Việc nhiều người không đồng tình với chủ trương và bây giờ đã trở thành hiện thực: Thành lập Viện Khổng tử tại Việt Nam đã ngày càng trở nên đông đảo hơn. Riêng bản thân tôi lại cho rằng, việc thành lập Viện Khổng tử hay không, không quá quan trọng và đề cao đến như thế, bởi chẳng qua đó chỉ là một trong các biểu cho thấy người Trung Quốc và các giá trị Trung Quốc đang có mặt tại Việt Nam. Và do không gian địa lý gần gũi cùng với những quan hệ được hình thành theo thời gian lịch sử cho nên việc xuất hiện đó càng trở nên phổ biến, thể hiện dưới nhiều hình thức. Đặc biệt, trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp Trung Quốc thay vì tìm điểm đến là các quốc gia Châu Phi, Mỹ xa xôi và nhiều rủi ro thì họ chọn Việt Nam là một điểm đến an toàn và giàu tiềm năng; sự xuất hiện của các doanh nghiệp, doanh nhân đương nhiên sẽ kéo theo các công dân của Quốc gia đông dân nhất hành tinh này có mặt tại đây.
Việc phân tích mối nguy hại về sự có mặt của Viện Khổng Tử tại Đại học Hà Nội vừa qua vì thế mang nhiều ý nghĩa cảnh báo hơn là đi tới mục tiêu dẹp bỏ thay vì cho để tồn tại. Với riêng giá trị cảnh báo trước những mối nguy hại đến từ TQ thì chắc sẽ quá thừa đối với từng người Việt; và với riêng vụ giàn khoan HD981 thì sự nhắc nhở ấy đã ăn sâu tận tâm can và khối óc.
Điều tôi quan tâm nhất lúc này là những câu chuyện bên lề, những nhân tố liên quan. "Chơi" với Trung Quốc đồng nghĩa với đối diện với những thử thách cao độ mà nếu thiếu sự cảnh giác và sáng suốt thì chuyện rơi vào "tròng" do "bạn" bày ra chỉ còn là câu chuyện của thời gian. Còn nhớ cách đây không lâu, sự xuất hiện của người Trung Quốc tại nhiều khu công nghiệp lớn như Vũng Áng hay Quảng Nam, Đà Nẵng đã kéo theo một hệ luỵ là các cửa hàng ăn phục vụ cho các cá nhân này trưng biển tên tiếng Trung lớn hơn tên tiếng Việt. Mới nhìn qua thì có vẻ như nó không mấy quan trọng bởi suy cho cùng đó là cách thu hút khách của các ông, bà chủ! Tuy nhiên, vấn đề lại không dừng tại đó, người Trung Quốc dù họ là ai đi nữa thì họ cũng đang sống, làm việc trên lãnh thổ Việt Nam, vì thế việc tuân thủ luật và lệ tại nước sở tại là điều tất yếu và không cần bàn cãi nhiều. Trong đó, việc quy định đặt tên biển hiệu đối với các hoạt động dịch vụ của người nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam đã có hẳn một Nghị định điều chỉnh (Điều 23 Nghị định 103/2009/NĐ-CP của Chính phủ (ban hành ngày 6/11/2009) và Điều 33 Nghị định số 75/2010/NĐ-CP của Chính phủ).
Việc vi phạm quy định nói trên của các biển hiệu dịch vụ nói trên mặc dù là một chuyện lớn vì liên quan đến tính chủ quyền và các giá trị đi kèm; tuy nhiên, nhìn nhận công bằng thì đó là lỗi vi phạm của chính những người dân, việc họ vi phạm có thể vì lối nghĩ, sự thiếu hiểu biết hoặc do chính ý đồ của các chủ cửa hàng người Trung Quốc. Nghĩa là lỗi trên có thể quy kết là khách quan nhưng việc có các sai phạm trong lễ gắn biển "Viện Khổng Tử" tại Đại học Hà Nội lại do ý chí chủ quan của những người có chức trách!
Theo phản ánh của Báo Người cao tuổi: "Nhưng tấm biển đó đã vi phạm Điều 23 Nghị định 103/2009/NĐ-CP của Chính phủ (ban hành ngày 6/11/2009) quy định: Biển hiệu phải viết bằng chữ Việt Nam; trường hợp muốn thể hiện tên viết tắt, tên giao dịch quốc tế, tên, chữ nước ngoài phải ghi ở phía dưới, kích thước nhỏ hơn chữ Việt Nam.
Theo Điều 33 Nghị định số 75/2010/NĐ-CP của Chính phủ thì hành vi sau: – Thể hiện trên biển hiệu tên riêng, tên viết tắt, tên giao dịch quốc tế bằng chữ nước ngoài ở phía trên tên bằng chữ Việt Nam; Thể hiện trên biển hiệu tên gọi, tên viết tắt, tên giao dịch quốc tế bằng chữ nước ngoài có kích thước lớn hơn tên bằng chữ Việt Nam sẽ bị phạt tiền từ 3 đến 5 triệu đồng và buộc phải tháo dỡ biển hiệu.
Theo Nghị định 103 của Chính phủ thì biển hiệu này vi phạm cả hai: Đặt chữ Trung Quốc lên trên và to hơn chữ Việt. Đại học Hà Nội sao lại ít chữ vậy? Đề nghị Thanh tra Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch vào cuộc.
(Nghị định được trích từ trang Thư viện pháp luật).
Thử hỏi rằng, du khách quốc tế sẽ nghĩ gì khi thấy (cái lẽ thường mà họ từng chứng kiến ở nhiều nơi khác) một biểu hiện ghi dấu "Chủ quyền" của người Trung Quốc lại có mặt tại một nơi Nhà nước Trung Quốc không được Nhà nước ta cấp làm nơi đặt Trung tâm Lãnh sự hay Đại sứ quán? Nên chăng, cái chúng ta nên làm hiện tại là trả lại cái lẽ thường được quy định trong hai văn bản nói trên!
Phương Nam OP
Tôi nghĩ việc lập viện khổng tử không có gì là bán nước hay không gì ở đây cả, tư tưởng khổng tử là một tư tưởng tốt, nó gắn liền với nét văn hóa á đông nên chúng ta nghiên cứu tư tưởng của khổng tử cũng là làm rõ thêm những nét văn hóa của dân tộc ta thôi, chứ liên quan gì đây mà bảo là đồng hóa hay không nhỉ
Trả lờiXóabạn ak, cái này đang là điều kiện cho bọn chống phá tác động sâu vào người dân hơn đấy bạn ak, nhất là trong thời điểm mà biển Đông đang rất nóng thế này. Vấn đề nữa đó là việc chúng ta quản lý doanh nghiệp, công dân Trung quốc sang làm ăn ở nước ta vẫn còn nhiều vấn đề
XóaTôi nghĩ cái này cũng cần phải xem lại thật, chúng ta cũng có nhiều nhân tài kiệt xuất chứ, sao chúng ta không tập trung nghiên cứu về họ đi, điều nữa đó là trong tình hình hiện này khi quan hệ giữa ta và trung quốc đang có những vấn đề nóng ,nếu làm thế này người dân sẽ nghĩ khác ngay
Trả lờiXóaKhông biết những cán bộ ở trên đang nghĩ gì trong đầu nữa, trong khi biển Đông đanh nóng, thù địch đang kích động người dân tư tưởng Đảng ta theo tàu này nọ, giờ các vị làm thế này nữa khác gì giúp kẻ địch cơ chứ, mà Khổng tử là biểu tượng của trung quốc, văn hóa trung quốc, giờ chúng ta nghiên cứu để làm gì cơ chứ, để áp dụng vào nước ta sao? không cái này tuyệt đối không được
Trả lờiXóaViệc thành lập Viện Khổng Tử ở VN cũng là một việc làm cần thiết và quan trọng để chúng ta có thể tiếp thu văn hóa, văn minh của nhân loại, góp phần hướng con người tới cái thiện, cái nhân văn hơn. Tuy nhiên ta phải có những bước đi nhằm ngăn chặn những ảnh hưởng ko tốt đẹp gì từ trung quốc
Trả lờiXóaTôi nghĩ việc lập viện khổng tử không có gì là bán nước hay không gì ở đây cả, tư tưởng khổng tử là một tư tưởng tốt, nó gắn liền với nét văn hóa á đông nên chúng ta nghiên cứu tư tưởng của khổng tử cũng là làm rõ thêm những nét văn hóa
Trả lờiXóa