THÔNG TIN

Bài viết
Bình luận

ONLINE

Free Global Counter

TRUY CẬP

ALEXA

16 tháng 2 2015

XIN ĐỪNG NHÂN DANH "NGHĨA TỬ LÀ NGHĨA TẬN"

by An Chiến  |  at  16.2.15

Hôm nay tình cờ ghé thăm FB của Lê Công Định, được nghe vị Luật sư này nói về một sự kiện đang được đông đảo cộng đồng mạng quan tâm: Trưởng ban Nội Chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh qua đời! Và với những gì tôi biết thì cá tính của Định không cho phép anh ta lặp lại bất cứ cái gì của người khác, kể cả cái cách cảm nhận về một điều anh ta quan tâm, cho nên dễ thường thấy sự khác biệt, không trộn lẫn của Lê Công Định luôn đi kèm với những điều khó hiểu, thậm chí là vô nghĩa, ngược sự đời trong đó. 
Lê Công Định chia sẻ: "Nghĩa tử là nghĩa tận. Ngày cựu hoàng Bảo Đại tạ thế, Bộ Ngoại giao Việt Nam sau khi chia buồn đã lên án những "sai lầm" của ngài lúc đương quyền. Hành động ấy khiến tôi càng thấy rõ bộ mặt bất nhân của chính quyền này.

Vậy nên, tôi mong ông Nguyễn Bá Thanh được yên nghỉ nơi cõi vĩnh hằng. Mọi sự kiện xung quanh ông nên để 30 năm nữa lịch sử sẽ đánh giá lại, sau khi nhiều thông tin được minh bạch hoá. 

Xin ngả mũ tiễn biệt ông".

Xin được nói đến vế nghĩa đã được in nghiêng, đậm, gạch chân: Lẽ thường, trong tình cảnh tang thương không ai trong chúng ta muốn đụng chạm đến những câu chuyện ngoài lề, bởi trong một điều kiện đặc thù nó sẽ vô tình làm cho nỗi đau, sự mất mát đó lớn hơn. Câu chuyện được cho là ngoài lề đó sẽ được nói, được công bố rộng rãi vào một sự kiện thích hợp hơn khi mọi sự nguôi ngoai đã qua đi. Đó là một phần làm nên nét đẹp ý tứ trong truyền thống người Việt từ bao đời nay. Tuy nhiên, sự kiện được Lê Công Định nói đến (sự kiện Cựu hoàng Bảo Đại qua đời) nên chăng cần được nhìn nhận theo từng khía cạnh và chi tiết thì sẽ rõ ràng và tường minh hơn nhiều. 

Sẽ là thừa nếu nói về công - tội của vị vua cuối cùng của Nhà nước Phong kiến tại Việt Nam. Và nói theo cái thang điểm thông thường thì ông vua này xứng đáng 09 tội và 01 phần công. Hay nói cách khác, dù ở trên nhiều cương vị khác nhau nhưng chính cái tư tưởng giành lại những gì của mình, gia tộc mình trong quá khứ đã biến Bảo Đại trở thành một người chưa bao giờ thực tâm cống hiến cho nền quốc dân và Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà. Cái chết của ông Vua này được dõi theo và quan tâm suy cho cùng cũng chỉ vì đó là một sự kết thúc vĩnh viễn của chế độ Phong kiến còn vương sót lại khi chế độ mới đã hình thành. Và đương nhiên, sự quan tâm đó không thể thiếu vắng chủ thể chế độ đương thời, Nhà nước Việt Nam đã thông qua Bộ Ngoại giao đã viếng Cựu hoàng tại nơi an nghỉ cuối cùng. Tôi cho đây đã có thể là điểm dừng của cái gọi là "Nghĩa tử là nghĩa tận". Bỏ qua những bất đồng, thậm chí là mối thâm thù giai cấp, những người đại diện cho chế độ mới đã đến viếng, đến để tiễn biệt một con người lúc lâm trung chứng tỏ những uẩn khúc từ quá khứ đã nhường đường cho giá trị Việt này hiện sinh. Nên chăng, việc nhìn nhận điều này nên dừng lại đây và xem chừng nó đã phù hợp với những gì mà Lê Công Định đang nhân danh. 

Chi tiết tiếp theo (sau khi chia buồn đã lên án những "sai lầm" của ngài lúc đương quyền) phải chăng nên xem đó là cái cách ứng xử của một chế độ, một Nhà nước đối với người từng gây nên biết bao tổn thất lớn lao đối với chính họ. Mỗi một Nhà nước luôn có cái cách bảo vệ chính mình nhưng mẫu số chung của họ chính là liên tục phủ nhận đi những giá trị từng bị chính mình loại bỏ do tính lạc hậu và đi ngược lại với quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc của các chủ thể trong đó. Đến đây không còn là địa hạt để giá trị văn hoá có thể tiếp tục được thể hiện và kết thúc một sứ mệnh. 

Tuy nhiên, lí giải việc chính quyền đương nhiệm trong nước khi đến viếng cựu hoàng Bảo Đại đã lên án các sai lầm của ông vua này trong quá khứ sẽ thiếu sót nếu không nói đến tính chân thực đối với một con người mà từ lí lịch đã biến mình không còn là cá thể đơn thuần - đại diện cho một chế độ. Không ai dám khẳng định rằng, trong số những con người hiện tại sẽ có người chưa từng nghe tới cựu hoàng Bảo Đại, dĩ nhiên chuyện công - tội càng trở nên xa vời hơn tất thảy. Vậy thì nghĩa vụ của chế độ đương thời chính là trả lại cho lịch sử sự phồn thực và khách quan nhất của nó. Nghĩa là thông qua cách ứng xử đối với ông vua cuối cùng này để thông báo cho thế hệ đương thời, hậu thế mãi về sau biết về ông vua. Tôi nghĩ rằng, đó là quyền lợi của những con người thiếu vắng thông tin và dĩ nhiên đó cũng là nghĩa vụ của cả một chế độ đương thời nếu không muốn lịch sử bị nhuốm màu khó hiểu, thật - giả lẫn lộn chỉ vì nhăm nhăm thực hiện cho xong cái triết lý 'Nghĩa tử là nghĩa tận". Xin thưa rằng, Lịch sử luôn có những khúc quanh nhưng trách nhiệm của chúng ta là làm sáng rõ những khúc quanh đó, trả lại sự thật những gì thuộc về nó. Vì thế, nên rạch ròi chuyện đến viếng - chuyện lên án một cá nhân, đó cũng là cách nhanh nhất chúng ta đi đến tận cùng của một giá trị đích thực./.
Phương Nam OP

12 nhận xét:

  1. không nên liên tưởng theo cách đó!
    mà làm người, có ai mà không có sai lầm, có ai mà không mắc phải lỗi chứ? thế nhưng, người như ông Thanh làm nguwoif ta nhớ đến, biết ơn đến nhiều hơn những gì mà ông đã làm không đúng!

    Trả lờiXóa
  2. mỗi một con người đều có những điểm mạnh, điểm yếu, đều có những điều đã làm được và chưa làm được!
    và ông Nguyễn Bá Thanh cũng vậy! nhưng, thử hỏi bất kì một người dân nào đó mà xem, xem họ nghĩ gì và nhớ gì khi nhắc tới ông Thanh?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. việc làm đó của chúng có thể chày cối mà thực hiện được mãi hay sao không chứ, xin đừng có làm thêm cái gì nhé. Bán nước ở đây là ai, ai mới thực sự là bán nước? Các Vị nói Hoàng Sa, Trường Sa bị Đảng Cộng Sản bán cho TQ, nhưng xin thưa rằng Hoàng Sa mất từ trong tay ai, ai mới là người ném bỏ nó cho TQ, chẳng phải đó là VNCH sao.

      Xóa
  3. Tên Định lại đi làm nghề khóc thuê như mấy ông thợ kèn sao. Có được ai trả tiền không. Hay là trò nước mắt cá xấu. Ông cũng không đủ tư cách để làm việc này mà.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. phải chăng chúng không có làm được cái gì hơn ngoài mấy việc làm chẳng đâu ra đâu thế thì có thể chấp nhận cho được không chứ, những việc làm đó của chúng có thể chấp nhận cho được không chứ. Chả có hiểu chúng có thể làm được cái gì thêm hơn không.

      Xóa
  4. mấy thằng bố láo thật giả nhân giả nghĩa ,nghĩa tử là nghĩa tận cái gì chứ,chúng chỉ là lợi dụng chuyện này để lấy lòng mọi người sau đó chĩa mũi dùi vào nhà nước đổ lỗi tất cả cho nhà nước ,sau đó còn nói những lời không tốt đẹp.mọi người hãy nhìn kỹ lại bộ mặt thật của hắn nhá,chúng chỉ là lũ ăn bám không hơn không kém mà thôi.

    Trả lờiXóa
  5. phải chăng chúng không có làm được cái gì hơn ngoài mấy việc làm chẳng đâu ra đâu thế thì có thể chấp nhận cho được không chứ, những việc làm đó của chúng có thể chấp nhận cho được không chứ. Chả có hiểu chúng có thể làm được cái gì thêm hơn không. bản chất của chúng cũng chỉ có thế thì làm sao có thể hơn được cái gì trong cái thế giới này?.

    Trả lờiXóa
  6. Không ai dám khẳng định rằng, trong số những con người hiện tại sẽ có người chưa từng nghe tới cựu hoàng Bảo Đại, dĩ nhiên chuyện công - tội càng trở nên xa vời hơn tất thảy. tuy nhiên không thể chấp nhận cho ai thực cái trò khốn đi ngược lại lợi chung được, thế thì khó có thể chấp nhận cho được đâu.

    Trả lờiXóa
  7. với thế giới công nghệ hiện đại thì chúng có thể làm bất cứ việc làm nào có thể thực hiện được âm mưu chống phá của chúng và cũng không từ bất cứ thủ đoạn nào đâu. việc làm đó của chúng cũng chỉ có thế thôi chứ có làm được cái trò gì hơn đâu. không có cái gì mà chúng không làm được cả và việc đổi trắng thay đen cũng chính việc làm quen thuộc quá rồi.

    Trả lờiXóa
  8. với thế giới công nghệ hiện đại thì chúng có thể làm bất cứ việc làm nào có thể thực hiện được âm mưu chống phá của chúng và cũng không từ bất cứ thủ đoạn nào đâu. việc làm đó của chúng cũng chỉ có thế thôi chứ có làm được cái trò gì hơn đâu. không có cái gì mà chúng không làm được cả và việc đổi trắng thay đen cũng chính việc làm quen thuộc quá rồi.

    Trả lờiXóa
  9. việc làm đó của chúng có thể chày cối mà thực hiện được mãi hay sao không chứ, xin đừng có làm thêm cái gì nhé. Bán nước ở đây là ai, ai mới thực sự là bán nước? Các Vị nói Hoàng Sa, Trường Sa bị Đảng Cộng Sản bán cho TQ, nhưng xin thưa rằng Hoàng Sa mất từ trong tay ai, ai mới là người ném bỏ nó cho TQ, chẳng phải đó là VNCH sao.

    Trả lờiXóa
  10. phải chăng chúng không có làm được cái gì hơn ngoài mấy việc làm chẳng đâu ra đâu thế thì có thể chấp nhận cho được không chứ, những việc làm đó của chúng có thể chấp nhận cho được không chứ. Chả có hiểu chúng có thể làm được cái gì thêm hơn không. bản chất của chúng cũng chỉ có thế thì làm sao có thể hơn được cái gì trong cái thế giới này?.

    Trả lờiXóa

Proudly Powered by Blogger.