như vậy thì vai trò của phe quân sự như thể chính họ là trọng tài cho những cuộc chơi của nhiều bên và lẽ ra mọi chuyện sẽ đứng vững trong cái quy đạo được thiết lập bởi hệ thống phòng tuyến do phe quân sự tạo nên; tuy nhiên, cái đáng nói là phe quân sự chưa bao giờ chịu đóng đinh vai trò của mình trong một địa vị như thế mà lớn hơn họ muốn lãnh đạo đất nước; đó cũng là căn nguyên khiến cuộc đảo chính quân sự vừa qua diễn ra và sự ra đi của bà Yingluck. 

Qua sự so sánh và nhìn nhận hai hình thức khác nhau của cơ chế đa đảng, dễ thấy rằng dù là mị dân hay công khai bản chất đối địch thì nó sẽ ít nhiều đe dọa đến sự ổn định và phát triển của đất nước và nhỏ hơn là sự ổn định của các chính sách ngắn hạn. Liệu đất nước Thái Lan có thực hiện được chính sách phát triển dài hơi hơn không khi ở chính họ chuyện biểu tình phản đối ông này, ông kia là điều thấy thường xuyên. Và trong một chừng mực nhất định thì nó có vử phụ thuộc vào ý chí lãnh đạo đảng phái hơn là nguyện vọng của người dân. Với đà này thì chính trường Thái Lan chưa thể gọi là ổn định sau cuộc chính biến vừa qua, sự trỗi dậy vẫn âm ỉ và không biết nó sẽ bùng phát khi nào! 
Phương Nam OP

9 nhận xét:

  1. Ta thấy chính trị Thái Lan là chuỗi những tháng ngày bất ổn, khi mà đảo chính xảy ra như cơm bữa và hàng ngày. Người dân Thái Lan có nên c=cho mình những thái đội và lập trường chính trị vững chắc hơn

    Trả lờiXóa
  2. Thực sự không khách quan khi chính quyền đương nhiệm đối xử với một cựu Thủ tướng từng đem lại sự ổn định tương đối dài cho Chính trường Thái Lan

    Trả lờiXóa
  3. Chính trường Thái Lan ngày càng bất ổn do các đảng phái chỉ phục vụ nhu cầu và mưu đồ của bản thân chứ không vì lợi ích chung của đất nước và người dân

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đây cũng chính là lý do không nên có một chế độ đa đảng. Nếu tất cả chỉ là đấu tranh cái xấu, phục vụ người dân thì tốt còn ngược lại sẽ làm đất nước bất ổn

      Xóa
    2. Đa đảng có rất nhiều hạn chế. Nếu những người đứng đầu có tư tưởng cho bản thân như những chính khách Thái Lan thì nó sẽ ít nhiều đe dọa đến sự ổn định và phát triển của đất nước

      Xóa
  4. Thái Lan sẽ không thoát khỏi sự bất ổn nếu mỗi cá nhân chỉ biết nghĩ cho mình. Quyền hạn hoàn toàn nằm trong tay quân đội dẫn đến việc không có thực quyền của các vị lãnh đạonhà nước. Đó chính là điều khiến Thái Lan luôn bất ổn

    Trả lờiXóa
  5. Những cuộc đảo chính của quốc gia Đông Nam Á này là điều không mới không mấy ngạc nhiên với nhiều người vì nó xảy ra như cơm bữa ở đất nước này. Và một lần nữa người ta cần nhìn nhận lại tính ưu việt của cái gọi là chế độ đa đảng ưu việt. Tất nhiên đảo chính không hẳn vì lựa chọn đa đảng như đó là một nhân tố quyết định dẫn tới việc trên. Do đó, những gì phù hợp hãy chọn không phải áp dụng bừa để nước ta như thế làm ăn sao được!

    Trả lờiXóa
  6. Thực chất 2 cuộc đảo chính gần đây là do sự lo sợ bị mất quyền lực và lợi ích của phe bảo hoàng. Chỉ 1 tầng lớp mà ảnh hưởng đến cả 1 quốc gia..thật ích kỉ
    có sự bất công đối với các phán quyết cho Thủ tướng Yingluck Shinawatra

    Trả lờiXóa
  7. Đó là hạn chế của chế độ đa đảng. Việc bảo vệ quyền lợi của đảng phái mình là trên hết không có quyền lợi chung mục đích chung. Khi quyền lợi ích mâu thuẫn gay gắt dẫn tới đảo chính lật đổ chính quyền là điều dễ hiểu ở các quốc gia này.

    Trả lờiXóa

Proudly Powered by Blogger.