Mọi sự so sánh suy cho cùng đều hướng đến một miền giá trị mà ở đó họ thấy được phần nào sự tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng trong đời sống xã hội. Miền giá trị ấy không phải cứ hiển nhiên có trong mọi phép so sánh ấy, hơn hết nó cần những miền giá trị trung gian mà ở đó tính khách quan và hạt nhân hợp lý được hiện diện tối đa và đầy đủ nhất. Chỉ tiếc rằng, trong câu chuyện khai mở khái niệm "Công an đầu trọc" dưới đây nó đã thiếu tất thảy yếu tố cần và đủ để phép so sánh này được tồn tại và khẳng định mình.
Từ FB Trúc Nguyễn chia sẻ: "Chùa bây giờ hầu hết là Công an đầu trọc thì chúng ta đi chùa chỉ thêm u mê, tăm tối thôi. Phật ở trong tâm. Không phải tìm đâu xa" kèm theo đoạn Link từ Youtube: https://www.youtube.com/watch?v=MFi-x3lSc8A.
Xin được bắt đầu câu chuyện nguyên cớ căn bản của việc ra đời và phát triển các tôn giáo trong xã hội đương đại (Bởi khách thể trong câu chuyện được hướng đến là Phật Giáo). Hầu hết các tôn giáo nói chung ra đời từ sự thúc bách từ cuộc sống, chính sự bế tắc khi đối diện với các hiện tượng khó lí giải trong cuộc sống, sự khó khăn mà sức lực, trí tuệ con người trong một bối cảnh nhất định chưa thể giải quyết được khiến con người tìm đến niềm tin tín ngưỡng và tôn giáo. Họ tìm thấy ở đó một sự giải thoát, một sự thanh thản trong bế tắc mà tạo hoá và cuộc sống vẫn hằng chấp nhận và tin theo. Như vậy, theo cách lí giải này thì tôn giáo có mối liên hệ trực tiếp, thiết thân từ đời sống xã hội để hình thành. Đây cũng chính là nguyên nhân chính khiến dù đã được mầu nhiệm hoá, thần thánh hoá thì mọi tôn giáo đều mang những giá trị căn bản, tốt đẹp từ đời sống nhân sinh vào các triết lý và nhen nhóm nên niềm tin trong đó.
Và như một điều tất yếu, tôn giáo được hình thành từ cuộc sống nên sau đó đối tượng mà tôn giáo hướng đến cũng chính là sự hoá giải các bế tắc, những hiện tượng mà khoa học và nhận thức đơn thuần của xã hội loài người vẫn chưa thể nào giải thích được. Cho nên, mọi ý nghĩ tách tôn giáo ra khỏi cuộc sống chính là đi ngược lại với căn nguyên gốc rễ cũng như giá trị chính tâm mà mọi tôn giáo hướng tới. Chính tính Xã hội bước vào đời sống tôn giáo cũng chính là phương cách để các tôn giáo thu hút thêm tín đồ và phát triển chính mình.
Là tôn giáo có tính quần chúng hoá rất cao, Phật Giáo được biết đến như một điểm đến của nhiều giai tầng, thành phần nghề nghiệp, xuất thân,.... trong xã hội đương đại. Sự xuất hiện của nhiều thành phần, lớp người tin theo cũng như sùng bái và việc giữ được các tầng nấc giá trị phù hợp, phổ biến đã biến Phật giáo trở thành một nơi cư ngụ có tính đại đồng nhất, ít nhất là ở Việt Nam. Và dễ thường, bất cứ ai trong cửa chùa, các am tự, đạo tràng của Đạo Phật đều có thể bắt gặp những mối quan hệ bên ngoài xã hội; đó có thể là một vị quan chức đứng đầu tỉnh, thành phố hay quan chức đến từ một cơ quan nào đó từ Trung ương, đó cũng có thể là một người thị dân tìm chốn nương nhờ sau những năm tháng bon chen, lam lũ cùng cuộc sống mưu sinh nơi phồn hoa đô hội, đó cũng có thể là một sỹ tử sắp sửa bước vào hành trình lớn lao trong cuộc đời (chuyện thi cử). Vì thế, đừng bao giờ ái ngại hay hoài nghi về sự xuất hiện tương đối đa dạng lớp, thành phần người tại những nơi này. Có chăng nó chỉ cho thấy rõ hơn sự dấn thân tương đối rộng rãi của một tôn giáo đã du nhập và đứng chân tương đối lâu tại Việt Nam.
Từ những lí lẽ nói trên, đến đây chúng ta sẽ bắt gặp một điều hết sức hiển nhiên, đó là mối quan hệ qua lại giữa những người đại diện cho Phật giáo và các tín hữu. Đã có một thời kỳ rất dài, các tín hữu đạo Phật đã được huấn thị về giá trị phổ biến của tôn giáo này: Không phải cứ ở chùa, đạo tràng... mới có sự hiện diện của Đạo Phật, Đạo Phật có thể xuất hiện bất cứ đâu miễn là ở đó các giá trị đó phù hợp với các triết lý của tôn giáo này. Để hiện thực và làm sống dậy thứ triết lý được phổ biến hiện nay thì các chức sắc, các nhà tu hành đạo Phật không chỉ truyền dạy lời Phật tại các chùa, đạo tràng.... (gọi tắt là cơ sở vật chất của Phật giáo) mà họ dấn thân đến các địa điểm khác; các hoạt động giao lưu với cộng đồng, với các cơ quan ban ngành... vì thế cũng diễn ra thường xuyên hơn. Vì vậy, không nên bất ngờ và quy chụp Công an đầu trọc nếu xuất hiện một tấm hình chụp chung giữa hai chủ thể này tại một địa điểm đâu đó!
Đó là chưa nói đến, ngoài chuyện giao lưu, gặp gỡ với các chức sắc đạo Phật thì các cơ quan ban ngành đoàn thể khác cũng thường xuyên hướng đến các tôn giáo khác, trong đó phải kể đến đạo Thiên chúa. Hình ảnh dưới đây có thể khiến những ai thích nói theo kiểu nhạo báng vô nghĩa lý phải suy nghĩ và thay đổi.
Đoàn công tác của Bộ Công an tặng hoa chúc mừng Tòa Giám mục Hà Nội nhân dịp lễ Giáng sinh năm 2014.
Đoàn Tổng Giáo phận Hà Nội do Hồng y Nguyễn Văn Nhơn - Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Hà Nội đã đến chúc Tết Bộ Công an.
Đã đến lúc chúng ta nên nhìn nhận rõ ràng rằng: Đó đơn thuần chỉ là mối quan hệ giao lưu mà với trách nhiệm dấn thân cùng xã hội khiến không chỉ Phật giáo mà nhiều tôn giáo khác cũng phải thực hiện. Mọi sự khác biệt hay riêng biệt chỉ khiến cho tôn giáo đó tiến nhanh hơn đến quá trình bị quên lãng và mất dần vai trò của chính mình.
Phương Nam OP
xin lỗi chứ khi con người ta sinh sống, học tập hay làm việc trên lãnh thổ đất nước Việt Nam này, thì mọi thứ đều phải tuân theo pháp luật.
Trả lờiXóavà, chúng ta không phải sống chỉ có riêng bản thân, mà cuộc sống cần có sự giao lưu nữa!
không thể chấp nhận cho được cái khái niệm đó được, dân tộc Việt Nam có những nền văn minh đặc trưng chứ không thể giống dân tộc nào cả.
Xóavà như vậy thì người dân cũng có những quan niệm khác nhau chứ không thể ép buộc được..
Sự gặp gỡ với các chức sắc đạo Phật thì các cơ quan ban ngành đoàn thể khác cũng thường xuyên hướng đến các tôn giáo khác.
Xóađó cũng chính là điều quan trọng có thể giúp cho sự hoàn thiện hơn những tôn giáo đang có ở Việt Nam. và cũng không có gì là lạ khi những tôn giáo này đang được bảo vệ chặt chẽ.
Có gì đáng nói đâu nhỉ? Chỉ là giao lưu thăm hỏi thôi mà. Chắc nhà Trúc Nguyễn chỉ đóng cửa nằm im ở nhà rồi
Trả lờiXóachỉ với những hành động, việc làm như thế thôi mà có thể quy chụp, và dị nghị về việc công an đi chùa ư?
Trả lờiXóaai cũng là con người, và ai cũng có tâm linh, tín ngưỡng của riêng mình. công an đi chùa có gì sai?
Công an đến thăm tòa giáo thì sẽ thành công an giám mục hả? Thằng cha Nguyễn Trúc viết ngu quá
Trả lờiXóaChẳng qua chỉ là trò bôi xấu chế độ mà thôi. Có gì đáng phải lưu tâm đâu
Trả lờiXóabài viết có vẻ phân tích một cách dài dòng và khó hiểu..
Trả lờiXóathế nhưng, chúng ta có thể nhìn nhận sự việc một cách đơn giản, đó là công an đi chùa đâu có gì là sai? có nhiều lí do để công an đi chùa lắm chứu!
cũng chẳng có cái gì cả, khi con người ta đã ghét cái gì thì mọi thứ của họ chúng đều tìm cách bới móc cho dù nó đúng.
Trả lờiXóaĐiều đó đã ăn sâu vào máu của họ rồi thì làm sao mà có thể ngăn cản việc làm của họ cho được chứ.
chỉ với những hành động, việc làm như thế thôi mà có thể quy chụp, và dị nghị về việc công an đi chùa ư?
Xóathực ra mà nói thì cái gì cũng có nguyên nhân của nó nhưng có thể nói mấy cái câu chuyện này cũng chỉ mang tính chất của những con người vì ích kỷ cá nhân chứ có gì.
những khái niệm như thế này cũng chỉ mang tính chất quy chụp chứ chẳng có cái gì đâu mà cho nên có làm thêm cái gì chứ mấy cái này thì quá rồi.
Trả lờiXóachả có hiểu chúng có thể làm được thêm cái gì hơn được không chứ mấy cái này thì xưa quá rồi, cũng chỉ có việc làm của kẻ tiểu nhân chứ có cái gì hơn.
những khái niệm như thế này cũng chỉ mang tính chất quy chụp chứ chẳng có cái gì đâu mà cho nên có làm thêm cái gì chứ mấy cái này thì quá rồi.
Trả lờiXóachả có hiểu chúng có thể làm được thêm cái gì hơn được không chứ mấy cái này thì xưa quá rồi, cũng chỉ có việc làm của kẻ tiểu nhân chứ có cái gì hơn.
những cái khái niệm như thế này cũng chỉ mang tính chất của những kẻ không có suy nghĩ gì cả đâu.
Trả lờiXóacông an đầu trọc: đó chỉ là khái niệm mang tính chất quy chụp chứ chẳng có cái gì cả đâu mà, đó là những việc làm của những kẻ chẳng có cái gì tốt đẹp cả đâu khi chúng cũng không có gì hay ho.
cũng chẳng có cái gì cả, khi con người ta đã ghét cái gì thì mọi thứ của họ chúng đều tìm cách bới móc cho dù nó đúng.
Trả lờiXóaĐiều đó đã ăn sâu vào máu của họ rồi thì làm sao mà có thể ngăn cản việc làm của họ cho được chứ.
chỉ với những hành động, việc làm như thế thôi mà có thể quy chụp, và dị nghị về việc công an đi chùa ư?
Trả lờiXóathực ra mà nói thì cái gì cũng có nguyên nhân của nó nhưng có thể nói mấy cái câu chuyện này cũng chỉ mang tính chất của những con người vì ích kỷ cá nhân chứ có gì.
không thể chấp nhận cho được cái khái niệm đó được, dân tộc Việt Nam có những nền văn minh đặc trưng chứ không thể giống dân tộc nào cả.
Trả lờiXóavà như vậy thì người dân cũng có những quan niệm khác nhau chứ không thể ép buộc được.
Công an cũng 'là một con người, ngoài việc họ đảm bảo hoàn thành công việc của mình thì họ cũng có quyền đi chùa và niệm phật là điều dễ hiểu. Hơn nữa hiễu ở một khía cạnh khác thì phật giáo luôn giáo dục con người ta hướng tới cái thiện, tuy nhiên nhiều kẻ lợi dụng sự tín ngưỡng đó để tuyên truyền những tư tưởng phản động và khi đó công an vào cuộc cũng là điều nên làm và phải làm.
Trả lờiXóa