THÔNG TIN

Bài viết
Bình luận

ONLINE

Free Global Counter

TRUY CẬP

ALEXA

14 tháng 2 2015

NGHĨ VỀ NGUYỄN BÁ THANH

by An Chiến  |  at  14.2.15

Như một nén tâm nhanh gửi đến một nhân cách vừa bước vào cõi hồng trần!
Tôi có gặp cụ Bá đôi lần. Dù đã từng nhậu, thậm chí từng đánh bài với cụ, nhưng không thân thiết cũng không ân oán. Lúc đó, cụ Bá mới chỉ là anh giám đốc sở đi làm đại biểu Quốc hội. Tôi nhớ mãi, những năm 1994 hay 1995 gì đấy, khi thảo luận về dự luật nghĩa vụ quân sự, cụ Bá có nói: “Đời răng lạ rứa. Giao đất 20 năm, kêu ngắn. Đi nghĩa vụ 2 năm, kêu dài. Dài là dài làm sao?”. Nghe vậy, bọn nhà báo chúng tôi chỉ cười bởi kiểu so sánh khập khiễng.

Từ khi cụ Bá lên làm Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, tôi gần như không tiếp xúc trực tiếp với cụ. Tuy nhiên, lâu lâu cụ vẫn ghé nhà, ngồi lên tivi chém gió rất mạnh. Tôi có cảm giác, cụ càng lên cao thì tôi càng thấy con người này có làm được việc, mạnh dạn, quyết đoán nhưng độc đoán, chuyên quyền, nói năng quá bỗ bã, chưa xứng tầm của một chính trị gia.

Nay cụ Bá đã quy tiên, nhìn lại lòng dân trong những ngày cụ Bá sắp về với “thế giới người hiền”, tôi bỗng thấy hình như mình chưa đánh giá đúng về con người này.Tôi lắng nghe, khắp nơi người ta bàn tán về cụ. Quả là thiên hạ còn nhiều người nói này nói nọ, nhưng lớn hơn cả, xuyên suốt hơn cả vẫn là những tấm lòng bày tỏ sự kính trọng cái ân, cái uy của ông cựu Bí thư Thành ủy Đà Nẵng.

Nhìn những dân người dân Đà Nẵng đón-đưa cụ Bá trong những ngày bệnh hoạn, tôi biết rằng họ nói và nghĩ về cụ dưới nhiều góc độ khác nhau. Có thể ở người này thì chỉ là một câu động viên mộc mạc, thậm chí thô ráp. Ở người nọ là một sự giúp đỡ nho nhỏ. Nhưng dễ thấy nhất vẫn là cống hiến của cụ đối với Đà Nẵng. Cụ là một con người nói được, làm được, hứa là làm rốt rẻng, không như ai đấy nói rồi bỏ đó. Cụ chưa phải là tượng đài, càng không phải là anh hùng dân tộc, nhưng chừng ấy cũng đủ để lại dấu ấn trong lòng dân.

Dân rất công bằng, ai hay, ai dở, dân biết hết. Những người có công, dẫu ở vị trí nào, lớn hay nhỏ thì đều không bị lãng quên. Không phải vô cớ mà đại tướng Võ Nguyên Giáp hay nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt được hàng triệu người tiễn đưa khi các ông “về trời”. Cái phần thưởng vô giá ấy không chỉ dành riêng cho các vị lão quốc công thần, ngay cả một cán bộ bình thường như ông Phan Thế Phương – giám đốc Sở thủy sản Thừa Thiên Huế - khi chết vẫn được người dân phong là “thành hoàng” và lập miếu thờ bởi có công đưa nghề nuôi tôm về Phá Tam Giang, giúp hàng vạn dân chài thoát khỏi cảnh sống bấp bênh trên những chiếc đò con.

Thượng tá Lê Đức Đoàn – CSGT cầu Chương Dương - cũng được người dân Hà Nội chia sẻ tình cảm sâu sắc khi ông về hưu. Trong suốt cuộc đời “đứng đường”, ông cứu được hàng chục người bị tại nạn hoặc có ý định tự tử. Nhưng có lẽ chiến công lớn nhất của ông lại là lối sống đầy tình người, tình đời. Phải như thế nào đó thì người Hà Nội mới thấy luyến tiếc khi qua cầu Chương Dương không còn được “chào bác Đoàn”, “chào chú Đoàn”, “chào anh Đoàn”…

Ngẫm cho cùng, lòng dân là thước đo phẩm chất quan chức. Dù ở cấp gì, cương vị cao hay thấp, nhưng biết quan tâm tới lợi ích của dân, sống chân thành, tử tế thì sẽ được dân tri ân.

Thôi, xin thắp một nén nhang tiễn biệt cụ. 
Tâm Già

1 nhận xét:

  1. lời qua nói đi nói lại con người như thế nào thì nhân dân là người biết rõ nhât,cán bộ thế nào cứ nhìn vào dân là biết thôi,không phải đơn gì một bí thư tỉnh ủy mà đươc nhân dân ái mộ như vậy,sống trên đời cần thế thôi không cần nhiều chỉ cần sồng khi mất đi mà bao nhiêu người thương tiếc bao nhiêu người yêu quý

    Trả lờiXóa

Proudly Powered by Blogger.