THÔNG TIN

Bài viết
Bình luận

ONLINE

Free Global Counter

TRUY CẬP

ALEXA

05 tháng 2 2015

NHẮC LẠI CHUYỆN CŨ: LẠM BÀN VỀ VIỆC THÀNH LẬP VIỆN KHỔNG TỬ

by An Chiến  |  at  5.2.15

Điều mà mọi người tưởng như đã, đang và sẽ biết: đó là Trung Quốc thành lập Viện Khổng Tử ở hơn 100 quốc gia. Và tại Việt Nam, việc thành lập Học Viện Khổng Tử đã diễn ra tương đối chậm chạp. Mãi đến tháng trung tuần 10 năm ngoái, khi Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đến thăm Hà Nội, hai nước mới ký kết một thỏa thuận để thành lập Viện Khổng Tử tại Trường Đại học Hà Nội.

Điều ấy chứng tỏ, một đất nước Việt Nam bé nhỏ, đứng cạnh một nước lớn như Trung Quốc tại sao Viện Khổng Tử ấy thành lập ở hơn 100 quốc gia rồi đến nay Việt Nam mới có? Chứng tỏ, các nhà lãnh đạo VN mềm dẻo trong quan hệ ngoại giao với TQ. Để những học viện Khổng Tử như thế tồn tại ở Việt Nam đòi hỏi những nhà lãnh đạo về tư tưởng và văn hóa phải có sự hiểu biết sâu sắc, một bản lĩnh vững vàng. 

Một lần nữa, xin được nhắc lại rằng: Viện Khổng Tử này đã xuất hiện trên 100 quốc gia, kể cả những nước thù địch với TQ, mối thù địch này còn hơn VN. Với lịch sử 4000 năm của đất nước, đứng bên cạnh 1 nước lớn phải có đường lối ngoại giao đúng đắn, khéo léo, biết nhìn xa trông rộng chứ không phải vì cái tức thời mà làm nguy hại đến sau này. Các thế lực phản động, rận chủ trong và ngoài nước liền nhân cơ hội này rêu rao, bôi nhọ kiểu như “Lãnh đạo Việt Nam ngu dốt quá”… 

Nhưng thực nực cười cho đám người này, chỉ biết nói mà không biết nghĩ. Tại sao, đám rận này không nghĩ, Việt Nam đã dây dưa, kì kèo để Viện Khổng Tử đi qua hơn 100 quốc gia, đến cuối năm 2014 thì mới thành lập tại VN. Chắc chắn rằng, nếu không nhờ vào sự bản lĩnh, khôn khéo trong quan hệ ngoại giao của lãnh đạo VN thì đất nước chúng ta nằm trong danh sách đầu tiên Viện Khổng Tử thành lập.

Và ngay cả 1 số ít người dân chưa hiểu được sâu xa, chỉ mới hiểu phần nổi thì những thái độ phản đối, giãy nạy khi Viện Khổng Tử được thành lập tại trường Đại học Hà Nội đều cho thấy: đó là phản ứng thiếu bình tĩnh, lối suy nghĩ nông cạn, tức thời.

Dù động cơ, mục đích của Trung Quốc không phải như TQ làm khi thành lập Viện Khổng Tử nhưng Việt Nam luôn có bản lĩnh “sống chung với lũ” từ bao đời nay. Tại sao có Trung tâm văn hóa Đức, Pháp, Mỹ…thì không thể có hà cớ gì để ngăn chặn Viện Khổng tử, đặc biệt ở một nước có truyền thống Nho học như Việt Nam.

Những người dân Việt Nam hãy vững tin ở các nhà lãnh đạo của mình, khi sự khéo léo ấy lại được thể hiện khi chọn ĐH Hà Nội là nơi đặt Viện Khổng Tử này. Lý do:

1. Đặt ở Đại học Hà Nội, tại sao lại không đặt ở một trường ĐH khác? Điều này cũng thật là dễ hiểu, ĐH Hà Nội là một trường ĐH có kinh nghiệm đào tạo, có các Khoa như khoa Tiếng Nhật, tiếng Hàn… Trong việc tiếp biến ngoại ngữ, văn hóa các nước, vậy nên khó có trường ĐH nào làm được việc này. Sinh viên trường ĐH Hà Nội cũng có kinh nghiệm trong giao lưu, học hỏi những văn hóa các nước mà không sợ bị hòa tan. Đây phải chăng, lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta đã cân nhắc thật kỹ lưỡng khi chọn ĐH Hà Nội là nơi để Học viện Khổng Tử?

2. Dù thực tế đa phần người VN không thích TQ (đây không phải là cảm nhận bộc phát riêng tư nữa mà qua lịch sử từ trước tới nay đã chứng minh điều này) thì cũng càng phải nhấn mạnh điều này: VN và TQ là hai nước cùng chế độ, là láng giềng của nhau. Bên cạnh đó, TQ là nước lớn, vụ giàn khoan Hải Dương 981 tháng 5/2014 đã làm cho mối quan hệ 2 nước xấu đi từ sau năm 1991 bình thường hóa quan hệ. Vậy, việc để lập Viện Khổng Tử tại ĐH Hà Nội phải chăng là kế “lùi một bước mà tiến 3 bước” của lãnh đạo VN với đất nước có lá cờ nhiều sao vàng nhỏ phục dưới một sao vàng lớn như TQ.

3. Văn hóa – công cụ chiến tranh ngầm, gây hậu quả nặng nề. Nhưng lịch sử 1000 năm Bắc thuộc của dân tộc Việt Nam đã chứng minh cho thế hệ con cháu sau này biết rõ 1 điều rằng: Dù bị đô hộ với thời gian 10 thế kỷ, nhưng dân tộc Việt Nam vẫn không bao giờ bị văn hóa TQ đồng hóa mà VN đã biến những văn hóa của TQ, tiếp thu và tiếp biến những văn hóa tốt đẹp thành của mình, mang một bản sắc rất Việt Nam. 

Tự do tiếp thu nền văn hóa là xu thế tất yếu trong môi trường toàn cầu hóa. Quan trọng nhất, đây là đất nước Việt Nam đoàn kết, đại đoàn kết cùng nhau xây dựng 1 nền tảng văn hóa mang đậm bản sắt Việt thì dù có 100 Viện Khổng Tử đi chăng nữa thì cũng không thể làm lung lay, đồng hóa được văn hóa người Việt, đất Việt với lịch sử 4000 năm dựng và giữ đất nước. Đấy là sức mạnh của một nền văn hóa bản địa phát triển nhưng vẫn giữ gìn được bản sắc dân tộc.

4. Điều cuối cùng, cốt yếu nhất là trên dưới cùng đồng lòng. Lãnh đạo sáng suốt, khéo léo cũng cần ở sự đồng thuận, tin yêu và đoàn kết của toàn dân. Nhân dân ta, đất nước Việt Nam ta bản chất là một đất nước yêu hoàn bình, công bằng, dân chủ, văn minh. 

Tổng hòa những điều trên, đất nước Việt Nam sẽ bình yên đi qua những bão tố văn hóa.
Phương Nam OP

5 nhận xét:

  1. Ngày xưa, từ lúc lập nước tới nay thì ảnh hưởng của văn hóa TQ với nước ta là điều không thể tránh khỏi. Nhất là với một TQ đang ngày càng mạnh hiện nay. Những nước mạnh như ở lục địa già cũng còn chịu ảnh hưởng của nước này huống chi là nước ta. Chấp nhận để quản lý còn hơn để trôi nổi thì hậu quả thật khó lường. Đây là tầm nhìn chiến lược trong hội nhập hiện nay mà nước nào cũng áp dụng!

    Trả lờiXóa
  2. Đây là một vấn đề khó. Những nhận định của tác giả mới chỉ trên phương diện thuận lợi. Vẫn chưa thuyết phục lắm. Dù sao mình cũng không ưa thằng khựa nhưng cũng không phủ nhận những giá trị mà đạo Khổng đem lại. Hy vọng học viện này biết chắt lọc những cái tinh túy để học hỏi

    Trả lờiXóa
  3. Nhân dân ta cùng với ựu lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, cùng quyết tâm cố gắng thì cho dù có thêm vài chục cái Viện này viện nọ thì nó cũng chỉ như một cái hình thức mà thôi, chẳng thể nào ảnh hưởng gì đến chúng ta cả.

    Trả lờiXóa
  4. viện khổng tử đặt ở 100 quốc gia rồi và có có nhiều mâu thuẫn hơn cả Việt Nam ,mà chúng ta lại là nước láng giềng điều đó cho thầy chúng ta đã khôn khéo như thế nào trong các tác đối ngoại ngoại giao,đặt ở đại học hà nội là hợp lý đó lại trường ngoại ngữ có nhiều thứ tiếng như môt trường có nhiều học sinh nươc ngoài vừa thiết lập quan hệ lại vừa được ngoại giao,

    Trả lờiXóa

Proudly Powered by Blogger.