THÔNG TIN

Bài viết
Bình luận

ONLINE

Free Global Counter

TRUY CẬP

ALEXA

21 tháng 1 2015

CHUYẾN THĂM CỦA BỘ TRƯỞNG TRUYỀN GIÁO TÒA THÁNH VATICAN THĂM VIỆT NAM: DẤU MỐC MỚI TRONG QUAN HỆ VIỆT NAM - VATICAN

by An Chiến  |  at  21.1.15

Chuyện Tòa thánh Vatican xem Châu Á nói chung, Đông Nam Á là điểm đến mới trong chiến lược phát triển Đức tin đạo Thiên chúa không còn quá xa lạ với những ai quan tâm đến tôn giáo này. Chuyến thăm Hàn Quốc vào giữa năm 2014 và gần đây nhất (đầu năm 2015) giáo hoàng Francis đã có một chuyến đi tương tự đáng nhớ tại đất nước của những cơn bão khủng khiếp - Philipin. Và câu chuyện dù là bất giác hay thường trực mà không chỉ tín đồ đạo thiên chúa, nhiều người dân không theo đạo không khỏi hoài nghi: Tại sao Giáo hoàng lại không thăm Việt Nam mà chỉ gửi Điện thư tới Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thay vì có một chuyến thăm chính thức kết hợp trong lần tới Philippin gần đây nhất! Phải chăng người đứng đầu Nhà nước thế quyền Roma chưa sẵn sàng cho một mối quan hệ lâu dài với Việt Nam hay những trở ngại về mặt ngoại giao đang gián tiếp ảnh hưởng tới niềm mơ ước của nhiều triệu người Công giáo Việt Nam! 

Theo lẽ thường, là tổ chức cao nhất của giáo hội Công giáo hoàn vũ, Tòa thánh Vatican không chỉ đóng vai trò là cơ quan Trung ương tối cao, có vai trò chi phối hoạt động, đường hướng của các giáo miền, giáo phận; người đứng đầu của Tòa thánh cũng đồng thời là Nguyên thủ được nhiều quốc gia trên thế giới thừa nhận. Theo đó, mọi chuyến thăm chính thức, các hoạt động giao lưu quốc tế sẽ được mộ Bộ trực thuộc Tòa thánh đảm nhiệm; bằng nhiều hình thức liên lạc, liên kết khác nhau, Bộ này sẽ là cầu nối để nhận hoặc gửi đi lời đề nghị thăm gặp của Giáo hoàng! Và một trong các trở ngại khiến chuyến thăm Việt Nam của Giáo Hoàng chưa thể diễn ra xuất phát từ việc quan hệ Việt Nam - Vatican mới dừng lại ở quy chế 'Đặc phái viên không thường trú (Tòa thánh đã cử Tổng Giám mục L. Girelli đảm nhiệm cương vị này). Tính đến nay, Bộ Ngoại giao Việt Nam và Đoàn do Tổng Giám mục L. Girelli đã diễn ra 05 năm lần đàm phán nhưng vẫn chưa đi đến việc thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức hay dừng lại ở việc nâng quy chế Đặc phái viên không Thường trú lên Thường trú. 

Để dọn đường cho những điều tích cực hơn sắp tới, mới đây nhất Giáo hoàng Francis đã có quyết định thăng Hồng y đối với Tổng Giám mục Giáo tỉnh Hà Nội Nguyễn Văn Nhơn. Hành động này nhanh chóng được báo chí quốc tế xem đó như một sự thiện chí mà Tòa thánh gửi đến Chính phủ Việt Nam thay vì nhận thức đó là một đặc ân mà Giáo hoàng ban xuống cho bản thân Tổng Giám mục Nguyễn Văn Nhơn và tín đồ đạo Công giáo Việt Nam. Và nên chăng, điều chúng ta nên hi vọng là trên cương vị mới Hồng y Nguyễn Văn Nhơn sẽ đóng vai trò là cầu nối để Nhà nước Việt Nam và Tòa thánh hiểu và có nhiều sự đồng thuận hơn nữa! 
.................................................................
Những ai theo dõi chắc cũng đã biết, ở thời điểm hiện tại, một chức sắc cấp cao của Tòa thánh Vatican đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam - Hồng y Fernando Filoni, Bộ trưởng Truyền giáo Tòa thánh Vatican. Trong khuôn khổ chuyến thăm Hồng y Fernando Filoni đã có cuộc làm việc với thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Phản ánh về cuộc gặp quan trọng này, Website chính thức của Chính phủ (Chinhphu.vn) cho hay (Xin được lọc một số nội dung chính): 
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Hồng y Fernando Filoni, Bộ trưởng Truyền giáo Tòa thánh Vatican đang có chuyến thăm và hoạt động mục vụ tại Việt Nam.

"Chiều 20/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Hồng y Fernando Filoni, Bộ trưởng Truyền giáo Tòa thánh Vatican đang có chuyến thăm và hoạt động mục vụ tại Việt Nam.
.............................
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định trong những thành tựu chung của đất nước vừa qua có sự đóng góp của đồng bào Công giáo; đồng thời bày tỏ sự ghi nhận và đánh giá cao những hoạt động tích cực của Công giáo Việt Nam đã vì lợi ích chung, vì sự phát triển của đất nước, thực hiện trách nhiệm “người giáo dân tốt là một người công dân tốt”, ngày càng gắn bó, đồng hành cùng dân tộc.

Thủ tướng khẳng định Chính phủ Việt Nam trước sau như một thực hiện theo đúng Hiến pháp và pháp luật của một quốc gia độc lập, tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Tất cả các tôn giáo ở Việt Nam đều được tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động; khuyến khích đồng bào các tôn giáo luôn yên tâm sống đạo và giữ đạo hài hòa trong lòng dân tộc.

Về quan hệ Việt Nam-Vatican, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng đó là mối quan hệ có lịch sử lâu dài, không ít thăng trầm, song chưa lúc nào tốt như thời điểm hiện nay và triển vọng phía trước là hết sức tốt đẹp. Thời gian qua quan hệ giữa hai bên đã có tiến triển tích cực. Hai bên đã duy trì đàm phán hằng năm, thường xuyên trao đổi, tiếp xúc, đối thoại, đặc biệt kết quả qua những cuộc tiếp xúc cấp cao gần đây đã mở ra triển vọng đưa quan hệ giữa Việt Nam và Vatican tiến về phía trước và lên tầm cao mới. Với tinh thần đó, Thủ tướng đề nghị hai bên tiếp tục đối thoại trên tinh thần chân thành, hiểu biết, tin cậy, trao đổi thẳng thắn, tôn trọng lẫn nhau và tôn trọng sự khác biệt. Thủ tướng cho rằng sự tiến triển của quan hệ hai bên không chỉ là sự khẳng định của mối quan hệ Việt Nam-Vatican mà còn là vì 7 triệu đồng bào Công giáo Việt Nam.
.....................................................
Khẳng định việc Vatican sẽ thể hiện sự chân thành và tôn trọng Việt Nam với mong muốn quan hệ giữa hai bên ngày càng tốt đẹp và giấc mơ hai bên thiết lập quan hệ ngoại giao sẽ thành hiện thực. Hồng y khẳng định việc Giáo hoàng phong tước phẩm Hồng y cho Tổng Giám mục Tổng giáo phận Hà Nội Nguyễn Văn Nhơn là thể hiện sự tôn trọng và đánh giá cao của Tòa thánh đối với đất nước và con người Việt Nam; đồng thời cho rằng những cuộc gặp của các lãnh đạo Việt Nam với Giáo hoàng thời gian qua là những chỉ dấu cho quan hệ ngày càng tốt đẹp giữa hai bên.

Hi vọng, cuộc gặp của Hồng y Fernando Filoni, Bộ trưởng Truyền giáo Tòa thánh Vatican với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ là dấu mốc mới trong quan hệ Việt Nam - Vatican./.
Phương Nam OP

0 nhận xét:

Proudly Powered by Blogger.